CHƯƠNG: ĐIỆN XOAY CHIỀU (1000+)
Câu 1: Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.
B. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng không.
C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong khoảng thời gian bất kì đều bằng không.
D. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng lần công suất tỏa nhiệt trung bình.
Câu 2: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng:
A. Hiệu điện thế B. Chu kì C. Tần số D. Công suất
Câu 3: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng:
A. Hiệu điện thế B. Cường độ dòng điện C. Tần số D. Cường độ dòng điện
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.
B. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện.
Câu 5: Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều:
A. gây ra tác dụng nhiệt trên điện trở B. gây ra từ trường biến thiên
C. được dùng để mạ điện, đúc điện D. bắt buộc phải có cường độ tức thời biến đổi theo thời
Câu 6: Trong tác dụng của dòng điện xoay chiều, tác dụng không phụ thuộc vào chiều của dòng điện là tác dụng:
A. Nhiệt B. Hoá C. Từ D. Cả A và B đều đúng
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây có thể dùng đồng thời cả hai lọai dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi:
A. mạ diện, đúc điện. B. Nạp điện cho acquy.
C. Tinh chế kim lọai bằng điện phân. D. Bếp điện, đèn dây tóc
Câu 8: Cường độ hiệu dụng I của dòng điện xoay chiều
A. Là cường độ của một dòng điện không đổi khi cho nó đi qua điện trở R trong thời gian t thì tỏa ra nhiệt lượng Q = RI2t
B. Là giá trị trung bình của cường độ tức thời của dòng điện xoay chiều
C. Có giá trị càng lớn thì tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều càng lớn
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 9: Đối với dòng điện xoay chiều, khả năng cản trở dòng điện của tụ điện C
A. Càng lớn, khi tần số f càng lớn. B. Càng nhỏ, khi chu kỳ T càng lớn.
C. Càng nhỏ, khi cường độ càng lớn. D. Càng nhỏ, khi điện dung của tụ C càng lớn.
Câu 10: Khi mắc một tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nếu tần số của dòng điện xoay chiều:
A. Càng nhỏ, thì dòng điện càng dễ đi qua B. Càng lớn, dòng điện càng khó đi qua
C. Càng lớn, dòng điện càng dễ đi qua D. Bằng 0, dòng điện càng dễ đi qua
Câu 11: Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện:
A. Dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.
B. Dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở.
C. Hoàn toàn.
D. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
Câu 12: Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện
A. tăng lên 2 lần B. tăng lên 4 lần C. giảm đi 2 lần D. giảm đi 4 lần
Câu 13: Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm
A. tăng lên 2 lần B. tăng lên 4 lần C. giảm đi 2 lần D. giảm đi 4 lần
Câu 14: Cách phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha (/2 so với hiệu điện thế.
nguon VI OLET