Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7
MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ:
Sử dụng để ra đề kiểm tra cuối mỗi chuyên đề ( văn biểu cảm, chuyên đề ca dao, tục ngữ...).
Đề số 1:
Loài cây mà em yêu.
Đề số 2:
Bóng dáng của một người thân yêu.
Đề số 3:
Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích.
Đề số 4:
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ được trích trong bài “Thư gửi mẹ” của Hen-rích Hai-nơ.
Đề số 5:
“ Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó…”
Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề số 6:
Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời:
“Không nơi nào đẹp bằng quê hương”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam.
Đề số 7:
Bàn về vai trò và vị trí của nhà văn trong xã hội, có người cho rằng: “Nhà văn là kĩ sư tâm hồn”.
Em hãy giải thích ý kiến trên. Bằng việc cảm nhận một số văn bản nghệ thuật chọn lọc trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm rõ thiên chức và sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc bồi đắp tâm hồn con người.
Đề số 8:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. (Theo Ngữ văn 7, tập hai)
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
Đề số 9:
“Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết”
(Theo Ngữ văn 7, tập hai)
Bằng một số dẫn chứng trong bài “Tinh thần yêu nứoc của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy chứng minh rằng cách viết của Bác Hồ rất giản dị.
Đề số 10:
Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

Đề số 11:
Câu 1 :
Trình bày cảm nhận của em về văn bản sau ;
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Câu 2 :
Tinh yêu quê hương đất nước là mạch nguồn xuyên suốt trong văn học Việt Nam.
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu ấy trong văn thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.
Đề số 12
Câu 1: ( 6 điểm)
Trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh có viết:
“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Nước gưong trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”
Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ.

Câu 2: ( 14 điểm
Cảm nhận của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Đề số 13

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN :NGỮ VĂN 7

Câu 1 : (4đ) Đọc đoạn văn sau :
“ Sài Gòn vẫn trẻ .Tôi thì đương già.Ba trăm năm so với năm ngàn tuổi của Đất Nước thì cái đô thị này còn xuân chán .Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà , trên đà thay da đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón , trân trọng , giữ gìn cái đô thị ngọc ngà. Tôi yêu Sài Gòn da diết …Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những
nguon VI OLET