PHÒNG GD & ĐT MỸ ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TÂM
Số…./BC-THĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Tâm, ngày 8 tháng 03 năm 2021


BÁO CÁO THAM LUÂN
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, giáo dục học sinh
và các hoạt động khác ở cấp tiểu học
 
I. Đặt vấn đề:
Hòa trong xu thế đổi mới, từng bước tiến lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, ngành GD - ĐT nước ta không ngừng phát triển để đáp ứng những yêu cầu trong thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương của Đảng về việc “Nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhân tài, lấy khoa học kỹ thuật và công nghệ làm trung tâm”, yêu cầu cấp bách hàng đầu đặt ra với công tác giáo dục đào tạo là cần phải xây dựng, bồi dưỡng một đội ngũ chủ nhân tương lai của đất nước xứng tầm, để đưa đất nước tránh khỏi tình trạng tụt hậu về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và trong đổi mới phương pháp dạy học, Trường Tiểu học Đồng Tâm đã tích cực triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy nhằm đổi mới công tác quản lí và giảng dạy, giáo dục tại trường.
II. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, giáo dục ở tiểu học:
- Hiện nay, thông quan mạng internet, nhiều phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: MS power point, Violet, Adobe presenter…E-leaning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác do sự phát triển của công nghệ thông tin. Mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, những nội dung cua bài giảng với những hình ảnh âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh.Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có thời gian đặt nhiều câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn là cách ra quyết định của con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “ thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bạn thân mình.
Thông qua công nghệ thông tin, những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.            Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí ở giai đoạn hiện nay cugnx là yêu cầu cấp thiết. Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính, phục vụ trực tiếp công tác quản lý, thống kê, báo cáo. đồng thời xây dựng hoàn chỉnh và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành (thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý học sinh, quản lý cán bộ-công chức, Quản lý tài chính, ...).
          III. Việc tuyên truyền ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị:
          Ngay từ khi phát động việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và giáo dục tại đơn vị, tất cả giáo viên đều có ý thức về tầm quan trọng của
nguon VI OLET