GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - LỚP 3

Tự nhiên và xã hội
Nên thở như thế nào ?
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khỏe.
- Biết được khi thở vào, khí ô xi có trong không khí sẽ thầm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể, khi thở ra, khỉ các bô nic có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
- Biết được một số chất độc hại làm ảnh hưởng đến phổi, biết cách phòng tránh khi gặp các chất độc hại.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK.
- Gương soi nhỏ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ: Nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp. Vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu tại sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng
a) Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
+ Chúng ta nên thở như thế nào? (Thở bằng mũi)
b) Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi:
+ Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng?
- HS ghi những hiểu biết của mình vào vở ghi chép khoa học.
VD: - Vì mũi dễ thở hơn miệng.
- Vì thở bằng miệng thì mỏi miệng.
- Vì thở bằng miệng thì khô miệng, rát họng.
- Vì mũi cản được bụi còn miệng không cản được bụi ….
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
c) Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi
- HS nêu các câu hỏi đề xuất:
+ Trong lỗ mũi có gì?
+ Thở bằng mũi và thở bằng miệng cái nào tốt hơn?
+ Nếu ta chỉ thở bằng miệng có được không?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?......
- GV lắng nghe, chọn câu hỏi hướng vào nội dung chính của bài và ghi lên bẳng.
+ Trong lỗ mũi có gì?
+ Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng?
- HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi.
d) Thực hiện phương án tìm tòi
- GV hướng dẫn HS lấy gương ra soi (nếu có) để quan sát phía trong của lỗ mũi mình. Nếu không có gương có thể quan sát lỗ mũi của bạn bên cạnh và trả lời câu hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi?
- Hoạt động nhóm 4, ghi kết quả quan sát vào vở.
- các nhóm báo cáo kết quả.
e) Kết luận kiến thức:
- GV hướng dẫn HS so sánh với biểu tượng ban đầu ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
HS ghi vào vở: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
HĐ2: Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành
Bước 1: Làm việc theo
- HS quan sát hình 3, 4, 5, tr 7 và thảo luận theo cặp.
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
+ GV chỉ định một số HS trình bày kết quả thảo luận.
- Hít thở không khí trong lành có lợi gì ?
- Hít thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì ?
GV kết luận: (SGV, trang 23)
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học: Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng? HÝt thë kh«ng khÝ trong lµnh cã lîi g× ?
- Nhắc HS thực hiện tốt bài học để có lợi cho sức khỏe.
- GV nhËn xÐt giê häc.
nguon VI OLET