ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Bộ phận được coi như phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta là

A. lãnh hải.  B. đặc quyền kinh tế.  C. nội thủy.  D. tiếp giáp lãnh hải.

[

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng nhất về công nghệ hiện đại?

A. Là công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới, hàm lượng kỹ thuật cao.

B. Là công nghệ mà ở đó con người được thay thế bằng máy móc.

C. Trong các ngành công nghệ hiện đại, tất cả các khâu đều tự động hóa.

D. Đặc điểm nổi bật trong công nghệ hiện đại là sản xuất dây chuyền.

[

Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí

A. thuộc châu A                               B. nằm ven biền Đông, phía tây Thái Bình Dương

C. nằm trong vùng nội chí tuyền      D. nằm trong vùng khí hậu gió mùa

 [

Câu 4. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta những năm gần đây là

A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc             B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc

C. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản         D. Thái Lan, Lào, Campuchia

[

Câu 5. Một trong những đc trưng nổi bật của ngưi lao động Nhật Bản là

A. Không có tinh thần đoàn kết.                    B. Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.

C. Trình độ công nghệ thông tin đng đầu thế giới. D. Năng đng nhưng không cần cù.

 [

Câu 6. Miền Đông Bắc Hoa Kỳ sớm trở thành cái nôi của ngành công nghiệp nhờ có

A. đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. B. dầu mỏ, khí đốt phong phú.

C. nguồn than, sắt, thủy điện phong phú. D. giao thông vận tải phát triển.

[

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp có qui mô lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là

A. Hải Phòng.  B. Hải Dương.   C. Phúc Yên.  D. Hà Nội.

[

Câu 8.n cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng với dân số Việt Nam từ năm 1960 đến năm 2007?

A. Dân số thành thị tăng chậm hơn dân số nông thôn. B. Dân số nông thôn tăng nhanh là xu thế chung.

C. Dân số nước ta tăng liên tục.    D. Dân số thành thị nhiều hơn dân số nông thôn.

[

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước năm 2007 là

 A. 7,8%.   B. 8,8%.  C. 9,8%.   D. 6,8%.

[

Câu 10. Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

A. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị. B. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và thành thị.

C. phát triển mở rộng mạng lưới các đô thị. D. xóa đói giảm nghèo và công nghiệp hóa ở nông thôn.

[

Câu 11. Các nước ĐNA đều có đặc điểm chung về tự nhiên

A. tất cả đều giáp biển.   B. nằm trong vùng nội chí tuyến.

C. tất cả đều có tính chất bán đảo. D. có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

[

Câu 12. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu

[


Câu 13. Một trong những khó khăn lớn nhất cần phải giải quyết góp phần tăng thêm sản lượng lương thực ở nước ta là

A. cơ cấu mùa vụ chưa thích hợp.            B. diện tích đất hoang hóa còn nhiều.

C. kỹ thuật canh tác còn lạc hậu.  D. công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.

[

Câu 14. Nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng ngành thủy sản là do

A. phương tiện khai thác còn lạc hậu.  B. sản lượng khai ngày càng giảm.

C. nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.  D. sản phẩm nuôi trồng có giá trị kinh tế cao.

[

Câu 15. Nhận xét nào không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc?

A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.

B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.

C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.

D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.

[

Câu 16. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta hiện nay là

A. có thị trường xuất khẩu rộng mở.   B. có nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.

C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ, đa dạng phong phú. D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.

[

Câu 17. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là

A. thị trường có nhiều biến động.                        B. giống cây trồng còn hạn chế.

C. công nghiệp chế biến chưa phát triển.             D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.

[

Câu 18. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?

A. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.

B. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.

C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ.

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

[

Câu 19. n cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long?

A. Long Xuyên, Cần Thơ. B. Sóc Trăng, Rạch Giá.  C. Cà Mau, Cần Thơ.      D. Cà Mau, Rạch Giá.

[

Câu 20. Loại hình giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất nước ta là

A. đường biển.  B. đường sông.   C. đường hàng không.  D. đường bộ.

[

Câu 21. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Vĩnh Phúc.  B. Phú Thọ.  C. Bắc Giang.  D. Tuyên Quang.

[

Câu 22. Yếu tố nào sau đây dẫn đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước?

A. trình độ thâm canh cao.          B. đất đai màu mỡ.         C. hệ thống thủy lợi tốt.        D. lịch sử khai thác lâu đời.

[

Câu 23. Ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là

A. phát triển kinh tế- xã hội vùng đồi núi phía Tây.  

B. thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mê Công.

C. đẩy mạnh giao lưu kinh tế với Lào.

D. tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa đồng bằng với miền núi.

[

Câu 24. Ngành nào sau đây phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Ngành thủy sản.   B. Ngành chăn nuôi gia súc lớn.

C. Ngành trồng cây lương thực.  D. Ngành trồng rừng.

[


Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ở trung tâm công nghiệp Vinh không  ngành nào sau đây?

A. Cơ khí.  B. Dệt, may.  C. Chế biến nông sản.   D. Sản xuất vật liệu xây dựng.

[

Câu 26. Giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. phát triển thủy lợi.   B. thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. D. phát triển công nghiệp chế biến.

[

Câu 27. Trở ngại lớn nhất đối với sản xuất và đời sống ở Đồng bằng sông Cửu Long về mặt tự nhiên là

A. sự xâm nhập mặn vào đất liền. B. cháy rừng diễn ra phổ biến.

C. bão, lũ thường xuyên xảy ra.  D. khí hậu nóng khô quanh năm.

[

Câu 28. Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng sản xuất muối nhiều nhất ở nước ta là do

A. nền nhiệt cao, nắng nhiều, ít cửa sông. B. có nhiều tỉnh giáp biển nhất nước ta.

C. nắng nhiều, nhiều cửa sông.   D. nhiệt độ trung bình cao, có nhiều tỉnh giáp biển.

[

Câu 29. Các sân bay nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.   B. Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.

C. Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh.  D. Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất.

[

Câu 30. Thế mnh nào sau đây không phi ca vùng Trung du và min núi Bc Bộ?

A. Phát trin tổng hp kinh tế bin và du lịch. B. Khai thác và chế biến khoáng sn, thủy đin.

C. Chăn nuôi gia cm.    D. Trồng và chế biến cây công nghip.

[

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, điểm cực nam của nước ta nằm ở

A. mũi Đại Lãnh.  B. mũi Ngọc.  C. mũi Cà Mau.  D. mũi Kê Gà.

[

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số

từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Tây Nguyên?

A. Đà Lạt.  B. Buôn Ma Thuột.  C. Pleiku. D. Kon Tum.

[

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về biểu đồ sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm?

A. Tổng sản lượng thủy sản tăng qua các năm.  B. Sản lượng thủy sản khai thác giảm.

C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng.   D. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.

[

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc?

A. Lào Cai, Hữu Nghị.  B. Lào Cai, Na Mèo. 

C. Móng Cái, Tây Trang. D. Hữu Nghị, Na Mèo.

[

Câu 35.  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, theo biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng?

A. Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất.  B. Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất.

C. Công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng khá cao. D. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất nhất.

[

Câu 36. Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2010-2014

 

                                              (Đơn vị: %)

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Cả nước

100,0

106,4

105,4

124,6

136,8

Đồng bằng sông Hồng

100,0

100,5

109,5

113,0

122,9


Đồng bằng sông Cửu Long

100,0

105,4

108,2

127,0

142,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Biểu đồ nào sau đây thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi nước ta giai đoạn 2010-2014?

A. biểu đồ tròn.  B. biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột.

[

Câu 37. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢNỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC  NĂM

Vùng

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

2005

2014

2005

2014

Đồng bằng sông Hồng

1 186,1

1 122,7

6 398,4

7 175,2

Đồng bằng sông Cửu Long

3 826,3

4 249,5

19 298,5

25 475,0

                (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả  năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?

A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.

B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.

D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản ợng.

 [

Câu 38. Cho bảng số liệu:

                            GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015

                                                                                   (Đơn vị: USD)

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

Tên nước

GDP/người

Tên nước

GDP/người

Thụy Điển

60 381

Colombia

7 831

Hoa K

53 041

Indonesia

3 475

New Zealand

41 824

Ấn Độ

1 498

Anh

41 781

Ethiopia

505

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD.

B. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

C. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người.

D. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước.

[

Câu 39. Cho biểu đồ:


 

Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tình hình  diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta giai đoạn từ năm 2005 - 2015.

B. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2005 và năm 2015.

C. Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta giai đoạn từ năm 2005 - 2015.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta giai đoạn từ năm 2005 - 2015.

[

Câu 40. Cho biểu đồ:

Nhn xét nào sau đây là đúng với sự thay đi cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm trên?

A. Cán cân thương mi luôn dương.     B. Cán cân thương mại luôn âm.

C. Cán cân thương mại liên tục giảm.   D. Cán cân thương mại liên tục tăng

nguon VI OLET