Đề bài: Viết một đoạn văn về một buổi biểu diễn nghệ thuật.
Thứ bảy vừa rồi, bố mẹ đưa em đến rạp xiếc thú đến từ thành phố Hồ Chí Minh để xem những tiết mục ngộ nghĩnh độc đáo.
Buổi biểu diễn thu hút rất nhiều khán giả, các chỗ ngồi đều chật kín người. Mở đầu buổi biểu diễn, người dẫn chương trình xuất hiện gửi lời chào thân ái và lời giới thiệu chương trình tới khán giả. Có rất nhiều những tiết mục hay, hấp dẫn. Nhưng em thích nhất tiết mục ảo thuật cưa đôi người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Một cô gái rất xinh đẹp bước vào trong hòm gỗ, cô gái ấy tên là Thảo Hiền. Nhà ảo thuật tên là Lê Minh, chú ấy đóng hòm vào rồi dùng một chiếc cưa thật sắc cưa hòm thành ba phần, người của cô gái cũng bị cưa ra. Nhưng thật kì lạ, sau khi ghép cái hòm đó lại nhà ảo thuật phù phép làm cho cô gái trở lại bình thường. Cô duyên dáng bước ra ngoài trong tiếng reo hò và tràng pháo tay giòn giã của khán giả.
Khán giả ra về trong niềm vui phấn khởi, hân hoan. Em rất khâm phục những nghệ sĩ tài tình đã cống hiến những tiết mục vô cùng hấp dẫn cho khán giả.
Đề bài:Kể về một ngày hội mà em biết
1. Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Ông Chưởng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000 m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu Dinh Ông. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội xã em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
   Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
2. Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rớc đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Kể về quê hương em
1. Đất nước VN xinh đẹp của chúng ta vốn nổi tiếng với đường bờ biển dài. Đi từ Bắc tới Nam, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều bãi biển đẹp. Nhưng quả là một thiếu sót nếu không nhắc tới Nha Trang - một thành phố biển nổi tiếng với những bãi biển dài và đẹp.
Những bãi cát trắng trải dài bước đi thật êm ái. Bãi biển trồng rất nhiều dừa, những cây dừa trải dọc bờ biển đều đang dang cánh tay dài rộng để đón gió. Bờ biển con cong mềm mại, thoai thoải dần xuống chỗ mép sóng. Em như bị choáng ngợp bởi một không gian toàn màu xanh. Đó là màu xanh trong vắt của nước biển như có thể nhìn thấy cả những đàn cá bơi lội phía dưới, màu xanh của bầu trời, của dãy núi phía xa xa. Mặt trời chiếu xuống mặt biển càng làm nó thêm lung linh, màu xanh của nước như màu xanh tinh khiết của ngọc. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Những con sóng cứ nối đuôi nhau xô vào bờ không dứt như những đứa trẻ chơi đùa không biết mệt. Ở phía xa khơi, lại thấy thấp thoáng vài con thuyền đang đánh cá, cánh buồm trắng cứ nhấp nhô, nhấp nhô. Bãi biển thu hút rất đông khách du lịch, cả trong nước lẫn ngoài nước, tất cả đều trầm trồ trước vẻ đẹp của tạo hóa kì diệu. Ôi biển Nha Trang thật là đẹp!
2. Trên đất nước Việt Nam
nguon VI OLET