Trường THCS Tân Hiệp                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

Tuần: 24– Tiết: 24

Ngày dạy:

Bài 23: VẼ THEO MẪU

CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT

( Vẽ hình )

  1.   MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.1       Kiến thức:

-       HS biết cấu tạo của ấm tích và bát.

-       HS hiểu cách thể hiện bài vẽ cái ấm tích và cái bát.

1.2       Kĩ năng:

          - HS thực hiện được: Vẽ được hình cái ấm tích và cái bát đúng bố cục.

          - HS thực hiện thành thạo: vẽ được hình gần giống mẫu.

1.3       Thái độ:

    - Thói quen: cẩn thận khi thể hiện bài vẽ.

- Tính cách: HS nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục và cách diễn tả đường nét, yêu thích mộn học hơn.

  1. NỘI DUNG HỌC TẬP:

-       HS vẽ được hình gần giống mẫu.

  1.  CHUN BỊ:

3.1      Giáo viên:

-       Mẫu vẽ ( Cái ấm tích và cái bát).

-       Bài vẽ HS năm trước.

3.2      Học sinh:

-       Dụng cụ học tập.

  1. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1      Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2      Kiểm tra miệng:

-         HS nhận xét về đề tài cuộc sống quanh em..

? Tiết này chúng ta học bài gì? ( Cái ấm tích và cái bát)

4.3      Bài mới: Hôm nay, ta sẽ học bài 23: Cái ấm tích và cái bát” (vẽ hình).

Hoạt động của Giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét tìm hiểu cấu tạo mẫu cái ấm tích và cái bát, hiểu cách thể hiện hình vẽ cái ấm tích và cái bát.( 10)

_ GV đề nghị HS lên bày mẫu.

_ HS cả lớp nhận xét, góp ý cách bày mẫu.

_ GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:

      Đặc điểm của mẫu:

I. Quan sát, nhận xét:

 

 

 

 

 

 

GVBM: Mai Ngọc Thi


Trường THCS Tân Hiệp                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

    Mẫu gồm có những vật gì?

    Đặc điểm của ấm tích?

    Mô tả hình dáng của từng vật mẫu?

    Ấm tích và bát thuộc hình khối cơ bản nào?

    Mô tả mẫu tại vị trí ngồi?

_ GV yêu cầu HS quan sát tổng thể mẫu để tìm khung hình chung, riêng của từng vật mẫu.

    Toàn bộ mẫu nằm trong khung hình gì?

    Từng mẫu nằm trong khung hình gì?

_ HS nêu nhận xét cụ thể.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ để vẽ được hình cái ấm tích và cái bát.(10)

_ GV minh họa bảng, gợi ý HS quan sát, tìm tỉ lệ.

    Tỉ lệ giữa ấm tích bát như thế nào?

    Chiều cao của ấm tích gấp mấy lần chiều cao của bát?

_ GV chốt lại tỉ lệ của từng vật và hướng dẫn HS vẽ khung hình riêng của từng vật.

_ GV gợi ý HS so sánh tỉ lệ của lọ, hoa và quả.

    Ấm tích gồm những bộ phận nào?

    Từ miệng xuống đến thân bằng bao nhiêu chiều cao của khung hình?

    Chiều ngang miệng ấm tích bằng bao nhiêu chiều ngang thân ấm tích?

    So sánh tỉ lệ giữa ấm tích và bát?

    Khoảng cách giữa vòi ấm và thân ấm?

    Mô tả độ cong của ấm tích?

_ GV chốt lại tỉ lệ từng phần của mẫu, hướng dẫn HS đánh dấu tỉ lệ và vẽ phác hình.

_ GV dựa vào nét phác, hướng dẫn HS quan sát mẫu, chú ý các nét cong để vẽ hoàn chỉnh.

_ GV vẽ minh họa cho HS quan sát.

_ GV yêu cầu HS quan sát mẫu, vẽ các đường cong của mẫu để hoàn thiện hình vẽ.

Trong quá trình vẽ, đối chiếu so sánh lại giữa mẫu và bài vẽ cho chính xác tỉ lệ của đồ vật.

_ GV lưu ý HS chú ý các nét đậm nhạt cho đúng để tiết sau vẽ đậm nhạt cho dễ.

*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài cái ấm tích và cái bát. HS yêu thích môn học.(20)

_ GV đến từng bàn theo dõi HS làm bài.

_ HS làm bài theo đúng các bước đã hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Cách vẽ:

_ Vẽ phác khung hình chung và khung hình từng mẫu.

_ Xác định tỉ lệ các bộ phận và phác bằng các nét thẳng mờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_ Vẽ hình dựa trên các nét thẳng mờ đã phác.

_ Hoàn chỉnh hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Thực hành:

Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ấm tích và cái bát (vẽ hình)

GVBM: Mai Ngọc Thi


Trường THCS Tân Hiệp                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

_ GV lưu ý: cần để HS quan sát, phân tích tương quan giữa các mẫu vật rồi vẽ.

_ GV theo dõi HS làm bài. Gợi ý HS nhận ra chỗ chưa đúng.

_ HS tự nhận xét - tìm ra và điều chỉnh chỗ sai trên bài làm.

_ HS làm bài.

 

4.1      Tổng kết:

-       GV chọn và treo một số bài.

-       GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá về:

+        Bố cục? – Thuận mắt.

+        Hình vẽ? – Đúng tỉ lệ.

-       GV nhận xét và chỉ ra chỗ mạnh, yếu để động viên HS.

-       GV đánh giá và chấm đạt.

4.2      Hướng dẫn học tập:

-       Đối với bài học ở tiết này:

+        Không vẽ ở nhà nếu không có mẫu thật.

-       Đối với bài học ở tiết tiếp theo:

+        Chuẩn bị bài 24: Cái ấm tích và cái bát ( Vẽ đậm nhạt ).

+        Mẫu vật thật: Cái ấm tích và cái bát ( giống tiết 23 ).

+        Mẫu vật có dạng tương đương.

+        Quan sát độ đậm nhạt, tương quan đậm nhạt của Cái ấm tích và cái bát

5.PHỤ LỤC:     

 

GVBM: Mai Ngọc Thi

nguon VI OLET