Nếu bạn đọc muốn có được tất cả câu hỏi trắc nghiệm của tất cả các bài trong chương trình GDCD lớp 12 hãy chuyển 40k vào số tài khoản 62510000078931 (bùi quốc vương ngân hàng đầu tư và phát triển Kon Tum) và nhắn địa chỉ Email tới sđt 0935911110 quý bạn đọc sẽ được gửi ngay. Xin cảm ơn.

Bài 1

PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được khái niệm, nội dung những đặc trưng cơ bản, bản chất của pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.

- Giúp học sinh hiểu được vai trò và giá trị của pháp luật trong đời sống đối với cá nhân, tổ chức, xã hội.

2. Kĩ năng:

- Biết đánh giá hành vi cư xử của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực xã hội.

3. Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống, học tập và làm theo pháp luật.

- Nghiêm chỉnh chấp hành những qui định của pháp luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.

II. Nội dung kiến thức cơ bản.

1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

a. Khái niệm pháp luật.

- Pháp luật là hệ thống qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

- Ví dụ: Luật hôn nhân, luật kinh tế....

- Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán… Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về:  

- Những việc được làm.

- Những việc phải làm.

- Những việc không được làm.

- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước mới được phép ban hành.

b. Đặc trưng cơ bản của pháp luật.

- Tính qui phạm phổ biến:

+ Tính quy phạm phổ biến là qui tắc xử sự mang tính khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kỳ ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định phải xử sự theo quy định của pháp luật.

- Tính quyền lực, tính bắt buộc chung:

+ Pháp luật là những qui định do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của mình.

+ Tính quyền lực, tính bắt buộc chung là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo quy định của pháp luật.

- Tính xác định chặt chẽ về hình thức:

+ Pháp luật là văn bản có chứa các quy phạm pháp luật, do nhà nước ban hành.

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức là văn bản phải diễn đạt chính xác, một nghĩa, dể đọc, dể hiểu, dể thực hiện.

Ví dụ:

- Luật hôn nhân qui định nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ 18 đủ tuổi trở lên được kết hôn. (chặt chẽ)

- Không được đi hàng 2 trên phố. (Không chặt chẽ)

- Phải đội mủ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, xe máy. (Không chặt chẽ)

2. Bản chất của pháp luật.

a. Bản chất giai cấp của pháp luật:

+ Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị mà nhà nước là đại diện.

+ Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước.

+ Xâm hại đến lợi ích nhà nước, giai cấp cầm quyền sẽ sử dụng quyền lực cưỡng chế buộc chấm dứt việc làm trái pháp luật.

*Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ pháp luật nào. Tuy nhiên đứng trên lập trường giai cấp nào thì pháp luật mang bản chất của giai cấp đó.

b. Bản chất xã hội của pháp luật:

+ Pháp luật băt nguồn từ thực tiễn của đời sống xã hội, được xã hội chấp nhận coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung.

+Pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.

- Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế (đọc thêm)

- Quan hệ giữa pháp luật và chính trị (đọc thêm)

- Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức: 

+ Pháp luật được hình thành trên cơ sở của các các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

+ Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.

+ Đạo đức là cơ sở để pháp luật tồn tại và phát triển.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

- Vì sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật.

+ Pháp luật có những đặc trưng cơ bản để quản lý xã hội một cách công bằng, dân chủ  thể hiện ý chí, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân.

+ Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất  bằng quyền lực nhà nước.

+ Pháp luật tạo điều kiện cho xã hội ổn định, trật tự và phát triển.(kiểm tra, kiểm soát…)

- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?

+ Xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật này phải bảo đảm tính:(Toàn diện, thống nhất, đồng bộ, phù hợp)

+ Thực hiện pháp luật: bằng cách công khai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục... dưới nhiều hình thức khác nhau.

+ Bảo vệ pháp luật : bằng cách phát hiện và xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Thông qua các quy định của luật và các văn bản dưới luật công dân thực hiện quyền của mình.

- Thông qua các quy định của pháp luật công dân vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

III. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm.

1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

a. Khái niệm pháp luật.

Câu 1. Pháp luật là hệ thống……chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. cơ bản tương đối    B. quan điểm tuyệt đối          C. qui tắc xử sự             D. ý kiến xử xự

Câu 2. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do ai ban hành?

A. Nhà nước               B. Tòa án                               C. Chính phủ                 D. Quốc hội

Câu 3. Quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành là gì?

A. Công văn.              B. Nội quy.                            C. Pháp luật.                  D. Văn bản.

Câu 4. Chuẩn mực nào của xã hội là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán?

A. Pháp luật.               B. Đạo đức.                           C. Kinh tế.                      D. Chính trị.

Câu 5. Câu nào sau đây đúng nhất khi nói về pháp luật?

A. Pháp luật là chuẩn mực về đời sống tình cảm.

B. Pháp luật quy định các hành vi không được làm.                         

C. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung.

D. Pháp luật quy định các hành vi được làm.

Câu 6. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam) là ngày nào?

A. Ngày 8 tháng 11.                                         B. Ngày 9 tháng 11.                         

C. Ngày 10 tháng 11.                                       D. Ngày 11 tháng 11.

Câu 7. Hiến pháp, đạo luật cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)  được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào?

A. Ngày 8 tháng 11 năm 1946.                         B. Ngày 9 tháng 11 năm 1946.                        

C. Ngày 10 tháng 11 năm 1946.                       D. Ngày 11 tháng 11 năm 1946.            

b. Các đặc trưng của pháp luật.

*Tính quy phạm phổ biến.

Câu 8. Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.              B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C.  Tính quy phạm phổ biến.                              D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 9. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 10. Đặc trưng nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 11. Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông đường bộ là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 12. Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 13. Luật giao thông đường bộ quy định mọi người khi tham gia giao thông ở Việt Nam đều chấp hành hiệu lệnh, biển báo, tín hiệu, vạch đường… phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 14. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống

A. xã hội.              B.  gia đình.            C.  tổ dân phố.      D. cơ quan, trường học.

Câu 15. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội mang

A. quy tắc xử sự chung.                                   B.  quy tắc xử sự riêng.        

C. quy tắc bắt buộc chung.                              D. quy tắc bắt buộc riêng.

*Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 16. Đặc trưng nào cơ bản nhất của pháp luật Việt Nam?

A. Tính quốc tế rộng lớn.                                    B. Tính ổn định lâu dài.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                    D. Tính đối ngoại chặt chẽ.

Câu 17. Dựa vào đặc trưng cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 18. Pháp luật do nhà nước và  bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của mình là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 19. Cá nhân không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện đặc trưng cơ  bản nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 20. Tổ chức không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật buộc họ phải khắc phục hậu quả là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 21. Trường hợp Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông không chấp hành qui định của pháp luật là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 22. Trường hợp Cảnh sát giao thông xử phạt bạn A không đội mủ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy là thể hiện đặc trưng cơ  nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 23. Trường hợp cơ quan Thuế xử phạt công ty A có hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật là thể hiện đặc trưng cơ  nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.             B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 24. Pháp luật phải có đặc trưng cơ bản nào sau đây?

A. Tính hiện đại.  C. Tính cơ bản.   C. Tính truyền thống.   D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 

*Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 25. Văn bản đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để công dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.                 B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung .                      D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 26. Tại sao nội dung của tất cả các văn bản pháp luật không được trái với hiến pháp?

A.  Hiến pháp là luật cơ bản nhất của nhà nước.   B.  Hiến pháp có hiệu lực quốc tế cao nhất.

C.  Hiến pháp được xây dựng rộng rãi nhất.          D.  Hiến pháp có nội dung dài nhất.

Câu 27. Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.   B. Quy phạm pháp luật.  C. Vi phạm thông tư.  D. Quy phạm chỉ thị.

Câu 28. Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất là gì?

A. Nghị định.                B. Hiến pháp.                   C. Thông tư.                D. Chỉ thị.

Câu 29. Đâu là một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật?

A. Tính hiện đại.                                                   B. Tính truyền thông.    

C. Tính truyền thống.                                            D. Tính quy phạm phổ biến.

2. Bản chất của pháp luật:

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu 30. Tại sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc?

A. Pháp luật do nhà nước ban hành.                   B. Pháp luật làm hại nhà nước.

C. Pháp luật xử lý người vi phạm.                      D. Pháp luật bảo vệ nhân dân.

Câu 31. Trường hợp Nhà nước sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế của mình buộc người vi phạm pháp luật phải chấm dứt việc làm trái pháp luật thì phản ảnh bản chất nào của pháp luật?

A. Bản chất giai cấp.  B. Bản chất kinh tế.    C. Bản chất xã hội.            D. Bản chất giáo dục.

Câu 32. Pháp luật Việt Nam do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị mà nhà nước là đại diện, mang bản chất của giai cấp nào?

A. Giai cấp tư sản và vô sản.                              B. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

C. Giai cấp nông dân và trí thức.                        D. Giai cấp công chức, viên chức.

Câu 33. Pháp luật Mỹ mang bản chất của giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân.                                        B. Giai cấp tư sản.   

C. Giai cấp nông dân.                                          D. Giai cấp, tầng lớp tri thức.

Câu 34. Pháp luật thời Phong Kiến mang bản chất của giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân.                                        B. Giai cấp địa chủ, quý tộc.   

C. Giai cấp nông dân.                                          D. Giai cấp, tầng lớp tri thức.

Câu 35. Khi nhà nước đại diện thì các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải phù hợp với

A. ý chí của giai cấp cầm quyền.                         B. tất cả các quy phạm đạo đức.

C. nguyện vong của nhân dân.                             D. tất cả mọi tầng lớp nhân dân.

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

Câu 36. Câu nào đúng nhất khi nói về bản chất xã hội của pháp luật?

A. Pháp luật được thực hiện trong xã hội.

B. Pháp luật chỉ là những điều cấm đoán trong xã hội.

C. Pháp luật xử lý người vi phạm trong xã hội.                     

D. Pháp luật chỉ mang tính bắt buộc, cưỡng chế trong xã hội.

Câu 37. Bản chất nào của pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống của con người, được chấp nhận coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung?

A. Bản chất giai cấp của pháp luật.                           B. Bản chất văn hóa của pháp luật.          

C. Bản chất xã hội của pháp luật.                              D. Bản chất giáo dục của pháp luật.

Câu 38. Bản chất nào của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống của con người, vì sự phát triển của con người?

A. Bản chất giai cấp của pháp luật.                           B. Bản chất văn hóa của pháp luật.          

C. Bản chất xã hội của pháp luật.                              D. Bản chất giáo dục của pháp luật.

3. Quan hệ gữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.

a. Quan hệ gữa pháp luật với kinh tế. Giảm tải

b. Quan hệ gữa pháp luật với chính trị. Giảm tải

c. Quan hệ gữa pháp luật với đạo đức.

Câu 39. Quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nào thể hiện nhiều nhất các quan niệm về đạo đức?

A. Luật hình sự.       B. Luật kinh tế.      C. Luật hôn nhân- gia đình.           D. Luật hành chính.

Câu 40. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật?

A. Đạo đức thành pháp luật sẽ được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.

C. Đạo đức là cơ sở để pháp luật tồn tại, phát triển.

D. Pháp luật sẽ ràng buộc các quy phạm đạo đức.

Câu 41. Trường hợp có khả năng cứu người, nhưng bác sĩ gây tắc trách dẫn đến chết người là vi phạm điều gì?

A. Đạo đức và văn hóa.                                   B. Pháp luật và văn hóa.    

C. Đạo đức và pháp luật.                                 D. Đạo đức và  nghề nghiệp.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

Câu 42.  Nhà nước Việt Nam quản lí xã hội bằng phương tiện nào sau đây?

A. Pháp luật.                   B. Đạo đức.                 C. Kinh tế.                         D. Chính trị.

Câu 43. Phát biểu nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?

A. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.

B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội.

C. Quản lý xã hội bằng pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ.

D. Pháp luật được bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.

Câu 44. Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?

A. Pháp luật bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân.

B. Pháp luật phương pháp quản lý dân chủ và hiệu quả nhất.

C. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ trong quản lí.

D. Pháp luật là phương pháp quản lý cố định duy nhất.

Câu 45. Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?

A. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ.

B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến trong xã hội.

C. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất.

D. Pháp luật không phù hợp với quyền lợi, nghĩa vụ chung.

Câu 46. Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?

A. Pháp luật do Quốc hội thông qua.

B. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất.

C. Pháp luật bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước.

D. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lý xã hội.

Câu 47. Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?

A. Pháp luật do Nhà nước ban hành, Quốc hội thông qua.

B. Pháp luật là sức mạnh quyền lực của nhà nước.

C. Pháp luật do Nhà nước tuyên truyền, giáo dục.

D. Pháp luật thể hiện ý chí riêng của giai cấp cầm quyền.

Câu 48. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.

Câu 49. Ý kiến nào sai khi nói vai trò của pháp luật đối với công dân?

A. Hiến pháp quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Luật và các văn bản dưới luật cụ thể hóa nội dung.

C. Căn cứ quy định pháp luật công dân thực hiện quyền của mình.

D. Pháp luật bảo đảm công dân được hưởng quyền theo nhu cầu.

Câu 50. Hiến pháp quy định các

A. trách nhiệm của công dân.                             B. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

C. lợi ích hợp pháp của công dân.                      D. nghĩa vụ và lương tâm của công dân.

Câu 51. Mỗi công dân phải sống và làm việc theo

A. đạo đức và văn hóa.                             B. phong tục và truyền thống.

C. Hiến pháp và pháp luật.                       D. nghĩa vụ và lương tâm.

Câu 52. Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây?

A. Quan hệ hôn nhân - gia đình. B. Quan hệ kinh tế.

C.  Quan hệ tình yêu nam - nữ. D. Quan hệ lao động.

Câu 53. Đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam. B. Điều lệ Đoàn TNCS HCM.

C. Nội quy của nhà trường. D. Điều luật hôn nhân gia đình.

Câu 54. Để  Cảnh sát phản ứng nhanh hay lực lượng thường trực 24/24h tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân thì báo đến số điện thoại khẩn cấp nào?

A. 113.                               B. 114.                       C. 115.                             D. 116.

 

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 2

A

Câu 3

C

Câu 4

A

Câu 5

C

Câu 6

B

Câu 7

B

Câu 8

C

Câu 9

D

Câu 10

D

Câu 11

D

Câu 12

D

Câu 13

D

Câu 14

A

Câu 15

A

Câu 16

C

Câu 17

C

Câu 18

C

Câu 19

C

Câu 20

C

Câu 21

C

Câu 22

C

Câu 23

C

Câu 24

D

Câu 25

B

Câu 26

A

Câu 27

B

Câu 28

B

Câu 29

D

Câu 30

A

Câu 31

A

Câu 32

B

Câu 33

B

Câu 34

B

Câu 35

A

Câu 36

A

Câu 37

C

Câu 38

C

Câu 39

C

Câu 40

D

Câu 41

C

Câu 42

A

Câu 43

B

Câu 44

D

Câu 45

D

Câu 46

D

Câu 47

D

Câu 48

B

Câu 49

D

Câu 50

B

Câu 51

C

Câu 52

C

Câu 53

D

Câu 53

A

 

 

 

 

 

nguon VI OLET