Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Bài 18: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI

I./ Tính chất vật lí:

Kim loại có những tính chất vật lí chung :Tính dẻo - Tính dẫn điện - Tính dẫn nhiệt - Ánh kim

Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

II./ Tính chất hóa học:

Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử  (dễ bị oxi hóa)

 M ---> Mn+ + ne

1./ Tác dụng với phi kim:

Thí dụ:  2Fe + 3Cl2 2FeCl3  Cu + Cl2 CuCl2

 4Al + 3O2 2Al2O3  Fe + S FeS  Hg + S ------> HgS

2./ Tác dụng với dung dịch axit:

a./ Với dd axit HCl , H2SO4 loãng: (trừ các kim loại Cu , Ag , Hg , Au ) sản phẩm là muối và khí H2.

Thí dụ: Fe + 2HCl FeCl2 + H2

b./ Với dd HNO3 , H2SO4 đặc: (trừ Pt , Au không phản ứng) sản phẩm là muối + sản phẩm khử + nước.

Thí dụ: 3Cu + 8HNO3 (loãng) 3Cu(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O

  Fe + 4HNO3 (loãng) Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H­2O

  Cu + 2H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O

Chú ý: HNO3 , H2SO4 đặc nguội không phản ứng với các kim loại Al , Fe, Cr …

3./ Td với nước:  các kim loại Li , K , Ba , Ca , Na  phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường tạo bazơ và khí H2

Thí dụ: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2

4./ Tác dụng với dd muối: kim loại mạnh hơn khử ion của kim loại yếu hơn trong dd muối thành kim loại tự do.

   Thí dụ: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

III./ Dãy điện hóa của kim loại:

1./ Dãy điện hóa của kim loại:

  K+  Na+  Mg2+  Al3+  Zn2+  Fe2+  Ni2+  Sn2+  Pb2+  H  Cu2+  Ag+  Au

 

  Tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần

  K   Na   Mg    Al     Zn      Fe    Ni      Sn     Pb     H2  Cu   Ag   Au

 

  Tính khử của kim loại giảm dần

2./ Ý nghĩa của dãy điện hóa: Dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chát khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Thí dụ: phản ứng giữa 2 cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu là:

      Cu2+    +       Fe             Fe2+    +         Cu

 Oxh mạnh     khử mạnh oxh yếu khử yếu

 

Bài 20: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

I./ Khái niệm: Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.                            M ----> Mn+ + ne

II./ Các dạng ăn mòn kim loại:

1./ Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

2./ Ăn mòn điện hóa học:

a./ Khái niệm: ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

b./ Cơ chế:

+ Cực âm: kim loại có tính khử mạnh hơn bị oxi hóa.

+ Cực dương: kim loại có tính khử yếu hơn.

III./ Chống ăn mòn kim loại:

a./ Phương pháp bảo vệ bề mặt:

b./ Phương pháp điện hóa: Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại có tính khử mạnh hơn. Thí dụ: để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta gắn vào những mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những lá kẽm (Zn).

 

 

Bài 21: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

I./Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử.

Mn+ + ne ----> M

II./ Phương pháp:

1./ Phương pháp nhiệt luyện: dùng điều chế những kim loại như Zn , Fe , Sn , Pb , Cu , Hg …

Dùng các chất khử mạnh như: C , CO , H2  hoặc Al  để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.

Thí dụ: PbO + H2 Pb + H2O  Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2

2./ phương pháp thủy luyện: dùng điều chế những kim loại Cu , Ag , Hg …

Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối

Thí dụ: Fe + CuSO4 ---> Cu + FeSO4

3./ Phương pháp điện phân:

a./ điện phân nóng chảy: điều chế những kim loại K , Na , Ca , Mg , Al.

Điện phân nóng chảy các hợp chất (muối, oxit, bazơ) của chúng.

Thí dụ: 2NaCl 2Na + Cl2  MgCl2 Mg + Cl2 2Al2O3 4Al + 3O2

b./ Điện phân dung dịch: điều chế kim loại đứng sau Al.

Thí dụ: CuCl2 Cu + Cl2  4AgNO3 + 2H2 4Ag + O2 + 4HNO3

 CuSO4 + 2H2O 2Cu + 2H2SO4 + O2

BÀI TẬP ÁP DỤNG

LÝ THUYẾT

1./ Kim loại nào sau đây  có tính dẫn điện tốt nhất trong tất các kim loại ?

 A. Vàng  B. bạc   C. đồng   D. nhôm

2./ Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ?

 A. bạc   B. vàng  C. nhôm  D. đồng

3./ Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất btrong tất cả các kim loại ?

 A. W   B. Cr   C. Fe   D. Cu

4./ Kim loại nào sau đây mềm nhất trong số tất cả các kim loại ?

 A. Li   B. Cs   C. Na   D. K

5./ Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ?

 A. W   B. Fe   C. Cu   D. Zn

6./ Kim loại nào sau đây nhẹ nhất trong số tất cả các kim loại ?

 A. Li   B. Na   C. K   D. Rb

7./ Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây ?

 A. Ca   B. Ba   C. Al   D. Fe

8./ Có các kim loại Cs, Fe, Cr, W, Al. Độ cứng của chúng giảm dần theo thứ tự ở dãy nào sau đây ?

A. Cs, Fe, Cr, W, Al  B. W, Fe, Cr, Cs, Al   C. Cr, W, Fe, Al, Cs  D. Fe, W, Cr, Al, Cs

9./ Có các kim loại Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự ở dãy nào sau đây ?

A. Ag, Cu, Au, Al, Fe  B. Ag, Cu, Fe, Al, Au  C. Au, Ag, Cu, Fe, Al  D. Al, Fe, Cu, Ag, Au

10./ Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây ?

 A. tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao B. tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim

 C. tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim D. tính dẻo, có ánh kim, rất cứng

11./ Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước ở điều kiện thường ?

 A. Na   B. Ba   C. Ca   D. Al

12./ Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Fe, Zn, Li, Sn  B. Cu, Pb, Rb, Ag  C. K, Na, Ca, Ba  D. Al, Hg, Cs, Sr

13./ Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HCl ?

 A. Sn   B. Cu   C. Ag   D. Hg

14./ Kim loại nào sau đây có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối Fe(NO3)2 ?

 A. Ni   B. Sn   C. Zn   D. Cu

15./ Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội. M là kim loại nào ?

 A. Al   B. Ag   C. Zn   D. Fe

16./ Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dung dịch chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại nào ?

 A. Cu, Fe  B. Pb, Fe  C. Ag, Pb  D. Zn, Cu

17./ Một cation kim loại M có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy, cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M không thể là cấu hình nào ?

 A. 3s1   B. 3s23p1  C. 3s23p3  D. 3s2
18./ Dãy các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là:

 A. Al , Mg , Fe B. Fe , Al , Mg C. Fe , Mg , Al D. Mg , Fe , Al

19./ Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những tấm kim loại:               A. Pb                                          B. Sn                                          C. Zn                                          D. Cu

20./ Dãy các kim loại đều phản ứng với nước ở nhệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:

 A. Ba , Fe , K  B. Na , Ba , K  C. Be , Na , Ca D. Na , Fe , K

21./ Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất:

 A. bị oxi hóa  B. bị khử  C. nhận proton  D. cho proton

22./ Cho phản ứng: aFe + bHNO3 ---> cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng:

 A. 3   B. 5   C. 4   D. 6

23./ Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catot thu được:

 A. Na   B. Na2CO3  C. NaOH  D. NaCl

24./ Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:

 A. tính oxi hóa và tính khử B. tính bazơ  C. tính khử D. tính oxi hóa

25./ Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử vì:

A. nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng   B. nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ

C. kim loại có xu hương nhận thêm electron để đạt đến câu trúc bền   D. nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.

26./ Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:

 A. Fe   B. Na   C. Cu   D. Ag

27./ Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch:

 A. HCl   B. H2SO4 loãng C. H2SO4 đặc, nóng D. FeSO4

28./ Cho Fe phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là:

 A. NO2   B. N2O   C. N2   D. NH3

29./ Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

 A. Fe   B. Na   C. K   D. Ba

30./ Cho 4 dung dịch muối: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên ?

 A. Zn   B. Fe   C. Cu   D. Pb

31./ Cho các kim loại: Fe , Al , Mg , Cu , Zn , Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

 A. 4   B. 3   C. 5   D. 6

32./ Kim loại không tác dụng với axit clohidric(HCl) là:

 A. Al   B. Zn   C. Fe   D. Ag

33./ Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là:

 A. Na2O  B. CaO  C. K2O   D. CuO

34./ Cho phản ứng: Fe2O3 + 3CO 2X + 3CO2 . Chất X trong phản ứng trên là:

 A. Fe   B. Fe3O4  C. FeO   D. Fe3C

35./ Ở nhiệt độ cao, CuO không phản ứng được với:

 A. Ag   B. H2    C. Al   D. CO

36./ Trong số các kim loại Na , Mg , Al , Fe. Kim loại có tính khử mạnh nhất là:

 A. Na   B. Fe   C. Al   D. Mg

37./ Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây ?

 A. AgNO3  B. MgCl2  C. FeCl2  D. CaCl2

38./ Kim loại không thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:

 A. Zn   B. Al   C. Cu   D. Fe

39./ Sự phá hủy kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường được gọi là:

 A. sự khử kim loại    B. sự tác dụng của kim loại với nước

 C. sự ăn mòn hóa học    D. sự ăn mòn điện hóa

40./ Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là:

 A. phương pháp nhiệt luyện   B. phương pháp thủy luyện

 C. phương pháp điện phân   D. phương pháp thủy phân

41./ Kim loại Ni phản ứng được với tất cả muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ?

 A. NaCl , AlCl3 , ZnCl2   B. MgSO4 , CuSO4 , AgNO3

 C. Pb(NO3)2 , AgNO3 , NaCl   D. AgNO3 , CuSO4 , Pb(NO3)2

42./ Cho 3 kim loại là Al , Fe , Cu và 4 dung dịch muối riêng biệt là ZnSO4 , AgNO3 , CuCl2 , MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch muối đã cho ?

 A. Al   B. Fe   C. Cu   D. không kim loại nào

43./ Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch X thu được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa:

 A. Fe(NO3)3  B. Fe(NO3)2 C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2

44./ Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

 A. Cu , Al , Mg B. Cu , Al , MgO C. Cu , Al2O3 , Mg D. Cu , Al2O3 , MgO

45./ Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy chất nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên ?               A. K+, Cl, Ar                            B. Li+, Br, Ne                            C. Na+, Cl, Ar                            D. Na+, F-, Ne

46./ Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là:

 A. F   B. Na   C. K   D. Cl

47./ Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ  thì dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân ?              A. bột sắt                            B. bột lưu huỳnh              C. bột than                            D. nước

48./ Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi:

 A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại B. khối lượng riêng của kim loại

 C. tính chất của kim loại   D. các electron tự do trong tinh thể kim loại

49./ Trong dãy điện hóa, cặp Al3+/Al đứng trước cặp Fe2+/Fe. Điều này cho biết:

 A. tính oxi hóa của Al3+ nhỏ hơn của Fe2+ B. tính khử của Al lớn hơn của Fe

 C. tính oxi hóa của Al lớn hơn của Fe D. tính khử của Al lớn hơn của Fe2+

50./ Cho các hạt Cu vào dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện:

 A. dd có màu xanh và có khí màu nâu bay lên 

B. dưới đáy ống nghiệm có kết tủa Ag

 C. trên các hạt Cu có một lơp Ag màu sáng , dung dịch không màu

 D. dung dịch màu xanh, trên các hạt Cu có một lớp Ag màu sáng.

BÀI TẬP

51./ Theo phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 ---> FeSO4 + Cu, để có sản phẩm là 0,1 mol Cu thì khối lương Fe tham gia phản ứng là:              A. 2,8 g                            B. 5,6 g                            C. 11,2 g                            D. 56 g

52./ Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuCl2 1M, giả thiết đồng tạo ra  bám hết vào đinh sắt. Sau khi  phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh Fe tăng thêm

 A. 15,5 g  B. 0,8 g  C. 2,7 g  D. 2,4 g

53./ Cho 3,2 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là:

 A. 1,12 lit  B. 2,24 lit  C. 3,36 lit  D. 4,48 lit

54./ Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (đktc) là:

 A. 2,24 lit  B. 4,48 lit  C. 1,12 lit  D. 6,72 lit

55./ Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lit CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:

 A. 39 g   B. 38 g   C. 24 g   D. 42 g

56./ Hòa tan 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl thu được 1 gam H2. Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan ?

 A. 54,5 g  B. 55,5 g  C. 56,5 g  D. 57,5 g

57./ Để khử hoàn toàn 23,2 g một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lit H2 (đktc). Kim loại đó là:

 A. Mg   B. Cu   C. Fe   D. Cr

58./ Cho 2,16 gam kim loại R tác dụng với khí clo (dư) thu được 8,55 gam muối. Kim loại R là:

 A. Mg   B. Al   C. Ca   D. Fe

59./ Cho 4,875 g một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lit khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là:

 A. Zn   B. Mg   C. Ni   D. Cu

60./ Đốt cháy hết 3,6 g một kim loại hóa trị II trong khí clo thu được 14,25 g muối khan của kim loại đó. Kim loại mang đốt là:

 A. Zn   B. Cu   C. Mg   D. Ni

 

Chương 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

Bài 31: SẮT (Fe=56)

I./ Vị trí – cấu hình electron: Sắt ở ô thứ 26, nhóm VIIIB, chu kì 4

Cấu hình electron: Fe (Z=26): 1s22s22p63s23p63d64s2 hay     [Ar]3d64s2

   Fe2+: [Ar]3d6  Fe3+: [Ar]3d5

II./ Tính chất hóa học:   Sắt có tính khử trung bình

Fe ---> Fe+2 + 2e Fe ---> Fe+3 + 3e

 1./ Tác dụng với phi kim:

 Thí dụ: Fe + S FeS  3Fe + 2O2 Fe3O4 2Fe + 3Cl2 2FeCl3

2./ Tác dụng với axit:

a./ Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: tạo muối Fe (II) và H2

 Thí dụ: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b./ Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng: tạo muối Fe (III)

 Thí dụ: Fe + 4 HNO3 (loãng) →  Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

  2Fe + 6H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Chú ý: Fe không tác dụng với axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội

3. Tác dụng với dung dịch muối: Fe khử được ion của các kim loại đứng sau nó.

 Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

4./ Tác dụng với nước:

Ở nhiệt độ thường sắt không khử nước

Ở nhiệt độ cao:  Thí dụ: 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2

   Fe + H2O FeO + H2

 

Bài 32: HỢP CHẤT CỦA SẮT

I./Hợp chất sắt (II)  Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử (dễ bị oxi hóa)

1./ Sắt (II) oxit: FeO

 Thí dụ: 3FeO + 10HNO3 (loãng) 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

  Fe2O3 + CO 2FeO + CO2

2./ Sắt (II) hidroxit: Fe(OH)2

 Thí dụ:  4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ---> 4Fe(OH)3

3./ Muối sắt (II):

 Thí dụ: 2FeCl2 + Cl2 ---> 2FeCl3

Chú ý: FeO , Fe(OH)2 khi tác dụng với HCl hay H2SO4 loãng tạo muối sắt (II)

 Thí dụ: FeO + 2HCl ---> FeCl2 + H2   Fe(OH)2 + 2HCl ---> FeCl2 + 2H2O

II./ Hợp chất  sắt (III):  Hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa.

1./ Sắt (III) oxit: Fe2O3

Là oxit bazơ: tác dụng với axit tạo muối sắt (III) và nước.

 Thí dụ: Fe2O­3 + 6HCl ---> 2FeCl3 + 3H2O  Fe2O3 + 6HNO3 ---> 2Fe(NO3)3 + 2H2O

Bị CO, H2 , Al khử thành Fe ở nhiệt độ cao: Thí dụ: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2

Điều chế: phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

 Thí dụ:  2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

2./ Sắt (III) hidroxit: Fe(OH)3

Tác dụng với axit: tạo muối và nước Thí dụ: Fe(OH)3 + 3H2SO4 ---> Fe2(SO4)3 + 6H2O

Điều chế: cho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt (III). Thí dụ: FeCl3 + 3NaOH ---> Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

3./ Muối sắt (III):  Có tính oxi hóa (dễ bị khử)

 Thí dụ: Fe + 2FeCl3 ---> 3FeCl2  Cu + 2FeCl3 ---> 2FeCl2 + CuCl2

Bài 34: CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

I./ Vị trí – cấu hình electron:  Ô thứ 24, thuộc nhóm VIB, chu kì 4

Cấu hình electron: Cr (Z=24): 1s22s22p63s23p63d54s1  hay [Ar]3d54s1

II./ Tính chất hóa học:  Crom có tính khử mạnh hơn sắt, các số oxi hóa thường gặp của crom là: +2 , +3 , +6

1./ Tác dụng với phi kim: tạo hợp chất crom (III)

 Thí dụ: 4Cr + 3O2 2Cr2O3 2Cr + 3Cl2 2CrCl3  2Cr + 3S Cr2S3

2./ Tác dụng với nước:  Crom (Cr) không tác dụng với nước ở bất kì nhiệt độ nào

3./ Tác dụng với axit:

 Thí dụ: Cr + 2HCl ---> CrCl2 + H2  Cr + H2SO4 ---> CrSO4 + H2

Chú ý: Cr không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

III./ Hợp chất của crom:

1./ Hợp chất crom (III):

a./ Crom (III) oxit: (Cr2O3) là oxit lưỡng tính

b./ Crom (III) hidroxit: (Cr(OH)3) là một hidroxit lưỡng tính.

 Thí dụ:  Cr(OH)3 + NaOH ---> NaCrO2 + 2H2O  Cr(OH)3 + 3HCl ---> CrCl3 + 3H2O

Chú ý: muối crom (III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

 Thí dụ: 2CrCl3 + Zn ---> 2CrCl2 + ZnCl2  2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH ---> 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

2./ Hợp chất crom (VI):

a./ Crom (VI) oxit: CrO3 Là oxit axit.

Có tính oxi hóa mạnh: S , P , C , C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

b./ Muối crom (VI): Có tính oxi hóa mạnh

 Thí dụ: K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 ---> 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Bài 35: ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG

I./ Vị trí – cấu hình electron: Ô thứ 29, thuộc nhóm IB, chu kì 4.

Cấu hình electron: Cu (Z=29) 1s22s22p63s23p63d104s1 hay [Ar]3d104s1

II./ Tính chất hóa học:  Là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

1./ Tác dụng với phi kim:

 Thí dụ: 2Cu + O2 2CuO  Cu + Cl2 CuCl2

2./ Tác dụng với axit:

a./ Với axit HCl và H2SO4 loãng: Cu không phản ứng

b./ Với axit HNO3 , H2SO4 đặc, nóng:

 Thí dụ: Cu + 2H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 + H2O

  Cu + 4HNO3 (đặc) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

  3Cu + 8HNO3 (loãng) 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

III./ Hợp chất của đồng:

1./ Đồng (II) oxit:

Là oxit bazơ: tác dung với axit và oxit axit. Thí dụ: CuO + H2SO4 ---> CuSO4 + H2O

Có tính oxi hóa: dễ bị H2 , CO , C khử thành Cu kim loại. Thí dụ: CuO + H2 Cu + H2O

2./ Đồng (II) hidroxit:

Là một bazơ: tác dụng với axit tạo muối và nước. Thí dụ: Cu(OH)2 + 2HCl ---> CuCl2 + 2H2O

Dễ bị nhiệt phân: Thí dụ: Cu(OH)2 CuO + H2O

Chương 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

Bài 40: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH

I./ Nhận biết một số cation trong dung dịch:

1./ Nhận biết cation Na+: Phương pháp: thử màu ngọn lửa

2./ Nhận biết cation NH4+: Dùng dung dịch NaOH hoặc KOH : tạo khí NH3 có mùi khai.

3./ Nhận biết cation Ba2+: Dùng dung dịch H2SO4 loãng: tạo kết tủa BaSO4 trắng

4./ Nhận biết cation Al3+: Dùng dung dịch NaOH hoặc KOH: tạo kết tủa keo trắng tan trong kiềm dư

5./ Nhận biết các cation Fe2+ , Fe3+ , Cu2+:

a./ Nhận biết cation Fe3+: Dùng dung dịch NaOH , KOH hoặc NH3: tạo kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ

b./ Nhận biết cation Fe2+: Dùng dung dịch NaOH , KOH hoặc NH3: tạo kết tủa Fe(OH)2 có màu trắng hơi xanh.

c./ Nhận biết cation Cu2+: Dùng dung dịch NaOH , KOH hoặc NH3: tạo kết tủa xanh tan trong NH3 dư.

II./ Nhận biết một số anion trong dung dịch:

1./ Nhận biết anion NO3-:

Dùng kim loại Cu trong dung dịch H2SO4 loãng: tạo dung dịch màu xanh, khí NO không màu hóa nâu trong không khí.

2./ Nhận biêt anion SO42-: Dùng dung dịch BaCl2: tạo kết tủa BaSO4 không tan.

3./ Nhận biết anion Cl-: Dùng dung dịch AgNO3: tao kết tủa AgCl trắng

4./ Nhận biết anion CO32-: Dùng dung dịch HCl hay H2SO4 loãng: sủi bọt khí không màu làm đục nước vôi trong.

Bài 41: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ

1./ Nhận biết khí CO2: Dùng dung dịch Ca(OH)2 hay Ba(OH)2: tạo kết tủa trắng

2./ Nhận biết khí SO2: Dùng dung dịch nước brom: làm nhạt màu dung dịch brom

Chú ý: SO2 cũng tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2 và Ba(OH)2.

3./ Nhận biết khí H2S: Dùng dung dịch Pb(NO3)2 hay Cu(NO3)2: tạo kết tủa đen.

4./ Nhận biết khí NH3: Dùng giấy quì tím thấm ướt: quì tím chuyển thành màu xanh.

BÀI TẬP ÁP DỤNG

1./ Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+ ?

 A. [Ar]3d6  B. [Ar]3d5  C. [Ar]3d4  D. [Ar]3d3

2./ Các kim loại dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2 ?

 A. Na, Mg, Ag  B. Fe, Na, Mg  C. Ba, Mg, Hg  D. Na, Ba, Ag

3./ Cấu hình electron của ion Cr3+ là:

 A. [Ar]3d5  B. [Ar]3d4  C. [Ar]3d3  D. [Ar]3d2

4./ Các số oxi hóa đặc trưng của Cr là:

 A. +2, +4, +6  B. +2, +3, +6  C. +1, +2, +4, +6 D. +3, +4, +6

5./ Cấu hình electron của ion Cu2+ là:

 A. [Ar]3d7  B. [Ar]3d8  C. [Ar]3d9  D. [Ar]3d10

6./ Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần ?

 A. Pb, Ni, Sn, Zn B. Pb, Sn, Ni, Zn C. Ni, Sn, Zn. Pb D. Ni, Zn, Pb, Sn

7./ Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây ?

 A. Zn   B. Ni   C. Sn   D. Cr

8./ Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

 A. ZnO  B. Zn(OH)2  C. ZnSO4  D. Zn(HCO3)2

9./ Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị (II) thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây ?

 A. MgSO4  B. CaSO4  C. MnSO4  D. ZnSO4

10./ Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây ?

 A. AlCl3  B. FeCl3  C. FeCl2  D. MgCl2

11./ Nhận định nào sau đây sai ?

 A. sắt tan được trong dung dịch CuSO4  B. sắt tan được trong dung dịch FeCl3

 C. sắt tan được trong dung dịch FeCl2  D. đồng tan được trong dung dịch FeCl3

12./ Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?

 A. FeO   B. Fe2O3  C. Fe(OH)3  D. Fe(NO3)3

13./ Trong phòng thí nghiệm, để điều chế CuSO4 người ta cho Cu tác dụng với dung dịch nào sau đây ?

 A. H2SO4 đậm đặc B. H2SO4 loãng C. Fe2(SO4)3 loãng D. FeSO4 loãng

14./ Để làm sạch một loại thủy ngân (Hg) có lẫn tạp chất là Zn, Sn và Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong:

 A. dd Zn(NO3)2 B. dd Sn(NO3)2 C. dd Pb(NO3)2 D. dd Hg(NO3)2

15./ Để phân biệt dung dịch H2SO4 đặc nguội và dung dịch HNO3 đặc nguội có thể dùng kim loại nào sau đây ?

 A. Cr   B. Al   C. Fe   D. Cu

16./ Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể là:

 A. đồng và sắt  B. sắt và đồng  C. đồng và bạc  D. bạc và đồng

17./ Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra một khí không màu, hóa nâu trong không khí. Khí đó là:

 A. N2   B. NO   C. NO2   D. NH3

18./ Cho dãy các chất: NaHCO3 , Na2CO3 , Ca(HCO3)2 , FeCl3 , AlCl3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là:              A. 4                                          B. 2                                          C. 3                                          D. 5

19./ Kim loại X có thể khử được Fe3+ trong dung dịch FeCl3 thành Fe2+ nhưng không khử được H+ trong dung dịch HCl thành H2 . Kim loại X là:              A. Mg                                          B. Fe                                          C. Zn                                          D. Cu

20./ Phát biểu nào sau đây đúng ?

 A. sắt bị oxi hóa bởi clo tạo thành hợp chất sắt (II)

 B. sắt tác dụng với axit H2SO4 loãng, HCl đều tạo thành hợp chất sắt (III)

 C. hợp chất sắt (II) bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III) D. hợp chất sắt (III) bị oxi hóa thành sắt

21./ Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sinh ra sản phẩm khí (chứa nitơ) là:

 A. 5   B. 2   C. 4   D. 3

22./ Cho Fe lần lượt vào các dung dịch FeCl3, AlCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc, nóng dư. Số trường hợp phản ứng sinh ra muối sắt (II) là:

 A. 5   B. 4   C. 3   D. 6

23./ Tính chất hóa học đặc trưng của sắt là:

 A. tính khử  B. tính oxi hóa  C. tính axit  D. tính bazơ

24./ Cho dãy kim loại: Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại từ trái sang phải trong dãy là:

 A. Zn, Fe, Cr  B. Fe, Zn, Cr  C. Zn, Cr, Fe  D. Cr, Fe, Zn

25./ Cho dãy các ion Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion trong dãy có số electron độc thân lớn nhất là:

 A. Al3+   B. Ca2+   C. Fe2+   D. Fe3+

26./ Cho dãy các lim loại Al, Cr, Hg, W. Hai kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất là:

 A. Hg, Al  B. Al, Cr  C. Hg, W  D. W, Cr

27./ Cho dãy các chất: FeO, Fe3O4, Al2O3, HCl, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa bởi dung dịch  H2SO4 đặc, nóng là:

 A. 2   B. 3   C. 4   D.5

28./ Nhôm, sắt, crom không bị hòa tan trong dung dịch:

 A. HCl   B. H­2­SO4 loãng C. HNO3 loãng D. HNO3 đặc, nguội

29./ Cho phương trình hóa học của 2 phản ứng sau:

 FeO + CO Fe + CO2

 3FeO + 10HNO3 ---> 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất:

 A. chỉ có tính khử B. chỉ có tính bazơ C. chỉ có tính oxi hóa 

 D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

30./ Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không nhãn: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:

 A. quì tím  B. dung dịch NaOH C. dung dịch Ba(OH)2  D. dd BaCl2

31./ Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học có thể dùng:              A. dd NaOH                            B. dd NH3                            C. dd Na2CO3                            D. quì tím

32./ Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:

 A. dd HCl  B. nước brom  C. dd Ca(OH)2  D. dd H2SO4

33./ Để phân biệt 2 khí SO2 và CO2 có thể dùng chất nào sau đây ?

 A. dd HCl  B. nước brom  C. dd Ca(OH)2  D. dd H2SO4

34./ Không thể nhận biêt các khí CO2, SO2, O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng:

 A. nước brom và tàn đóm cháy dở  B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2

 C. nước vôi trong và nước brom  D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong

35./ Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khi clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được clo một cách tương đối an toàn ?

 A. dd NaOH loãng B. khí NH3 hoặc dd NH3 C. khí H2S D. khí CO2

36./ Để phân biệt các dung dịch: ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng:

 A. dd NaOH và dd NH3 B. quì tím C. dd NaOH và dd Na2CO3 D. natri kim loại

37./ Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch ?

 A. điện hạt nhân, năng lượng thủy triều   B. năng lượng gió, năng lượng thủy triều

 B. năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt  D. năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân

38./ Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ ?

 A. gốm , sứ  B. xi măng  C. chất dẻo  D. đất sét nặn

39./ nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ?

 A. than đá  B. xăng, dầu  C. khí butan (gaz) D. khí hidro

40./ Người ta sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng cách nào sau đây

 A. lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogaz B. thu khí metan từ khí bùn ao  

 C. lên men ngũ cốc  D. cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.

41./ Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ?

 A. Penixilin, amoxilin    B. Vitamin C, glucozơ

 C. Seduxen, moocphin   D. thuốc cảm pamin, paradol

42./ Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá …) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?

 A. dùng fomon B. nước đá  C. phân đạm  D. nước vôi

43./ Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây ?

 A. khí clo  B. khí cacbonic (CO2)  C. khí CO D. khí HCl

44./ Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây ?

 A. SO2, NO2  B. H2S, Cl2  C. NH3, HCl  D. CO2, SO2

45./ Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do:

 A. khí CO2  B. mưa axit  C. clo và hợp chất của clo D. quá trình sản xuất gang thép

46./ Nhóm nào sau đây gồm các ion gây ô nhiễm nguồn nước ?

 A. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cl-   B. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cd2+, Hg2+

 C. NO3-, NO2-, Pb2+, As3+   D. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, HCO3-

47./ Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là:

 A. 15 g   B. 20 gam  C. 25 g   D. 30 g

48./ Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 , sau một thời gian lấy thanh Fe ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh Fe là:

 A. 9,3 g  B. 9,4 g  C. 9,5 g  D. 9,6 g

49./ Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lit khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là:              A. Mg                                          B. Cu                                          C. Fe                                          D. Zn

50./ Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là:              A. 21,56 g                            B. 21,65 g                            C. 22,56 g                            D. 22,65 g

51./ Cho 3,08 g Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:              A. 11,88 g                            B. 16,20 g                            C. 18,20 g                            D. 17,96 g

52./ Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lit khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là:

 A. 1,12 lit  B. 2,24 lit  C. 3,36 lit  D. 4,48 lit

 

nguon VI OLET