Trường THCS Thạnh Đông                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

Bài 01  - Tiết 01

Tuần 01

BÀI 1 - THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT

SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI TRẦN

(1226 - 1400)

1        MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.1       Kiến thức:

-         HS hiểu sơ lược các giai đoạn phát triển.

-         HS biết khái quát về quá trình xây dựng và phát triển của mĩ thuật thời Trần.

1.2       Kĩ năng:

-         HS nắm được vài nét về đặc điểm mĩ thuật thời Trần.

1.3       Thái độ:

-         HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc; biết trân trọng và yêu quý vốn cổ cha ông để lại.

2        TRỌNG TÂM:

-         HS hiểu khái quát về quá trình phát triển và đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.

3        CHUẨN BỊ:

3.1       Giáo viên:

-         Sưu tầm một số hình ảnh có liên quan.

3.1       Học sinh:

-         Đọc bài giới thiệu ở SGK.

-         Dụng cụ học tập.

4        TIỀN TRÌNH DẠY HỌC:

4.1      Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số lớp.

4.2      Kiểm tra miệng:

GV: kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

4.3      Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò:

Nội dung bài học:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội

GV giới thiệu: Cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại lực lượng nổi loạn. Tháng 12/ 1226 ( Ất Dậu ) nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh – mở đầu cho nhà Trần

Sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình khiến nhà Trần được thừa hưởng toàn bộ nền văn hóa thời Lý, từ đó phát triển để lại nhiều dấu ấn trong xã hội

GV:đặt câu hỏi

    Tinh thần tự chủ, long tự hào dân tộc được thể hiện như thế nào?

    Qua ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông

    Kể tên một số tướng tài của thời Trần?

  1.    Vài nét về bối cảnh lịch sử:

 

 

 

 

 

 

 

 

-               3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông _ Nguyên, tinh thần tự cường, tự chủ dân tộc ngày càng nâng cao, đất nước giàu mạnh

GVBM: Vũ Thị Phương Thảo  


Trường THCS Thạnh Đông                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

    Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Trần Thủ Độ

    Tôn giáo nào đóng vai trò chủ yếu?

    Phật giáo nhưng có sự suy yếu

    Tôn giáo nào bắt đầu có sự phát triển

    Nho giáo

HS trả lời

    GV tổng kết, giải đáp bổ sung: Sau ba lần xâm lược của quân Nguyên Mông, những thành tựu văn hóa bị tổn thất nặng nề. Sau gần 200 năm cai quản, nhà Trần đã để lại nhiều công trình, tác phẩm mang hơi thở của thời đại

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần

GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK

GV nêu tóm tắt: Mỹ thuật thời Trần phát triển trong điều kiện thuận lợi, giàu chất hiện thực, cách tạo hình khỏe khoắn và vì thế gần gũi với đời sống nhân dân lao động

GV đặt câu hỏi:

    Kể tên các loại hình nghệ thuật

    Kiến trúc, điêu khắc, chạm khác trang trí, đồ gốm

HS trả lời

-         GV giới thiệu từng loại hình nghệ thuật

    Giới thiệu loại hình nghệ thuật kiến trúc

-         GV đặt câu hỏi:

    Nghệ thuật kiến trúc bao gồm những thể loại nào?

    Kiến trúc cung đình và kiến trúc phật giáo

+       Kiến trúc cung đình:

    Kinh đô của triều Trần được đặt ở đâu?

    Thăng Long

    Được tiếp thu từ thời kì nào?

    Tiếp thu từ thời Lý nhưng có xây dựng lại đơn giản hơn

    Ngoài kinh đô, kiến trúc thời Trần còn có các công trình nào?

    Cung Thiên Trường, khu lăng mộ An Sinh, nhà langVũ Đông Tây

    Các khu lăng mộ thuộc thể loại kiến trúc nào?

    Kiến trúc cung đình

-         HS trả lời:

+       Kiến trúc Phật giáo

-         GV đặt câu hỏi:

    Kiến trúc Phật giáo chủ yếu được thể hiện ở những công trình nào? Có quy mô ra sao?

    Thể hiện ở những ngôi chùa tháp, có quy mô uy nghi, bề thế

    Chùa làng chủ yếu thờ ai?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.    Vài nét về mĩ thuật thời Trần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.        Kiến trúc

 

 

 

  1.   Kiến trúc cung đình

-       Tu bổ lại kinh thành Thăng Long

-       Xây dựng thêm nhiều cung điện và lăng mộ

 

 

 

 

 

 

 

  1.   Kiến trúc phật giáo:

-       Xây dựng các ngôi chùa tháp uy nghi, bề thế

-       Chùa làng được xây dựng ở nhiều nơi

 

GVBM: Vũ Thị Phương Thảo  


Trường THCS Thạnh Đông                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

    Chùa làng kết hợp thờ thần, phật

    Kể tên một số ngôi chùa thời Trần?

    Phổ Minh, Bình Sơn, Chùa Dâu, Chùa Thái Lạc, Chùa giải oan, chùa Bối Khê…

-         HS trả lời

-         GV kết luận: Tìm hiểu về kiến trúc thời Trần đã cho ta thấy một phần sự lớn mạnh, hào khí một thời của dân tộc. Sau đây ta sẽ tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc – trang trí

    Giới thiệu nghệ thuật điệu khắc và chạm khắc trang trí:

  1.   Tượng tròn

-         GV đặt câu hỏi:

­       Nội dung thể hiện của tượng tròn?

    Tượng phật, quan hầu, tượng thú…

­       Chất liệu của tượng?

    Gỗ hoặc đá…

­       Vị trí đặt tượng?

    Chùa, khu lăng mộ An Sinh

    Rồng thời Trần có đặc điểm gì? Có giống rồng thời Lý không?

    Khỏe mạnh, mập mạp, mạnh mẽ, khác với rồng thời Lý

  1.   Chạm khắc trang trí:

    Chạm Khắc dung để làm gì?

    Trang trí, làm đẹp công trình kiến trúc

    Kể tên một số tác phẩm chạm khắc?

    Cảnh nhạc công, người chim, rồng ở chùa Thái Lạc ( Hưng Yên )

    Phân tích cấu tạo của chạm khắc bệ đá thời Trần

    Gồm ba phần: tòa sen, thân, chân bệ

-         GV kết luận: Cung cấp một số kiến thức về điêu khắc từ tài liệu tham khảo

    Giới thiệu nghệ thuật gốm:

-         GV đặt câu hỏi:

    Gốm thời Trần phát triển ở lĩnh vực nào?

    Gốm gia dụng phát triển mạnh

    Đề tài trang trí của gốm thời Trần?

    Hoa sen, hoa cúc cách điệu

    Đặc điểm của gốm thời Trần?

    Xương gốm dày, thô, nặng…

Nét vẽ khoáng đạt, chế tác được gốm hoa nâu và hoa lam

-         GV tóm tắt ý chính, phân tích một số loại gốm, cách chế tác từ tài liệu cho HS tham khảo

-         Bổ sung kiến thức về hội họa: Việc vẽ chân dung phát triển, nổi bật là bức chân dung vua Trần Nhân Tông, sống động theo lối hiện thực, thể hiện trong việc vẽ tiền. Tuy nhiên đa số chỉ còn trong thư tịch được ghi chép lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.        Điêu khắc – chạm khắc trang trí
    1.   Điêu khắc:

-       Bao gồm tượng tròn và bệ rồng

-       Rồng thời Trần mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ

 

 

 

 

 

 

  1.   Chạm khắc trang trí:

-       Làm tăng thêm vẻ đẹp cho công trình kiến trúc

-       Nhiều tác phẩm có chủ đề độc lập, được coi là một tác phẩm hoàn chỉnh

 

 

 

 

  1.        Đồ gốm:

-       Xương gốm dày, thô, nặng hơn gốm thời Lý

-       Gốm gia dụng phát triển mạnh

-       Nét vẽ khoáng đạt. họa tiết chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu

 

 

 

GVBM: Vũ Thị Phương Thảo  


Trường THCS Thạnh Đông                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

-         GV đặt câu hỏi:

    Qua bài học em cảm nhận được gì từ nghệ thuật thời Trần?

    Hãy nêu đặc điểm của kiến trúc thời Trần?

    Mĩ thuật thời Trần có những đặc điểm nào nổi bậc?

HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

  1.    Đặc điểm của mĩ thuật thời Trần: SGK
    1.   Biểu hiện sức mạnh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc
    2.   Kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn
    3.   Tiếp nhận một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng

4.1      Câu hỏi củng cố và luyện tập:

-         GV nhắc câu hỏi củng cố:

    Hãy nêu đặc điểm của kiến trúc thời Trần?

    Mĩ thuật thời Trần có những đặc điểm nào nổi bật?

-         HS trả lời.

-         HS nhận xét bổ sung.

-         GV góp ý, củng cố, đánh giá tiết học.

4.2      Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

-         Đối với bài học tiết này

+       Học thuộc nội dung bài học.

+       Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến mỹ thuật thời Trần

-         Đối với bài học ở tiết tiếp theo

+       Chuẩn bị bài 2: “ một số công trình tiêu biểu của MT Thời Trần” .

+       Đọc bài.

+       Tìm hiểu về các công trình MT thời Trần.

2        RÚT KINH NGHIỆM:

Nội dung: .......................................................

 .............................................................

Phương pháp: .....................................................

 .............................................................

Sử dụng ĐDDH:...................................................                                         

 

GVBM: Vũ Thị Phương Thảo  

nguon VI OLET