PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
Số: 01/BCKTNB-MNMH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mỹ Hưng, ngày 05 tháng 01 năm 2022

BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ
Năm học 2021 - 2022

Thực hiện kế hoạch chỉ đạo về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2021 - 2022 của Phòng GD&ĐT Thanh Oai; Thực hiện Kế hoạch số 196/KH-MNMH ngày 23/9/2021 về công tác kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2021 - 2022;
Căn cứ vào kết quả thực tế về công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường, trường mầm non Mỹ Hưng báo cáo công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường học kỳ I năm học 2021 - 2022 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
Hoạt động KTNB trường đã được sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT Thanh Oai và tiến hành trên cơ sở chương trình kế hoạch công tác một cách cụ thể; được xác định là khâu thiết yếu trong công tác quản lý của nhà trường. Tổ chức biên chế của Ban KTNB đã từng bước được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng.
Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Phòng GD&ĐT về công tác kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hành chính cũng như triển khai thực hiện Luật Thanh tra năm 2010, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011.
Hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường có nhận thức đúng đắn về công tác thanh kiểm tra giáo dục, về đổi mới chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Đặc biệt về việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
Các thành viên trong Ban được tập huấn và cung cấp đầy đủ các tài liệu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà trường và hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trong năm học; các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
2. Khó khăn:
Việc áp dụng thực hiện chế độ chính sách cho các thành viên trong Ban và công tác kiểm tra hoạt động sư phạm (HĐSP) nhà giáo còn nhiều bất cập. Việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, tiếp dân, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng còn chưa khoa học.
Kinh phí và các điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động kiểm tra còn hạn chế.
II. VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KỂM TRA:
1. Ngay từ đầu tháng 9 cùng với việc kiện toàn tổ chức đoàn thể, tổ, khối chuyên môn nhà trường đã thành lập Ban kiểm tra nội bộ: Hiệu trưởng là Trưởng ban, Phó Hiệu trưởng là Phó ban; các Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn có năng lực nghiệp vụ chuyên môn tốt, có uy tín trong nhà trường và tổ trường văn phòng, các đồng chí trong Ban thanh tra nhân dân có hiểu biết về các lĩnh vực khác.
2. Hiệu trưởng đã thực hiện phân công nhiệm vụ cho các thành viên tròn BCĐ và XD kế hoạch, nội dung kiểm tra; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra và phổ biến các văn bản pháp quy của tài liệu nghiệp vụ kiểm tra cho các đồng chí trong Ban kiểm tra của trường, để vừa có khả năng kiểm tra, vừa có khả năng tư vấn, thúc đẩy, kiến nghị các giải pháp và các vấn đề thực tế đồng thời làm tốt nghiệp vụ chuyên môn.
3. Đã phân công, phân nhiệm, chuyên sâu hóa các mảng, các bộ phận để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công việc.
Đã thống nhất hóa các mẫu biểu để các kiểm tra viên chủ động trong việc thực hiện các báo cáo tổng hợp như: phiếu đánh giá giờ dạy, công tác CSND, phiếu kiểm tra các loại hồ sơ của GV, NV; biên bản kiểm tra toàn diện, phiếu kiểm tra học sinh, biểu mẫu tổng hợp; biên bản kiểm tra CSVC; biên bản việc thực hiện Quy chế chuyên môn; biên bản kiểm tra đột xuất; biên bản kiểm tra các thiết bị đồ dùng; biên bản kiểm tra công tác phổ cập; biên bản kiểm tra hồ sơ cán bộ công chức…
4. Đã chỉ đạo chặt chẽ về các hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, làm tốt công tác kiểm tra chuyên môn nhất là kiểm tra cuối kỳ, việc đánh giá xếp loại học học sinh, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra thực hiện QCDC, việc thực hiện nếp sống văn hóa ở cơ quan và nơi cơ trú của CB,GV,NV. Kiểm tra việc thực hiện ký cam kết các cuộc vận động của ngành… Kiểm tra
nguon VI OLET