Bµi dù thi t×m hiÓu

"THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG SƠN"

Hä Vµ Tªn : TrÇn ThÞ Trµ

§¬n vÞ tr­êng TiÓu häc Nam Thanh

 

 Câu 1: Thân thế đồng chí Lê Hồng Sơn:

 

Đồng chí Lê Hồng Sơn tên thật là Lê Văn Phan, simh ngày 29 tháng 6 năm 1899 tại làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu (nay là xã Xuân Hòa), huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Đồng chí sinh ra lúc Phong trào chống Pháp của Phan Đình Phùng vừa thất bại, Phan Bội Châu đang tập hợp lực lượng chuẩn bị cho cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng mới. Quê hương Nam Đàn đã trở thành nơi quy tụ của các văn thân, sĩ phu yêu nước.

Thân phụ đồng chí Lê Hồng Sơn là nhà nho Lê Văn Hành, có tinh thần chống Pháp, thi đỗ cử nhân nhưng ko ra làm quan mà ở lại quê nhà dạy học và làm ruộng. Ông rất hâm mộ tài đức của Phan Bội Châu và thường xuyên khuyên bảo con cháu theo gương các nhà ái quốc, làm điều ích nước lợi dân.

Những lời dạy bảo của cha cùng tiếng vang của Phong trào yêu nước sục sôi từ những năm đầu của thế kỉ XX đã để lại trong tâm trí Lê Văn Phan những ấn tượng sâu sắc.

Vừa đến tuổi thanh niên thì thân phụ qua đời, Lê Văn Phan phải bỏ học, ở nhà giúp mẹ. Công việc đồng áng và cuộc sống nông thôn giúp anh gần gũi, đồng cảm với nhân dân lao động.  Văn thơ yêu nước và những làn điệu phường vải, ví dặm phản ánh những khát vọng sâu xa và chứa chan tình yêu quê hương đất nước đã làm nảy nở ở Lê Văn Phan những tình cảm cao đẹp, thôi thúc anh ham hở nhập đoàn tráng niên theo tiếng gọi của Phong trào Đông du, bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng.

1

 


 

Câu 2: Những hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Hồng Sơn từ năm 1920- 1924:

- Năm 1920 Lê Hồng Sơn được ông Ngô Quảng, 1 thủ lĩnh của nghĩa quân trong phái bạo động của Hội Duy tân chọn sang Xiêm (Thái Lan) cùng với Hồ Tùng Mậu, Đặng Xuân Thanh, Đặng Quỳnh Anh,…Tại Xiêm, Lê Hồng Sơn hoạt động tại Trại Cày ở bản May, tỉnh NaKhon, sau đó chuyển lên Trại cày ở Bản Thầm, tỉnh Phi Chịt- 1 cơ sở cách mạng do cụ Phan Bội Châu xây dựng sau khi Phong trào Đông du thất bại

- Thấy Lê Hồng Sơn là 1 thanh niên yêu nước, có chí lớn, ông Đặng Thúc Hứa- người phu trách Trại Cày ở Bản Thầm gửi đồng chí sang học trường quân sự Hải Nam của chính phủ Tôn Trung Sơn, nhưng khi đến nơi trường vừa bị đóng cửa, Lê Hồng Sơn sang Quảng Châu rồi lên Hàng Châu tìm gặp Phan Bội Châu.

- Sau 1 thời gian , đồng chí được cụ Phan Bội Châu giới thiệu trở lại Quảng Châu hoạt động và đựoc giao nhiều nhiệm vụ quan trọng như: làm phái viên giao thiệp với Nhật để mua vũ khí, sang Thái Lan và về nước gặp các sĩ phu để quyên góp tiền bạc, vận động lực lượng ra nước ngoài học tập làm cách mạng

- Năm 1922, với tên mới là Lê Tản Anh, Lê Hồng Sơn đã dùng súng ngắn trừ khử tên phản bội Phan Bá Ngọc trong 1 đêm hội.

- Năm 1923, Lê Hồng Sơn cùng Hồ Tùng Mậu và 1 số đồng chí khác chủ trương tách khỏi họa động của Phan Bội Châu tập hợp nhau lại thành lập tổ chức Tâm tâm xã.

- Năm 1924Lê Hồng Sơn hỗ trợ cho Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Pháp Merlin ở khách sạn Victoria, Sa Diện, Quảng Châu, nhưng vụ mưu sát không thành, Phạm Hồng Thái đã hy sinh, nhưng sự kiện này đã "báo hiệu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân".

- Tháng 5/1924, Lê Hồng Sơn và 1 số thanh niên trong tổ chức Tâm tâm xã vào học trường quân sự Hoàng Phố. Tại đây Lê Hồng Sơn bắt liên lạc với đ/c Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao tinh thần yêu nước của Lê Hồng Sơn và các  bạn trẻ, đồng thời chỉ rõ con đường cứu nước duy nhất đúng đắn là con đường theo cách mạng vô sản.

1

 


Câu 3: Vai trò của đồng chí Lê Hồng Sơn đối với tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và cuộc vận động thành lập đảng theo đường lối của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc:

Năm 1925 tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội thành lập, Lê Hồng Sơn là 1 trong 4 người chủ chốt của tổ chức Thanh niên và là thành viên của nhóm Cộng sản đoàn- hạt nhân của tổ chức và trở thành 1 trợ thủ đắc lực của Nguyễn Ái Quốc: Lê Hồng Sơn cùng Nguyễn Ái Quốc xuất bản tờ báo "Thanh niên"(6/1925), tổ chức mở lớp huấn luyện chính trị tại nhà số 13, đường Văn Minh, Quảng Châu và cũng là 1 thành viên của "Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông", thuộc Đông phương bộ của Quốc tế cộng sản và là ủy viên "chưởng ấn" (người giữ con dấu) của chi hội Việt Nam

Vào 4/1927 Lê Hồng Sơn và một số cán bộ cách mạng Việt Nam bị Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tháng 10/1927 trước sự phản đối của dư luận, Lê Hồng Sơn được trả lại tự do, ông cùng 1 số cán bộ trong tổng bộ Hội Thanh niên phải lánh sang Hương cảng (Hồng Kông) tiếp tục mở lớp huấn luyện cho CB từ trong nước mới sang.

Đầu năm 1929, Lê Hồng Sơn cùng những người lãnh đạo trong Tổng bộ họp bàn việc chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Tháng 5/1929 Tổng bộ Thanh niên triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc tại Hồng Kông. Trong các cuộc họp trù bị và chính thức, 1 số đại biểu đề nghị phải thành lập Đảng cộng sản, Lê Hồng Sơn tán thành ý kiến này nhưng cho rằng chưa phải là lúc này vì chưa đủ điều kiện.

Năm 1929, do yêu cầu của Phong trào cách mạng, ở Việt Nam đã lần lượt ra đời các tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (8/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929). Đồng chí Lê Hồng Sơn gia nhập An Nam cộng sản Đảng.

Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan sang Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập ĐCS Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Lê Hồng Sơn là 1 trong những người đã tích cực giúp đỡ đồng chí Nguyễn Ái Quốc truyền bá những văn kiện thành lập Đảng xuống cơ sở.

Sau Hội nghị thành lập Đảng, Lê Hồng Sơn được Đảng phân công ở lại hoạt động trong chi hội Việt Nam của Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. Đồng chí đổi tên là Lê Bạt Quần tìm gặp các nhà cách mạng Việt Nam đang ở Trung Quốc để thuyết phục họ hoạt động theo tinh thần Chính cương, Sách lược vắn tắt của ĐCS Việt

1

 


Nam 

 

Câu 4: Nh÷ng lÇn ®æi tªn vµ c¸c cuéc trõng ph¹t cña Lª Hång S¬n

        Trong 13 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Hồng Sơn còn có nhiều tên gọi, bí danh khác, ví dụ như:

-               Lê Tản Anh khi hoạt động ở Hàng Châu

-               Lê Hưng Quốc khi hoạt động ở Nhật

-               Võ Hồng Anh khi học ở trường võ bị Hoàng Phố

-               Võ Nguyên Trinh khi ở Quảng Châu

-               Hồ Thiện Đông, Lê Thiếu Tố khi ở Thượng Hải, Vân Nam

-               Đỗ Trí Phương, Lê Bạt Quần khi hoạt động ở Hương Cảng

              Lê Hồng Sơn đã tham gia các cuộc trừng trị bọn phản cách mạng:

-         Năm 1922 với tên là Lê Tản Anh, Lê Hồng Sơn đã dùng súng ngắn trừ khử tên phản bội Phan Bá Ngọc trong 1 đêm hội

-         Năm 1926. Lê Hồng Sơn cùng với Lê Hồng Phong tham gia hỗ trợ cho Phạm Hồng Thái trong vụ ám sát tên toàn quyền Méc-lanh tại khách sạn Vich-to-ri-a ở Sa Điện, Quảng Châu (Trung Quốc) vào ngày 19/6

-         Ngày 14/1/1927 với tư cách là đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc, Lê Hồng Sơn xung phong hạ thủ tên chỉ điểm của thực dân Pháp là Kiêm Quang Ích

     * Tinh thần của Lê Hồng Sơn trong nhà tù Tưởng Giới Thạch và sự hy sinh của đồng chí:

-         Năm 1931, đồng chí Lê Hồng Sơn bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong nhà lao, đồng chí đã tuyệt thực để phản đối việc bắt giam người vô cớ của nhà cầm quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và không ngừng đấu tranh chống lại những luận điệu vu khống của bọn phản động. Sau khi được ra tù, đồng chí bị trục xuất khỏi Trung Quốc, Lê Hồng Sơn tiếp tục qua Miến Điện (Mi-an-ma), Xiêm (Thái Lan) tìm gặp các cán bộ Việt Nam, cuối cùng trở lại Thượng Hải tiếp tục hoạt động cách mạng.

-         Sau vụ rải truyền đơn kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5/1932, đồng chí Lê Hồng Sơn bị nhà đương cục Thượng Hải - TQ bắt giam. Ngày 25/9/1932, chính quyền Tưởng Giới Thạch giao cho thực dân Pháp ở Đông Dương. Cuối năm 1932, đồng chí bị thực dân Pháp đưa về nhà lao Vinh (Nghệ An). Tòa án Nam triều tại Nghệ An đã kết án tử hình đồng chí

1

 


      Trong thời gian bị giam ở nhà lao Vinh, đồng chí vẫn bình tĩnh, lạc quan, trnh thủ thời gian truyền lại kinh nghiệm hạot động cách mạng cho các bạn tù và vẫn luôn theo dõi Phong trào cách mạng của quê hương và rất phấn khởi khi được nghe anh em trong tù kể về Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Đồng chí khuyên mọi người hãy giữ vững niềm tin sắt đá, tiếp tục sự nghiệp cách mạng.

     Ngày 20/2/1933 (26 tháng Giêng năm Quý Dậu), bản án tử hình Lê Hồng Sơn đã thi hành tại quê nhà - làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, Nghệ An khi đồng chí mới bước sang tuổi 34.

    Thi hài đồng chí được nhân dân chôn cất tại rú Tán, mãi đến năm 1956, mộ Lê Hồng Sơn mới được cải táng về nơi xử bắn. Qua nhiều lần tôn tạo, tu sửa, hiện nay khu mộ đồng chí Lê Hồng Sơn trở thành nơi tưởng niệm của Đảng và nhân dân địa phương trong dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn

 

Câu 5: §«i ®iÒu suy nghÜ

B¶n th©n lµ ng­êi gi¸o viªn nh©n d©n thÕ hÖ Hè ChÝ Minh, ®­îc sèng trong kh«ng khÝ hoµ b×nh, ®­îc thõa h­ëng kÕt qu¶ cña c¸ch m¹ng kh«ng quªn ®­îc nh­ng cèng hiÕn hi sinh cña c¸c thÕ hÖ cha anh, lu«n tù hµo vÒ truyÒn thèng d©n téc vµ lu«n t×m c¸ch truyÒn t¶i nh÷ng gi¸ trÞ ®ã cho c¸c thÕ hÖ häc sinh. Qua ®©y, b¶n th©n còng ph¶i trau dåi h¬n n÷a, cã ®­îc b¶n lÜnh v÷ng vµng kh«ng nao nòng tr­íc nh­ng khã kh¨n thö th¸ch xøng ®¸ng víi c¸c hi sinh cña thÕ hÖ ®i tr­íc, thËt sù xøng ®¸ng lµ nhµ gi¸o c¸ch m¹ng x· héi chñ nghÜa

 

1

 

nguon VI OLET