PGD-ĐT BẾN CÁT                            ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

TRƯỜNG THCS TVT                                         NĂM HỌC: 2011-2012

                                                                             MÔN THI: NGỮ VĂN 9

                                                                                    THỜI GIAN: 90’

 

 

        I.  MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA:

            -  Nhằm đánh giá chất lượng dạy và học, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong

chương trình HKI  môn Ngữ văn theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, TLV với những nội dung cơ bản

   -  Nhằm đánh giá năng lực đọc - hiểu, cảm thụ và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

      Hình thức kiểm tra: 100 % tự luận

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

      Theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình văn 9- HKI

 

 

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

 

Tổng cộng

 

 

 

Mức độ thấp

Mức độ cao

 

1.Đọc hiểu văn bản

- Thơ và truyện trung đại.

- Thơ và truyện hiện đại

Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật một bài thơ, đoạn thơ.

(Truyện Kiều, Lục Vân Tiên)

Hiểu giá trị nội dung và tình huống của đoạn trích (tác phẩm) văn xuôi đã học

  (Làng, Lặng lẽ Sapa, Chiếc lược ngà)

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 1

Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 0

Số điểm:0

Tỉ lệ: 0 %

Số câu: 0

Số điểm:0

Tỉ lệ: 0 %

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

 Tỉ lệ: 15 %

2. Tiếng Việt

- Các phương châm hội thoại.

- Các biện pháp tu từ

 

Nhớ dịnh nghĩa về các phương châm hội thoại, các BPTT.

 

Xác định dược và hiểu giá trị của các BPTT

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 0

Số điểm:0

Tỉ lệ: 0 %

Số câu: 1

Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 0

Số điểm:0

Tỉ lệ: 0 %

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15 %

3. Tập làm văn

- Ngôi kể

- Viết bài tự sự có kết hợp miêu tả, nghị luận và nội tâm.

 

Hiểu tác dụng của việc chọn ngôi kể trong tác phảm (Làng, Lặng lẽ Sapa. Chiếc lược ngà)

 

Viết bài văn tự sự. chuyển ngôi kể qua các bài thơ, câu chuyện

(Chuyển nội dung bài thơ “Ánh trăng” thành câu chuyện)

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 0

Số điểm: 0

Tỉ lệ: 0 %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 0

Số điểm: 0

Tỉ lệ: 0 %

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60 %

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70 %

Tổng s câu

Tổng s điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 2

Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 %

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60 %

Số câu: 6

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

                                                       N: NGỮ VĂN 9

                                                      THỜI GIAN: 90’ (không kể thời gian phát đề)

 

Điểm

Lời phê của GV

Chữ kí GT

 

 

 

 

                                                      ĐỀ

    Câu 1  Trình bày gía trị nội dung và nghệ thuật “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. (1đ) 

   Câu 2  Nêu tình huống truyện ngắn “Làng” của Kim Lân . (0,5đ)

   Câu 3  Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Thế nào là phương châm về lượng?(1đ)

    Câu 4  Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng (0,5đ)

                                 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                                 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

   Câu 5  Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được kể theo ngôi nào? Việc

                chọn ngôi kể đo có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung? (1đ)

    Câu 6  Hãy chuyển nội dung bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy thành một câu chuyện. (6đ)

 

                                                                   ------Hết------

 

 

                                              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                      ĐÁP ÁN

 

1. Nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều

- Nội dung:

   + Giá trị hiện thực: Phản ánh chân thực bộ mặt xã hội Phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người và số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa, đức hạnh.

   + Giá trị nhân đạo: Đề cao tài năng nhân phẩm, thể hiện niềm cảm thông, ước mơ, khát vọng của con người.

     - Nghệ thuật: thành công về ngôn ngữ, thể loại, bố cục, kết cấu, nghệ thuật tự sự, miêu tả cảnh tự nhiên, tả cảnh ngụ tình.

2. Tình huống truyện: Đặt ông Hai vào tình huống nghe tin làng theo giặc để bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của nhân vật.

3. Kể tên 5 phương châm hội thoại:

   - Phương châm về lượng

   - Phương châm về chất

   - Phương châm quan hệ

   - Phương châm cách thức

   - Phương châm lịch sự.

+ Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói có nội dung, không thiếu, không thừa.

4. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ. Qua hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ thứ 2 cho ta thấy được sự cao cả, vĩ đại của Bác đồng thời thể hiện sự tôn kính của tác giả đối với Bác

5. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được kể theo ngôi thứ nhất, đặt lời kể vào nhân vật bác Ba, bạn ông Sáu, người chứng kiến câu chuyện để tăng độ tin cậy, tăng tính khách quan cho câu chuyện.

6.  Bài làm đảm bảo những ý cơ bản sau:

   - Ngôi kể thứ nhất: xưng tôi.

   - Đảm bảo trình tự câu chuyện.

   - Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, độc thoại nội tâm và nghị luận.

● Về nội dung:

  - Sự gắn bó  của người với vầng trăng trong quá khứ (tuổi thơ và thời chiến tranh).

  - Sự gắn bó  của người với vầng trăng hiện tại thời hòa bình.

  - Cảm xúc và suy gẫm của nhân vật tôi khi gặp lại vầng trăng.

      

                                                                                          GVBM: Hồ Mộng Thúy

nguon VI OLET