CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH

CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

TỔNG ĐIỂM

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

TNKQ

TNTL

TNKQ

TNTL

TNKQ

TNTL

Một số tính chất của đất trồng.

 

1 đ

 

2 đ

 

 

3 đ

Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

 

 

 

 

3 đ

Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.

 

1,5 đ

 

1,5 đ

 

 

3 đ

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.

 

 

 

 

 

1 đ

1 đ

 

TỔNG SỐ

 

3,5 đ

 

5,5 đ

 

1 đ

10.0 đ

 

MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn: Công Nghệ 10

Năm học 2014-2015


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015

MÔN: CÔNG NGHỆ 10

THỜI GIAN: 45 phút

Đề 1

Câu 1: Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Nêu một số ví dụ về ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất. (3đ)

Câu 2: Nêu những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất? (3đ)

Câu 3: Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học. (3đ)

Câu 4: Nêu ý nghĩa thực tế của việc bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. (1đ).

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015

MÔN: CÔNG NGHỆ 10

THỜI GIAN: 45 phút

Đề 2

Câu 1: Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất. (3đ)

Câu 2: Nêu nguyên nhân hình thành và những tính chất chính của đất xám bạc màu. (3đ)

Câu 3: Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hữu cơ. (3đ)

Câu 4: Thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón? (1đ)

 

 

 


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015

MÔN: CÔNG NGHỆ 10

ĐỀ 1

Câu 1:

- Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính của đất do nồng độ của H+ OH- quyết định. (1đ)

- Ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất:

+ Dựa vào phản ứng dung dịch đất người ta bố trí cây trồng cho phù hợp. (1đ)

+ Bón phân, bón vôi để cải tạo độ phì nhiêu cho đất. (1đ)

Câu 2: Những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất

- Biện pháp công trình: Làm ruộng bậc thang, thềm cây ăn quả. (1đ)

- Biện pháp nông học:

+ Canh tác theo đường đồng mức, trồng cây thành băng. (0,5đ)

+ Bón phân hữu cơ kết hợ với phân khoáng. (0,5đ)

+ Luân canh và xen canh gối vụ. (0,5đ)

+ Canh tác nông lâm kết hợp, trồng cây bảo vệ đất đặc biệt là rừng đầu nguồn. (0,5đ)

Câu 3:

- Đặc điểm của phân hóa học:

+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. (0,5đ)

+ Dễ hòa tan (trừ lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. (0,5đ)

+ Bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm dễ làm cho đất hóa chua. (0,5đ)

- Cách sử dụng của phân hóa học:

+ Phân đạm, kali dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên dùng để bón thúc là chính, có thể bón lót với lượng nhỏ. (0,5đ)

+ Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót. (0,5đ)

+ Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc. (0,5đ)

Câu 4:

Ý nghĩa thực tế của việc bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ:

- Bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ vào đất có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy và phân giải chất hữu cơ trong đất thành các hợp chất khoáng đơn giản mà cây có thể hấp thụ được. (1đ)


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015

MÔN: CÔNG NGHỆ 10

ĐỀ 2

Câu 1:

- Độ phì nhiêu của đất: Là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao. (1đ)

- Biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu cho đất:

+ Xây đựng hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới, tiêu hợp lí. (0,5đ)

+ Cày xới, bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí. (0,5đ)

+ Bón vôi cải tạo đất. (0,5đ)

+ Luân canh cây trồng. (0,5đ)

Câu 2:

- Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

+ Do địa hình dốc. (0,5đ)

+ Do tập quán canh tác lạc hậu. (0,5đ)

- Những tính chất chính của đất xám bạc màu:

+ Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, thường bị khô hạn. (1đ)

+ Đất chua hoặc rất chua. Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn. (1đ)

+ Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu. (1đ)

Câu 3: Đặc điểm và cách sử dụng phân hữu cơ

- Đặc điểm:

+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng và vi lượng. (0,5đ)

+ Có thành phần và tỉ lệ dinh dưỡng không ổn định. (0,5đ)

+ Có hiệu quả chậm. (0,5đ)

+ Bón phân hữu cơ liên tục nhiều năm không làm hại đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. (0,5đ)

- Cách sử dụng: Dùng để bón lót là chính, trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục. (1đ)

Câu 4:

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón là nghiên cứu khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các loại phân bón khác nhau như phân vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ,...phục vụ cho sản xuất nông , lâm nghiệp. (1đ)

nguon VI OLET