CHÀO MỪNG CÔ VÀ
CÁC BẠN ĐẾN VỚI
PHẦN THUYẾT TRÌNH
CỦA TỔ 1
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
NGÔN NGỮ –
TÀI SẢN CHUNG
CỦA XÃ HỘI
II
III
I
LỜI NÓI –
SẢN PHẨM RIÊNG
CỦA CÁ NHÂN
QUAN HỆ GiỮ
NGÔN NGỮ CHUNG
VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
- Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được cộng đồng xã hội quy ước và sử dụng thống nhất để giao tiếp và trở thành tài sản chung của cộng đồng và xã hội.
Muốn giao tiếp chúng ta phải cần có những gì?
Muốn hiểu biết nhau chúng ta phải cần có những gì?
Ngôn ngữ chung là gì?
NGÔN NGỮ
1. Yếu tố chung của ngôn ngữ

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
Các âm và các thanh âm (nguyên âm, phụ âm và thanh điệu...)
Ví dụ: a, e, i, o, b, h, t, …
thanh huyền, thanh sắc, thanh ngang,…
Các tiếng (tức là các âm tiết) do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định.
Ví dụ: nhà, cây, người, thủy, chiến, vô,…
Các từ
Ví dụ: đất nước, đẹp đẽ, xe đạp, máy bay,…
Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ ...)
Ví dụ: nước đổ đầu vịt, thuận buồm xuôi gió,…
2. Các quy tắc, các phương thức

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
Quy tắc cấu tạo các kiểu câu (câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt,…).
Ví dụ: Câu ghép:
+ Vì gió tràn về rất mạnh cho nên cây trong vườn bị đổ nhiều.
Cụm C - V (1)
Cụm C - V (2)
2. Các quy tắc, các phương thức

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
Phương thức chuyển nghĩa từ.
Ví dụ:
Chỉ trạng thái chín của quả cây: non, già, chín.
(Nghĩa gốc)
Chỉ mức độ của sự đo lường: non một cân, già một cân.
Chỉ mức độ nhận thức: suy nghĩ còn non, suy nghĩ già dặn.

NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
Yếu tố chung của ngôn ngữ
Các quy tắc, các phương thức
Về mặt âm thanh
Quy tắc cấu tạo từ, cụm từ ngữ, câu,…
Về mặt từ, ngữ cố định
Phương thức chuyển nghĩa từ,…
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN
Lời nói: là văn bản viết hoặc nói, là sản phẩm riêng của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm phương tiện giao tiếp trong tình huống cụ thể.
Lời nói của cá nhân có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân, được thể hiện ở những phương diện sau:

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
Khi nói, giọng mỗi người có một vẻ riêng, không giống người khác.
1. Thân em xưa ở bụi tre
Mùa đông khép lại mùa hè mở ra
(Cây quạt giấy)
2. Cái gì của ta
Chặt không đứt, dứt không ra?
(Cái bóng)
3. Hạt gieo tới tấp.
Rãi đều khắp ruộng đồng.
Nhưng hạt gieo chẳng nãy mầm.
Để bao hạt khác mừng thầm mọc xanh.
(Hạt mưa)
Các bạn có nhận xét gì về giọng nói của những bạn vừa trả lời?
ĐỐ VUI
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
1. Giọng nói cá nhân.
2. Vốn từ ngữ cá nhân.
Từ vựng của mỗi ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người, nhưng mỗi cá nhân thường ưa chuộng và quen dùng những từ ngữ nhất định, tạo nên vốn từ ngữ cá nhân.
Phụ thuộc vào nhiều phương diện:
+ Lứa tuổi
+ Giới tính
+ Nghề nghiệp
+ Vốn sống
+ Trình độ hiểu biết
+ Quan hệ xã hội
+ …
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
2. Vốn từ ngữ cá nhân.
Ví dụ:
Nghe lời của người bác, cháu bé nhận xét:
“Bác nói, giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời. Sợ bác nói là hãi…”
(Ma Văn Kháng)
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc
Từ ngữ chung khi cá nhân sử dụng có lúc được chuyển đổi, sáng tạo để tạo nên những biểu hiện mới.
Ví dụ:
Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.
(Hồ Chí Minh)
 “trồng” được chuyển nghĩa (giáo dục, đào tạo) và dùng sang lĩnh vực con người.
- Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Xuân Diệu)
 “buộc” được chuyển nghĩa (mong muốn giữ gió lại)
 “Trồng người” và “buộc gió” là cách nói có hình ảnh, gợi cảm, hàm chứa ý nghĩa  mang phong cách nghệ thuật.
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
4. Việc tạo ra các từ mới.
- Cá nhân có thể tạo ra những từ mới trong lời nói của mình theo những chất liệu ngôn ngữ có sẵn và các phương thức chung.
Ví dụ:
- Công ty nhận xây dựng các lò kính, nhà máy gạch ốp lát cao cấp, sứ vệ sinh cao cấp,...
- Vào đầu những năm 80, một cuộc cách mạng khác trong kĩ xảo khác được thực hiện, đó là hình ảnh số hóa.
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung,
phương thức chung.
Khi nói, viết, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (câu, đoạn,…) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung:
+ Lựa chọn vị trí cho các từ.
+ Tỉnh lược từ ngữ.
+ Tách câu.
+ …
Ví dụ:
Tình thư một bức phong còn kín,
Nó nơi đâu gượng mở xem.
(Nguyễn Trãi)
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI

LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN
Giọng nói cá nhân
Việc tạo từ mới
Chuyển đổi, sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung
Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung,
phương thức chung
Vốn từ cá nhân
III. QUAN HỆ GiỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN
Ví dụ: Cho biết sự khác nhau của các từ hoa trong các câu thơ sau:
- Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng
( Cảnh chiều hôm – Hồ Chí Minh)
- Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi
( Nguyễn Trãi)
- Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân.
Lời nói cá nhân vừa góp phần biểu hiện ngôn ngữ chung vừa sáng tạo , biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung, làm cho ngôn ngữ chung ngày càng đa dạng, phong phú hơn
III. QUAN HỆ GiỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
QUAN HỆ GiỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ
LỜI NÓI CÁ NHÂN
Sản sinh lời nói
cá nhân
Lĩnh hội nội dung
lời nói
Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng.
LUYỆN TẬP 1
Bài 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

 Từ “thôi” được dùng với nghĩa chuyển: sự mất mát, đau đớn. Được nhà thơ sử dụng làm động từ để diễn tả nỗi đau khi nhà thơ nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm nói tránh.
LUYỆN TẬP 1
Bài 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Hai câu thơ được sắp xếp đối lập: “xiên ngang” >< “đâm toạc” và “mặt đất” >< “chân mây” kết hợp với biện pháp đảo ngữ “rêu từng đám” và “đá mấy hòn” như mang theo niềm phẫn uất của con người cũng như chính nhà thơ. Ngoài ra các động từ “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự bướng bỉnh của nhà thơ.
Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất.
LUYỆN TẬP 1
Bài 3: Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
CẢNH KHUYA
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
(Hồ Chí Minh)

Cấu trúc so sánh mới lạ: “tiếng suối” với “tiếng hát”
Điệp ngữ: “chưa ngủ” như đang chờ một kết thúc bất ngờ.
 Thể hiện vẻ đẹp cổ điển nhưng rất hiện đại.
LUYỆN TẬP 2
Bài 1: Từ nách là một từ quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực” (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du (trong Truyện Kiều) đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào?

Nách tường bông liễu bay sang láng giềng

- Nghĩa của từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du: chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường.
 Nghĩa chuyển dựa trên cơ sở giống nhau về vị trí trên cơ thể người và trên sự vật.



Bài 2: Phân tích nghĩa của từ xuân trong mỗi lời thơ sau:

1. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
(Hồ Xuân Hương, Tự tình II)
Xuân (đi): tuổi xuân, vẻ đẹp của con người.
Xuân (lại): Nghĩa gốc, chỉ mùa xuân.
LUYỆN TẬP 2
LUYỆN TẬP 2
Bài 2: Phân tích nghĩa của từ xuân trong mỗi lời thơ sau:

2. Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Xuân có nghĩa là: vẻ đẹp của người con gái.
 Chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ
3. Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
- Xuân có nghĩa là: chỉ men say nồng của rượu ngon, sức sống dạt dào và tình bạn thắm thiết.
 Chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ
LUYỆN TẬP 2
Bài 2: Phân tích nghĩa của từ xuân trong mỗi lời thơ sau:
4. Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
( Hồ Chí Minh)
Xuân thứ nhất (nghĩa gốc): chỉ mùa xuân.
Xuân thứ hai (nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ): chỉ sức sống mới, sự thịnh vượng, giàu có.


LUYỆN TẬP 2
Bài 3: Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng?
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
- Mặt trời trong thơ Huy Cận có nghĩa gốc (mặt trời của tự nhiên), được nhà thơ nhân hóa.
b. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
( Tố Hữu, Từ ấy)
- Mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng.
LUYỆN TẬP 2
Bài 3: Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng?
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

- Mặt trời thứ nhất dùng với nghĩa gốc
- Mặt trời thứ hai chỉ đứa con là niềm tin, là ánh sáng của cuộc đời người mẹ.
 Chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ
Bài 4: Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra từ những danh tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?
a. Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc
(Báo Quân đội nhân dân)
Từ mới: mọn mằn
- Tiếng có sẵn: mọn với nghĩa nhỏ đến mức không đáng kể.
- Quy tắc cấu tạo: láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m).
 Từ mọn mằn có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường ,không đáng kể.
LUYỆN TẬP 2
Bài 4: Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra từ những danh tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?
b. Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công nghìn việc không biết mệt.
( Minh Tuyền)
Từ mới: giỏi giắn
Tiếng có sẵn: giỏi
Quy tắc cấu tạo: láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm gi).
 Giỏi giắn nghĩa là rất giỏi (có sắc thái thiện cảm, được mến mộ)
LUYỆN TẬP 2
LUYỆN TẬP 2
Bài 4: Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra từ những danh tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?
c. Tôi được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ ... bằng ca-mê-ra chuyên dụng của chính máy nội soi
(Quang Đẩu)
Từ mới: nội soi
- Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn (nội, soi)
- Theo nguyên tắc động từ chính (soi) đi sau, phụ từ (nội) bổ sung ý nghĩa được đặt trước.
Hết!
nguon VI OLET