PHẦN MỞ ĐẦU

I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Hưởng ứng phong trào ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học. Kể từ năm 2000 tôi đã bắt đầu nghiên cứu về phần mềm MAPLE, ở thời điểm nầy MAPLE đang phát hành với phiên bản 3.0. Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, tôi đã hoàn thành được quyển sách GIẢI TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH VỚI PHẦN MỀM MAPLE, quyển sách đã được sự ủng hộ rất lớn của giáo viên toán trên cả nước. Từ năm 2007 Bộ giáo dục đã đưa chương trình MAPLE vào trong các đợt tập huấn cho giáo viên các môn Toán, Lý trong các đợt bồi dưỡng thường xuyên nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Lý do là phần mềm MAPLE được các nhà khoa học của Canada viết ra để phục vụ cho công tác nghiên cứu toán học, phần mềm nầy rất mạnh, nó có thể giải quyết hầu hết các vấn đề về toán ở phổ thông và đại học nhưng một trở ngại lớn là mọi sự giao tiếp với phần mềm đều thực hiện qua các câu lệnh bằng tiếng Anh, điều nầy làm cho việc nghiên cứu ứng dụng của giáo viên gặp khó khăn. Trong năm học nầy SGD Bến Tre có mở đợt tập huấn cho giáo viên môn toán THCS và THPT, tôi đã được mời báo cáo về ứng dụng của phần mềm MAPLE trong dạy học môn toán. Tổng kết các nghiên cứu cũng như nhìn lại những khó khăn và thuận lợi trong thời gian qua tôi đã viết nên SKKN nầy nhằm mục đích chia sẻ với các đồng nghiệp đang giảng dạy môn toán một công cụ mạnh, một phương pháp mới trong giảng dạy và học tập môn toán.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lý do tôi chọn đề tài nầy là muốn chia sẻ với các Thầy Cô đang giảng dạy môn toán những nghiên cứu mới, những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được hơn mười năm qua về việc ứng dụng Maple trong việc dạy học của mình.
Qua SKKN nầy hy vọng rằng các Thầy Cô đang giảng dạy toán cấp THPT sẽ được nâng cao hơn nữa khả năng vận dụng Maple vào công tác giảng dạy của mình.
Đồng thời qua SKKN nầy cũng giúp cho các Thầy Cô đang giảng dạy các môn toán, lý có thể tự soạn cho mình phần Help bằng tiếng Việt để thay thế cho phần Help của Maple, điều nầy giúp cho việc tra cứu các lệnh, hàm của Maple được dễ dàng hơn.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Cung cấp cho người sử dụng danh mục các hàm thông dụng nhất của Maple.
- Ứng dụng Maple để soạn giáo án điện tử.
- Ứng dụng Maple để soạn đề thi có đáp án.
- Giới thiệu phương pháp viết chương trình bằng ngôn ngữ Maple để tạo ra các dạng toán mới, đáp ứng nhu cầu ra đề của giáo viên.
- Phương pháp tạo ra phần Help bằng tiếng Việt để dễ dàng tra cứu.
Phạm vi của SKKN nầy đề cập đến các vấn đề ứng dụng của Maple để giải quyết một số dạng toán của cấp THPT, đối tượng của SKKN nầy là các Thầy Cô đang giảng dạy toán cấp THPT đã có kiến thức cơ bản về Maple.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- SKKN nầy được viết ra nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp đang giảng dạy toán THPT những kinh nghiệm, những nghiên cứu mới trong công việc ứng dụng Maple vào công tác giảng dạy toán của mình.
- SKKN nầy được viết ra cũng nhằm mục đích góp phần thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học môn toán.
- SKKN nầy là một đề tài cùng với tập thể nhà trường nghiên cứu khoa học.
Bản thân đã ứng dụng SKKN trong nhiều năm qua và nhận thấy rằng SKKN nầy đã góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy và học.

V. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU
Mục đích của SKKN là giới thiệu các nghiên cứu có tính sáng tạo về phần mềm Maple. Cụ thể viết chương trình để Maple giải tự động các dạng toán cơ bản, cần chú ý rằng Maple chỉ có khả năng cho kết quả khi ta thực hiện một lệnh cụ thể chứ không cho ta một lời giải hoàn chỉnh, điểm sáng tạo của giải pháp là bắt máy tính giải tự động các dạng toán cơ bản trong chương trình toán THPT với lời giải thật chi tiết. Ứng dụng Maple để tạo ra các giáo án điện tử dùng để trình chiếu, đây cũng là một vấn đề có tính sáng tạo, bởi vì từ trước đến nay mọi người đều biết rằng khả năng chủ yếu của Maple là chỉ dùng để tính toán mà thôi. Trình bày phương pháp ứng
nguon VI OLET