Câu 1: Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất, năng lực trong môn Toán?
Trả lời:
+ Dạy học mô hình hóa Toán học và dạy học bằng mô hình hóa Toán học.
+ Dạy học Toán qua tranh luận khoa học.
+ Dạy học Toán qua hoạt động trải nghiệm.

Câu 2: Hãy cho ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn Toán ở THCS.
Trả lời:
Chủ đề: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ
Yêu cầu cần đạt
Nội dung dạy học
Phương pháp, kĩ thuật dạy học
Năng lực, phẩm chất

– Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).
– Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

- Nhắc lại ba dạng biểu diễn số liệu, gồm: biểu đồ tranh, biểu đồ cột và bảng thống kê.

- Đọc và mô tả các dữ liệu ở dạng bảng. thống kê và biểu đồ tranh cho trước.
- Biểu diễn dữ liệu bằng bảng thống kê và biểu đồ tranh.
- So sánh ưu điểm của bảng thống kê và của biểu đồ tranh thông qua một tình huống cụ thể.
- Đọc và mô tả các dữ liệu ở biểu đồ cột/ cột kép cho trước.
- Biểu diễn dữ liệu vào bảng thống kê và biểu đồ cột/ cột kép.
- Tình huống nào nên sử dụng biểu đồ tranh/ biểu đồ cột/ biểu đồ cột kép.
- Lựa chọn giữa biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột/ biểu đồ cột kép để biểu diễn dữ liệu trong một tình huống cụ thể.
Dạy học toán thông qua hoạt động trải nghiệm khi cho HS làm việc với những hình ảnh hay đồ vật cụ thể liên quan đến cuộc sống hằng ngày của các em.
Dạy học hợp tác thông qua việc giao nhiệm vụ cho nhóm cùng hoàn thành một sản phẩm chung.
Dạy học thông qua mô hình hóa toán học khi yêu cầu HS biểu diễn dữ liệu bằng bảng hay biểu đồ từ các tình huống thực tiễn.
Dạy học thông qua tranh luận khoa học khi cho HS trình bày sự lựa chọn biểu đồ của mình hay sản phẩm của mình và bảo vệ nó trước ý kiến khác của các bạn trong lớp.
Vấn đáp giải quyết vấn đề; đặt vấn đề và dùng các câu hỏi hợp lí để HS giải quyết vấn đề khi trả lời các câu hỏi.
Kĩ thuật mảnh ghép: tổ chức cho các thành viên trong nhóm thực hiện một phần của nhiệm vụ chung rồi thống nhất đưa ra một sản phẩm trả lời cho nhiệm vụ chung.
Kĩ thuật khăn trải bàn: tổ chức cho HS trong nhóm làm việc cá nhân trên một nhiệm vụ rồi cùng nhau xem xét và thống nhất để đưa ra câu trả lời chung của nhóm.
Kĩ thuật phòng tranh: mỗi nhóm sẽ treo sản phẩm của mình ở một góc lớp, các thành viên nhóm khác sẽ đi xem xét và đặt câu hỏi.
Năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua việc quan sát dữ liệu trong tình huống để giải thích cho sự lựa chọn bảng và biểu đồ của mình
Năng lực mô hình hóa toán học thể hiện qua các biểu hiện:
- Sử dụng được các bảng dữ liệu và biểu đồ để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp;
- Giải quyết được những vấn đề toán học trong các bảng dữ liệu và biểu đồ;
- Thể hiện được lời giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn liên quan đến các biểu đồ.
Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua các biểu hiện sau:
- Phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin về số liệu cần thiết từ văn bản, bảng dữ liệu, các biểu đồ trong các phiếu học tập;
- Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận để viết đoạn văn và lựa chọn biểu đồ thích hợp trong sự tương tác với bạn cùng nhóm và trước lớp;
- Sử dụng được tên các biểu đồ thống kê kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các đoạn văn cần viết và lựa chọn biểu đồ thích hợp.
Môn toán rất thích hợp để rèn luyện 3 phẩm chất: chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.


Câu 3: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/
nguon VI OLET