Bài 2

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nêu được khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật.

- Giúp học sinh hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

2. Kĩ năng:

- Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

3. Thái độ :

- Giúp học sinh có thái độ tôn trọng pháp luật, ủng hộ hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.

II. Nội dung kiến thức cơ bản.

1. Khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật.

TT

Hình thức

Nội dung

Ví dụ

1

Sử dụng pháp luật

Sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép.

 

Tự do kinh doanh, lựa chọn ngành, nghề…

2

Thi hành pháp luật

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, làm những gì pháp luật qui định.

 

Nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ môi trường…

3

Tuân thủ pháp luật

Không làm những điều pháp luật cấm.

 

Không buốn bán hàng cấm.

4

Áp dụng pháp luật

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. 

-Quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết kết hôn, li hôn.

-Cơ quan Thuế xử lý doanh nghiệp vi phạm trốn thuế.

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Vi phạm pháp luật.

- Là những hành vi không hợp pháp, hành vi trái pháp luật.

- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

- Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.(cố ý, cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý, vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả)

      Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực, trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Trách nhiệm pháp lí.

- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích:

+ Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt ngay hành vi trái pháp luật.

+ Gánh chịu những thiệt hại do họ gây ra.

+ Giáo dục, răng đe người khác tránh, kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

- Vi phạm hình sự: là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định ở bộ luật hình sự. Vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội pham, vi phạm đến các quy tắc quản lý của nhà nước. Vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính.

- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm phấp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. Vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự.

- Vi phạm kỉ luật: là hành vi vi phạm đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. (Vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức). Vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

III. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm.

1. Khái niệm thực hiện pháp luật.

Câu 1. Pháp luật chỉ thật sự đi vào cuộc sống khi nào?

A. Khi Nhà nước ban hành.                                  B. Khi cá nhân, tổ chức thực hiện.    

C. Khi Chính phủ quy định.                                  D. Khi Tòa án thông qua.

Câu 2. Thực hiện pháp luật là hành vi

A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.                     B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức.               D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.

2. Hình thức thực hiện pháp luật.

*Sử dụng pháp luật.

Câu 3. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép?

A. Áp dụng pháp luật.                                       B. Tuân thủ pháp luật.    

C. Thi hành pháp luật.                                       D. Sử dụng pháp luật.

Câu 4. Trường hợp bạn A đủ 16 tuổi nhưng không sử dụng xe trên 50cm3­ hình thức thực hiện nào của pháp luật?

A. Áp dụng pháp luật.                                       B. Tuân thủ pháp luật.    

C. Thi hành pháp luật.                                       D. Sử dụng pháp luật.

Câu 5. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện quyền, không thực hiện cũng không bị ép buộc phải thực hiện?

A. Áp dụng pháp luật.                                       B. Tuân thủ pháp luật.    

C. Thi hành pháp luật.                                       D. Sử dụng pháp luật.    

Câu 6. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc lựa chọn ngành, nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình là gì?

A. Sử dụng pháp luật.                                       B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                       D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7. Sử dụng pháp luật là cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những gì pháp luật

A. cho phép làm.                                               B. cấm làm.

C. quy định làm.                                                D. không cho phép làm.

*Thi hành pháp luật.

Câu 8. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, làm những gì pháp luật qui định?

A. Áp dụng pháp luật.                                       B. Tuân thủ pháp luật.    

C. Thi hành pháp luật.                                       D. Sử dụng pháp luật.    

Câu 9. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?

A. Áp dụng pháp luật.                                       B. Tuân thủ pháp luật.    

C. Thi hành pháp luật.                                       D. Sử dụng pháp luật.    

Câu 10. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.                                        B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                       D. Áp dụng pháp luật.

Câu 11. Thi hành pháp luật là cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật

A. cho phép làm.                                               B. cấm làm.

C. quy định phải làm.                                        D. không cho phép làm.

Câu 12. Trong kinh doanh, cá nhân, tổ chức chủ động trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử... là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Áp dụng pháp luật.                                       B. Tuân thủ pháp luật.    

C. Thi hành pháp luật.                                       D. Sử dụng pháp luật.    

*Tuân thủ pháp luật.

Câu 13. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm?

A. Áp dụng pháp luật.                                       B. Tuân thủ pháp luật.    

C. Thi hành pháp luật.                                       D. Sử dụng pháp luật.    

Câu 14. Trường hợp người kinh doanh không kinh doanh những mặt hàng bị cấm kinh doanh là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.                                        B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                       D. Áp dụng pháp luật.

Câu 15. Trường hợp bạn A vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông không

A. sử dụng pháp luật.                                         B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                         D. áp dụng pháp luật.

Câu 16. Trường hợp ông A giết người là không

A. sử dụng pháp luật.                                         B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                         D. áp dụng pháp luật.

Câu 17. Trường hợp ông A buôn bán ma túy là không

A.  sử dụng pháp luật.                                        B. thi hành pháp luật.

C.  tuân thủ pháp luật.                                        D. áp dụng pháp luật.

Câu 18. Trường hợp ông A cố tình lây nhiễm HIV cho người khác là không

A. sử dụng pháp luật.                                         B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                         D. áp dụng pháp luật.

Câu 19. Trường hợp vi phạm luật Hôn nhân -  Gia đình, kết hôn khi chưa đủ tuổi là không

A. sử dụng pháp luật.                                         B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                         D. áp dụng pháp luật.

Câu 0. Trường hợp ông A trốn thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là không

A. sử dụng pháp luật.                                         B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                         D. áp dụng pháp luật.

Câu 21. Trường hợp bạn A chưa đủ 16 tuổi nhưng đã sử dụng xe trên 50cm3­ không

A. sử dụng pháp luật.                                         B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                         D. áp dụng pháp luật.

Câu 22. Trường hợp ông A chở 3 trên xe máy khi tham gia giao thông là không

A. sử dụng pháp luật.                                         B. thi hành pháp luật.

C.  tuân thủ pháp luật.                                        D. áp dụng pháp luật.

Câu 23. Tuân thủ pháp luật là cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật

A. cho phép làm.                                                B. cấm.

C. quy định phải làm.                                         D. bắt buộc làm.

*Áp dụng pháp luật.

Câu 24. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là

A. áp dụng pháp luật.                                       B. tuân thủ pháp luật.    

C. thi hành pháp luật.                                       D. sử dụng pháp luật.    

Câu 25. Nhà nước can thiệp thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền, bắt buộc cá nhân, tổ chức phải tuân theo thủ tục và trình tự do pháp luật quy định là

A. áp dụng pháp luật.                                       B. tuân thủ pháp luật.    

C. thi hành pháp luật.                                       D. sử dụng pháp luật.    

Câu 26. Cơ quan thuế xử phạt ông A trốn thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là

A. áp dụng pháp luật.                                       B. tuân thủ pháp luật.    

C. thi hành pháp luật.                                       D. sử dụng pháp luật.    

Câu 27. Công an xử lý ông A về tội buôn bán ma túy là

A. sử dụng pháp luật.                                        B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                        D. áp dụng pháp luật.

Câu 28. Cảnh sát giao thông xử lý người vi phạm khi tham gia giao thông là

A. sử dụng pháp luật.                                        B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                        D. áp dụng pháp luật

Câu 29. Cảnh sát giao thông xử lý bạn A chưa đủ 16 tuổi nhưng điều khiển xe trên 50cm3

A. sử dụng pháp luật.                                        B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                        D. áp dụng pháp luật

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

a. Vi phạm pháp luật.

Câu 30. Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người

A. có tri thức thức thực hiện.          B. có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.                 

C. có ý chí thực hiện.                      D. có khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện.

Câu 31. Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, do người có năng lực pháp lý thực hiện. Dấu hiệu nào còn thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật?

A. tri thức.                   B. lỗi.                  C. ý chí.                       D. khả năng gánh chịu.

Câu 32. Vi phạm pháp luật là do người có năng lực pháp lý, có lỗi thực hiện. Dấu hiệu nào còn thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật?

A. Có tri thức thức thực hiện.                  B. Hành vi trái pháp luật.                 

C. Có ý chí thực hiện.                              D. Có khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện.

Câu 33. Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật,….. do người có năng lực pháp lý thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hãy điều từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. có năng lực      B. có tri thức              C. có lỗi                       D. có trách nhiệm

Câu 34. Thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra là phản ảnh dấu hiệu nào của vi phạm pháp luật?

A. Năng lực pháp lý.                                 B. Hành vi trái pháp luật.    

C. Lỗi.                                                       D. Hành vi không hợp pháp.

Câu 35. Đạt một độ tuổi nhất định, theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình, tự quyết định cách cư xử của mình là phản ảnh dấu hiệu nào của vi phạm pháp luật?

A. Hành vi không hợp pháp.                         B. Hành vi trái pháp luật.    

C. Người có năng lực, trách nhiệm pháp lý. D. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

Câu 36. Xâm phạm, gây thiệt hại cho những mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là gì?

A. Hành vi không hợp pháp, trái pháp luật.  B. Người có trách nhiệm pháp lý   

C. Người có năng lực pháp lý.                      D. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

Câu 37. Khi nào công dân bị xem xét về độ tuổi, trạng thái tâm lí, lỗi, động cơ, mục đích, hậu quả, mức độ nguy hiểm của hành vi?

A. Khi tham gia pháp luật.                             B. Khi thực hiện pháp luật.

C. Khi vi phạm pháp luật.                              D. Khi làm nhân chứng.

b. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 38. Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi trái pháp luật của mình là gì?

A. Quyền lợi pháp lí.                                      B. Hậu quả pháp lí.                 

C. Tính chất pháp lí.                                       D. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 39. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người vi phạm pháp luật, bản án về tinh thần là gì?

A. Phạt tiền.              B. Buộc xin lỗi công khai.    C. Cấm đi lại.          D. Phạt tù.

Câu 40. Trách nhiệm pháp lý  áp dụng đối với người vi phạm pháp luật, bản án về tài sản là gì?

A. Cấm cư trú.          B. Buộc xin lỗi công khai.    C. Cấm đi lại.          D. Truy thu thu nhập.

Câu 41. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người vi phạm pháp luật, bản án về tự do là gì?

A. Phạt tiền.                                                       B. Buộc xin lỗi công khai.   

C. Phạt cảnh cáo.                                               D. Phạt tù.

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

*Vi phạm hình sự.

Câu 42. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là gì?

A. Vi phạm hình sự.                             B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                               D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 43. Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng?

A. Đủ 8 đến dưới 10 tuổi.                    B. Đủ 10 đến dưới 12 tuổi.

C. Đủ 12 đến dưới 14 tuổi.                  D. Đủ 14 đến dưới 16 tuổi.

Câu 44. Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Đủ 10 tuổi trở lên.                           B. Đủ 12 tuổi trở lên.

C. Đủ 14 tuổi trở lên.                           D. Đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 45. Độ tuổi nào phạm tội được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội?

A. Đủ 18 đến dưới 22 tuổi.                  B. Đủ 17 đến dưới 21 tuổi.

C. Đủ 14 đến dưới 18 tuổi.                  D. Đủ 15 đến dưới 19 tuổi.

Câu 46. Trường hợp do quá tự tin về tay lái của mình, tài xế đã lái xe vượt lũ làm chết 5 người. Hỏi tài xế đã vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hình sự.                             B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                               D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 47. Thời gian gần đây các tàu chở dầu của Việt Nam liên tục bị cướp biển vùng Malacca tấn công. Nếu những vụ này được đem ra xét xử thì những tên cướp biển này vi phạm pháp luật gì của Việt Nam?

A. Vi phạm hình sự.                             B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                               D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 48. Trường hợp ông Linh cố ý đánh người gây thương tích trên 30% thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hình sự.                             B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                               D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 49. Trường hợp ông Linh buôn bán ma túy thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hình sự.                             B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                               D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 50. Người có điều kiện mà không cứu giúp người khác đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hình sự.                             B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                               D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 51.  Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hình sự?

A.  Không phụng dưỡng cha mẹ già.

B.  Gây rối trật tự công cộng.

C.  Đánh bạn gây thương tích nặng.

D.  Vi phạm luật giao thông.

Câu 52.  Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hình sự?

A.  Sản xuất hàng giả trị giá 1 tỷ đồng.

B.  Không trả tiền đầy đủ, đúng hạn cho người bán.

C.  Lấn chiếm 0,2cm đất ở nhà hàng xóm.

D.  Bóc lột sức lao động của nhân viên.

*Vi phạm hành chính.

Câu 53. Những hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, vi phạm đến các quy tắc quản lý của nhà nước là gì?

A. Vi phạm hình sự.                                      B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                                       D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 54. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới

A. các quy tắc quản lý nhà nước.                  B. quan hệ tài sản và nhân thân.

C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.   D. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Câu 55. Độ tuổi nào bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý?

A. Đủ 8 đến dưới 10 tuổi.                             B. Đủ 10 đến dưới 12 tuổi.

C. Đủ 12 đến dưới 14 tuổi.                            D. Đủ 14 đến dưới 16 tuổi.

Câu 56. Trường hợp bn Linh chưa đủ16 tuổi điều khiển xe máy trên 50cm3, không đội mũ bảo hiểm là

A. vi phạm hình sự.                                       B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm dân sự.                                         D. vi phạm kỷ luật.

Câu 57. Trường hợp cửa hàng internet vẫn mở cửa sau 23h đêm là

A. vi phạm hình sự.                                       B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm dân sự.                                         D. vi phạm kỷ luật.

Câu 58. Theo quy định của pháp luật, người đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi-lanh bằng bao nhiêu?

A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3.                              B. Dưới 50 cm3.

C. 90 cm3.                                                       D. Trên 90 cm3.

Câu 59. Độ tuổi nào bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành do mình gây ra?

A. Đủ 10 tuổi trở lên.                                      B. Đủ 12 tuổi trở lên.

C. Đủ 14 tuổi trở lên.                                      D. Đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 60.  Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hành chính?

A.  Sản xuất hàng giả trị giá 10 triệu đồng.     B.  Giết người, cướp của, phi tan xác.

C.  Lấn chiếm đất ở nhà hàng xóm.                 D.  Bóc lột sức lao động của nhân viên.

*Vi phạm dân sự.

Câu 61. Những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân là gì?

A. Vi phạm hình sự.                                     B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                                       D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 62. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới

A. các quy tắc quản lý nhà nước.                  B. quan hệ tài sản và nhân thân.

C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.   D. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Câu 63. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ gì?

A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.          B. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.     D. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 64. Tòa án nhân dân giải quyết việc phân chia tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng là gì?

A. giải quyết hình sự.                                    B. giải quyết hành chính.

C. giải quyết dân sự.                                      D. giải quyết kỷ luật.

Câu 65. Bên mua hàng không trả tiền mua hàng đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận là

A. vi phạm hình sự.                                       B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm dân sự.                                         D. vi phạm kỷ luật.

Câu 66. Theo quy định của pháp luật, nhà hàng không đáp ứng đủ thức ăn theo hợp đồng thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hình sự.                                      B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                                       D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 67. Trường hợp ông Linh kiện gia đình bà Phương hàng xóm lấn 0,5m đất ra tòa, thì tòa án phải sử dụng luật nào để giải quyết tranh chấp đó?

A. Luật dân sự.                                              B. Luật hình sự.

C. Luật hành chính.                                       D. Luật quốc tế.

Câu 68. Độ tuổi nào khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện?

A. Đủ 6 đến dưới 18 tuổi.                                  B. Đủ 8 đến dưới 20 tuổi.               

C. Đủ 7 đến dưới 19 tuổi.                                  D. Đủ 9 đến dưới 21 tuổi.               

Câu 69. Khi thuê nhà của ông Linh, ông Sơn đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông Linh. Ông Sơn đã vi phạm pháp luật gì?

A. Vi phạm hình sự.                                           B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                                             D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 70.  Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm dân sự?

A.  Chậm chi trả lương cho người lao động.      B.  Giết người, cướp của, phi tan xác.

C.  Lấn chiếm 0,2cm đất ở nhà hàng xóm.         D.  Bóc lột sức lao động của nhân viên.

*Vi phạm kỷ luật.

Câu 71. Những hành hành vi vi phạm đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là gì?

A. Vi phạm hình sự.                                            B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                                              D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 72. Hình thức chịu trách nhiệm kỷ luật nào không đúng đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật?

A. Khiển trách, cảnh cáo.                                   B. Hạ bật lương hay buộc thôi việc.

C. Chuyển công tác khác.                                   D. Xử lý tù treo.

Câu 73. Nam gian lận trong kiểm tra 1 tiết môn giáo dục công dân lớp 12. Trong trường hợp này Nam vi phạm quy định nào?

A. Vi phạm hình sự.                                           B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                                             D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 74. Dựa vào cơ sở nào để phân chia các loại vi phạm pháp luật?

A. Tính chất, hậu quả.                                         B. Địa vị, chức vụ.

C.  Nguyên nhân, mục đích.                                D. Công danh, quyền lực.

Câu 75. Theo quy định của pháp luật, công nhân A thường xuyên đi làm muộn thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hình sự.                                           B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                                             D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 76. Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới

A. các quy tắc quản lý nhà nước.                      B. quan hệ tài sản và nhân thân.

C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.       D. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Câu 77.  Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm kỷ luật?

A.  Chậm chi trả lương cho người lao động.    B.  Giết người, cướp của, phi tan xác.

C.  Lấn chiếm đất ở nhà hàng xóm.                  D.  Vu khống, nói xấu đồng nghiệp.

Câu 78Anh A và anh B (25 tuổi) trong lúc say rượu đã trêu chọc C (C bị bệnh thần kinh) và bị C đánh A chết, B bị thương. Trong trường hợp này phải xử lí  anh C như thế nào?

A.  Phạt hình sự.      B.  Anh C trắng án.       C.  Phạt hành chính.         D.  Phạt dân sự.

Câu 79. Một học sinh hay trốn học, cúp tiết bị nhà trường ra quyết định đình chỉ học một tuần là
A. vi phạm hình sự.                                           B. vi pạm hành chính.

C. vi phạm dân sự.                                             D. vi phạm kỷ luật.

 

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 2

A

Câu 3

D

Câu 4

D

Câu 5

D

Câu 6

A

Câu 7

A

Câu 8

C

Câu 9

C

Câu 10

B

Câu 11

C

Câu 12

C

Câu 13

B

Câu 14

C

Câu 15

C

Câu 16

C

Câu 17

C

Câu 18

C

Câu 19

C

Câu 20

C

Câu 21

C

Câu 22

C

Câu 23

B

Câu 24

A

Câu 25

A

Câu 26

A

Câu 27

D

Câu 28

D

Câu 29

D

Câu 30

B

Câu 31

B

Câu 32

B

Câu 33

C

Câu 34

C

Câu 35

C

Câu 36

A

Câu 37

C

Câu 38

D

Câu 39

B

Câu 40

D

Câu 41

D

Câu 42

A

Câu 43

D

Câu 44

D

Câu 45

C

Câu 46

A

Câu 47

A

Câu 48

A

Câu 49

A

Câu 50

A

Câu 51

C

Câu 52

A

Câu 53

B

Câu 54

A

Câu 55

B

Câu 56

D

Câu 57

D

Câu 58

A

Câu 59

C

Câu 60

B

Câu 61

C

Câu 62

C

Câu 63

C

Câu 64

C

Câu 65

A

Câu 66

A

Câu 67

A

Câu 68

A

Câu 69

C

Câu 70

C

Câu 71

D

Câu 72

D

Câu 73

D

Câu 74

D

Câu 75

D

Câu 76

C

Câu 77

A

Câu 78

B

Câu 79

D

Câu 80

 

 

 

 

Nếu bạn đọc muốn có được tất cả câu hỏi trắc nghiệm của tất cả các bài trong chương trình GDCD lớp 12 hãy chuyển 49k vào số tài khoản 62510000078931 (bùi quốc vương ngân hàng đầu tư và phát triển Kon Tum) và nhắn địa chỉ Email tới sđt 0935911110 quý bạn đọc sẽ được gửi ngay. Xin cảm ơn.

nguon VI OLET