PHÒNG GD&ĐT KIM ĐỘNG

Trường Tiểu học Toàn Thắng

               -----***------

 

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI

NĂM HỌC: 2015-2016

 

KÌ II

Số phách

 

Họ và tên:……………………..

Lớp:…… Số báo danh :………

Môn: Tiếng Việt       Lớp 5   

 

Thời gian: 90 phút 

 

 

………..

 

 

 

 

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Gv chấm

 

Số phách

 

Điểm đọc: ……………

 

 

 

Điểm viết: ……………

 

 

……………

Điểm chung: …………..

 

 

 

 

A.KIỂM TRA ĐỌC:                                                         

 

I.Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèm theo

II.Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Đọc bài:    Cổ tích về ngọn nến

Một tối mất điện, ngọn nến được đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.

Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.

Nghĩ rồi,nến nương theo một cơn gió tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên và nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

                                                                                               Theo Nguyễn Quang Nhân

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

1.(0,5 điểm) Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng, được mọi người khen ngọn nến cảm thấy thế nào?

 a. Tự mãn và hãnh diện           c. Tự hào vì làm được việc có ích.

 b. Hân hoan, vui sướng.                   d. Hãnh diện vì đẩy lùi bóng tối.

2.(0,5 điểm) Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi?

 a. Vì nó đã cháy hết mình.

 b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa.

          c. Vì mọi người không cần ánh sáng nữa.

 d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. (0,5 điểm)  Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên?

 a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng.

 b. Nến im lìm chìm vào bóng tối.

 c. Nến bị gió thổi tắt phụt đi.

 d. Nến càng lúc càng ngắn lại.

4. (0,5 điểm) Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì?

 a. Thấy mình chỉ còn một nửa.

 b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi.

 c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.

 d. Ánh sáng của nó không còn quan trọng nữa.

5. (0,5 điểm)  Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 

 a. Được làm việc có ích là điều hạnh phúc nhất của mỗi người.

 b. Được cháy hết mình là niềm vinh dự cho bản thân.

 c. Sống phải nghĩ điều thiệt hơn.

 d. Sống phải có trách nhiệm và tận tụy với công việc.

6. (0,5 điểm)  Từ nào sau đây trái nghĩa với từ buồn thiu?

 a. buồn lòng  b. hào hứng  c. hân hoan  d. vui sướng

7. (0,5 điểm) Các từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào?

      Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì.

 a. Danh từ  b. Động từ  c. Tính từ  d. Đại từ

8. (0,5 điểm) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

    Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”

          a. Liệt kê sự việc                                                     b. Dẫn lời nói của nhân vật

 c. Lời giải thích cho bộ phận đứng trước                d. Ngăn cách các vế câu

 

 

9. (0,5 điểm)  Tìm và viết lại bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn sau:

 “ Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến.”

- Chủ ngữ là:…………………………………………………………………………............

- Vị ngữ là:……………………………………………………………………………….......

10. (0,5 điểm)  Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

      Ngọn nến buồn thiu. Từ nay, nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo.

a.Lặp từ ngữ                                    b.Thay thế từ ngữ      

c. Dùng từ ngữ nối                          d.Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ

 

B.KIỂM TRA VIẾT:

 

I. Chính tả : (5 điểmCây chuối mẹ (Sách Tiếng việt 5, Tập 2- Trang 96)

          (HS viết đầu bài, viết đoạn: “ Mới ngày nào ….. .đến ngọn rồi đấy.”)

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

 

 

II. Tập làm văn (5 điểm )  

Đề bài: Năm học sắp kết thúc, em sắp phải chia tay mái trường Tiểu học mến yêu. Em hãy tả cảnh ngôi trường quen thuộc của mình vào một buổi sớm.

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ

 

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HK II NĂM HỌC 2015-2016

MÔN:  TIẾNG VIỆT- KHỐI 5

Học sinh đọc 01 đoạn trong các bài sau

  1. Bài “Một vụ đắm tàu” (Sách Tiếng Việt lớp 5/ tập 2, trang 108)

-        Đoạn 1: “Trên chiếc tàu ………………………… băng cho bạn.”

-        Đoạn 2: “Cơn bão dữ dội …………………………………sực tỉnh, lao ra.”

  1. Bài “Thuần phục sư tử (sách Tiếng Việt lớp 5/ tập 2, trang 117 )

-        Đoạn 1: “Ha-li-ma lấy chồng ………………………… vừa đi, vừa khóc.”

-        Đoạn 2: “Mấy ngày liền …………………………lẳng lặng bỏ đi.”

  1. Bài “Tà áo dài Việt Nam (sách Tiếng Việt lớp 5/ tập 2, trang 122)

-        Đoạn 1: “Phụ nữ Việt Nam ………………………… áo năm thân.”

-        Đoạn 2: “Từ đầu thế kỉ …………………………gấp đôi vạt phải.”

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

1. Đọc đúng tiếng, đúng từ

……………../ 2 đ

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu

……………../ 1 đ

3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút)

……………../ 1 đ

4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu

……………../ 1 đ

                                                                         Cộng:

……………../ 5 đ

 

nguon VI OLET