Câu 5: Đồng chí (bạn) hãy viết một đoạn văn, bài thơ về con người và vùng đất Quân khu 3, hoặc kỷ niệm sâu sắc của mình trong đời quân ngũ? (không quá 1000 từ).
Trả lời:
Chuyện kể về một cựu chiến binh
Quê ngoại em ở xã Thủy Sơn, quận Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng – Nơi được gọi bằng cái tên thân yêu Thành phố hoa phượng đỏ. Em cảm thấy rất tự hào về quê ngoại của mình. Hè năm trước, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi. Đó là một mùa hè vô cùng bổ ích và lí thú. Hè ấy để lại trong em rất nhiều kỷ niệm và em ấn tượng nhất đó là câu chuyện ông em kể lại về chính bản thân ông.
Ông em kể: Thời chống Mỹ, nơi này tinh thần hăng hái lắm, dù là con một, sức khỏe không được tốt, nhưng tháng 12-1961 ông vẫn xung phong nhập ngũ vào Trung đoàn 6 Yên Tử. Khi huấn luyện tân binh xong, ông được giữ lại để huấn luyện thêm lớp tiểu đội trưởng, sau đó được điều về Đại đội 58 (Bộ Tư lệnh 350). Tháng 3-1962, ông hành quân vào Nam chiến đấu trong đội hình Trung đoàn 23, Sư đoàn 8. Ô tô đưa ông vào đến Quảng Bình thì cả đơn vị hành quân bộ để tham gia chốt cắt đường 14 tại Gia Lai, ngăn chặn địch chi viện cho thị xã Kon Tum. Do sức khỏe yếu, lại vừa ở Bắc vào nên trên đường hành quân ông bị sốt rét. Mệt quá, ông định ngồi nghỉ một lát, rồi đuổi theo đội hình đơn vị sau, nhưng không ngờ cơn sốt rét khiến ông không theo kịp và bị lạc. Ngày ấy, lính ta thường rỉ tai nhau “Dốc Kon Tum, hùm Đắc Lắc, giặc Gia Lai” vậy mà đúng thật. Không nhớ đường, không phương hướng, không bóng người, ông càng đi sâu trong rừng già càng lạc. Đến ngày thứ 5, thì sức xuống mạnh vì thức ăn chỉ có mộc nhĩ, nấm và quả sung, vả rụng. Cũng may là anh nuôi nên trên người ông vẫn còn túi muối và lọ B1. Cho tới ngày thứ 10 thì sức tàn, lực kiệt, ông không đi được nữa mà phải trườn kiểu rắn bò, bỏ hết các thứ, chỉ giữ lại duy nhất khẩu súng và băng đạn. Tới ngày thứ 12, khi đang bò thì ông nghe thấy có tiếng người nói đằng xa, thấy mừng. Nhưng đến gần thì tiếng giày đinh, giọng nói miền Nam rõ mồn một. Biết là địch, ông vội trườn vào bụi rậm giấu mình. Lúc ấy đấu tranh tư tưởng ghê lắm, nếu bò ra thì địch phát hiện. Một là nó bắn chết, hai là bắt làm tù binh thì sẽ được ăn cơm, nhưng đơn vị sẽ bị lộ. Đằng nào cũng chết thì chỉ chết một mình, còn hơn để lộ đơn vị. Nghĩ vậy nên ông nằm im… Cứ như vậy, lết người dưới tán rừng, vớ được vũng nước hay khe suối đều uống hết, khi nào mệt quá tự thiếp đi. Có lần bò sát đường 14, nghe thấy tiếng xe tăng địch lại bò quay lại. Một hôm ông bò vào chốt địch bỏ hoang vớ được ít cơm thừa dù đã mốc nhưng vẫn ăn ngon. Đến ngày thứ 18, sau khi ăn vả rụng ở gần khe suối, ông bò ngược lên sườn đồi với hy vọng quân ta sẽ hành quân qua. Cách đường mòn khoảng 10 mét, ông nghe thấy tiếng nói và chân người rõ mồn một. Xác định đúng quân ta, ông cố lết ra sát đường mòn. Thời điểm này, Trung đoàn 23 cử Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 3 ở lại phía sau đưa các đồng chí bị sốt rét đã ra viện vào đơn vị chiến đấu. Đội hình đi tới, ông cố hết sức rướn lên để mọi người nhìn thấy. Cũng may, chiến sỹ Phạm Văn Bình, ở Đại đội 10, là đồng hương đã phát hiện ra, chạy lại hỏi: Có phải Dũng C10 không? ông chỉ trả lời được một câu yếu ớt: Tao đây, Bình ơi! Cả hai ôm nhau khóc. Em đang bị cuốn theo câu chuyện của ông thì bỗng có tiếng bà gọi: Minh ơi! Bố mẹ con về này! Thế là ông ngắt lời và câu chuyện bị dang dở. Sau đó bố mẹ nói với em là đã xin cho em học thêm lớp đàn piano nên về xin phép ông bà đón em quay trở về Hà Nội cùng bố mẹ.
Em lên xe mà trong lòng vẫn còn đang lâng lâng nghĩ về hình ảnh người ông – người chiến sỹ năm nào. Em rất yêu ông, yêu quê ngoại của mình và em lại mong một ngày gần nhất trở về quê ngoại thân yêu để nghe nốt câu chuyện dang dở của ông

Câu 6: Theo đồng chí (bạn) cuộc thi tìm hiểu “Quân khu 3 - 75 năm đồng hành cùng dân tộc” có bao nhiêu người tham
nguon VI OLET