Trường THCS Tân Hiệp                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

Tuần 7– Tiết: 07

ND:

Bài 7 - VẼ TRANG TRÍ

TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ LỌ HOA

1        MỤC TIÊU :

1.1       Kiến thức:

       -  HS biết: vẻ đẹp sáng tạo của lọ hoa qua phần thể hiện của bản thân.

- HS hiểu: Cách tạo dáng, trang trí một lọ hoa theo ý thích

1.2       Kĩ năng:

-         HS thực hiện được: Tạo dáng lọ hoa.

-         HS thực hiện thành thạo: Quan sát vẻ đẹp lọ hoa, thể hiện thanh thạo tạo dáng và trang trí lọ hoa.

1.3       Thái độ:

      - Thói quen: Nhìn nhận cái đẹp trong cuộc sống hang ngày.

- Tính cách: Áp dụng tính thẩm mĩ  trong cuộc sống hang ngày.

2        NÔI DUNG HỌC TẬP::

-         HS biết cách tạo dáng, trang trí một lọ hoa theo ý thích

3        CHUẨN BỊ:

3.1       Giáo viên:

-         Một số lọ hoa có kiểu dáng và cách trang trí khác nhau

-         Bài vẽ của HS năm trước

3.2       Học sinh:

-         Dụng cụ học tập: giấy vẽ, bút chì, ….

-         Họa tiết trang trí sưu tầm ở nhà

4        TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1      Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.

4.2      Kiểm tra miệng:

-         GV nhận xét bài thực hành tranh phong cảnh. Tuyên dương bài vẽ tốt, nhắc nhở bài chưa tốt thực hiện tốt hơn.

4.3 Tiến trình bài học:

Vào bài: Chúng ta thấy rằng, các đồ vật trong cuộc sống hàng ngày ngoài chức năng sử dụng còn có chức năng thẩm mĩ. Có nhiều yếu tố để tạo nên vẻ đẹp của đồ vật. Qua bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách để tăng thêm vẻ đẹp cho một vật rất quen thuộc, đó là lọ hoa

 

Hoạt động của thầy và trò:

Nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét ( 10 phút)

-         GV chia lớp thành 4 nhóm ( theo tổ) để thảo luận, nhận biết về sự cần thiết của tạo dáng và trang trí lọ hoa

-         GV yêu cầu HS tự tìm ra kiểu dáng và cách trang trí. Trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

GVBM: Mai Ngọc Thi


Trường THCS Tân Hiệp                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

-         Nhóm 1: Nêu nhận xét về sự giống và khác nhau của những lọ hoa ( lọ hoa thật trên bàn GV )

-         Nhóm 2: Sự cần thiết của tạo dáng và trang trí lọ hoa ( để làm gì? )

-         Nhóm 3: Họa tiết, màu sắc, cách trang trí như thế nào?

-         Nhóm 4: kề tên một số chất liệu của lọ hoa? Em thích lọ nào? Vì sao?

-         HS: từng nhóm trình bày

-         GV rút ra kết luận, bổ sung dựa trên nội dung HS trình bày, hướng HS đến sự cần thiết của tạo dáng và trang trí lọ hoa.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách tạo dáng và trang trí lọ hoa. ( 15 phut)

* Tạo dáng

-         GV: Gợi ý HS tìm hình dáng lọ:

-         Tìm hình dáng chung và phác vào khổ giấy ( cho HS quan sát dáng lọ, tìm ra dáng lọ mà HS thích )

-         GV minh họa bảng

+       Vẽ trục

    Tại sao phải vẽ trục?

    Vẽ trục để hình vẽ được cân đối

+       Tìm tỉ lệ các bộ phận ( HS quan sát, tìm tỉ lệ trên các lọ hoa )

-         GV lưu ý HS: Tỉ lệ các bộ phận của lọ hoa sao cho thanh thoát, vững chắc.

+       Phác nét cơ bản để có hình lọ.

+       Tìm đường nét diễn tả dáng lọ cho phù hợp ý định

* Trang trí: Tìm cách trang trí lọ

    Ta có những cách trang trí nào?

-            HS suy nghĩ và nhớ lại các cách trang trí đã học

-            GV treo tranh và hướng dẫn HS quan sát cách trang trí ở phần cổ lọ, thân lo và đáy lọ hoa

-            GV hướng dẫn HS lựa chọn họa tiết cho phù hợp dáng lọ

          Màu sắc giữa lọ và họa tiết phải như thế nào?

          Đậm, nhẹ nhàng, hoặc mạnh mẽ… tạo sự vui mắt

-            GV yêu cầu HS xem họa tiết đã sưu tầm để trang trí cho lọ hoa giáo viên đưa ra

-            HS lên bảng thực hành yêu cầu

-            GV cho HS tham khảo bài vẽ của HS năm trước

-            GV cung cấp một số thông tin về lọ gốm cho HS với những cách trang trí khắc lên lọ…

* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài ( 15 phút)

-         GV gợi ý HS làm bài theo các bước đã hướng dẫn. Lưu ý trong tiết chỉ cần xong bước vẽ chì có thể về nhà tô màu.

I. Quan sát, nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Cách tạo dáng và trang trí lọ hoa:

  1.   Tạo dáng

 

-         Tìm hình dáng chung và phác vào khổ giấy.

 

 

 

-         Vẽ trục

 

-         Tìm tỉ lệ các bộ phận

 

 

 

-         Phác nét cơ bản để có hình lọ

-         Tìm đường nét diễn tả dáng lọ cho phù hợp ý định

  1.   Trang trí

 

-         Chọn họa tiết phù hợp

-         Vẽ phác mảng họa tiết

-         Vẽ họa tiết

-         Tô màu

 

 

 

 

 

 

 

III. Thực hành

GVBM: Mai Ngọc Thi


Trường THCS Tân Hiệp                                                                             Giáo án Mĩ thuật 7

-         GV gợi ý HS có thể chọn cắt dán

-         GV lưu ý HS: sự thay đổi của nét thông qua đường trục quyết định tới dáng vẻ của lọ hoa

-         GV: theo dõi HS làm bài. Gợi ý HS nhận ra chỗ chưa đúng

Tạo dáng và trang trí một lọ hoa theo ý thích

 

4.1      Tổng kết:

-         GV chọn và treo một số bài hoàn thành bước vẽ chì.

-         GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá về:

+       Bố cục? – Cân đối.

+       Hình dáng lọ hoa?- Đẹp mắt.

+       Hình vẽ trang trí? – Sinh động.

+       Màu sắc? ( nếu có)-  Hài hòa.

-         HS: Nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.

-         GV: Nhận xét và chỉ ra chỗ mạnh, yếu để động viên HS

-         GV xếp loại theo thứ tự và chấm điểm.

4.2      Hướng dẫn học tập::

-         Đối với bài học tiết này:

+       Hoàn thành bài vẽ.

+       Sưu tầm một số hình trang trí lọ hoa

-         Đối với bài học ở tiết tiếp theo:

+       Chuẩn bị bài 8: “LỌ HOA VÀ QUẢ ( tiết 1)”.

+       Quan sát một số lọ hoa và quả dạng hình cầu…

+       Chuẩn bị hai mẫu vật gồm lọ hoa và quả dạng hình cầu.

+       Sưu tầm tranh tĩnh vật.

+       Dụng cụ học tập: giấy vẽ, chì, màu.

1        PHỤ LỤC: ( nếu có)

 

GVBM: Mai Ngọc Thi

nguon VI OLET