- Bài 1:    CHÍ CÔNG VÔ TƯ

 

1. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

a- Kiến thức:- Nêu được thế nào là chí công vô tư

 - Nêu được biểu hện của chí công vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

b- Kĩ năng: Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

 *. Giáo dục kĩ năng sống:

 - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư; Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện thái độ chí công vô tư.

    c- Thái độ:  Đồng tình ủng hộ những việc làm thể hiện chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a- Giáo viên:SGK + SGV lớp 9.  Chuyện kể, ca dao, tục ngữ, bảng phụ.

b- Học sinh:- SGK + vở ghi.- Chuẩn bị bài mới.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 a- Ổn định t chức

b- Kiểm tra bài cũ: (5’)Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài mới của HS.

*/ Giới thiệu bài

    - GV kể chuyện : Chuyện kể về “Một ông già lẩm cẩm” gánh trên vai 86 tuổi đời với khoản lương hưu hai người cả thảy 440.000đ/tháng. Nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miến phí cho trẻ nghèo, ông giáo làng Bùi văn Huyền ( còn gọi là ông Tuấn Dũng ) nhà ở thôn Thái bình, xã Đông Thái, huyện Ba Vì- Hà Tây đang và sẽ mãi mãi mải miết trả món nợ đời “ Học được chữ của người và mang chữ cho người

       c-Dạy nội dung bài mới:

 

            HOẠT ĐỘNG CỦA GV

 

                 Hoạt động 1

Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề

*/ Thảo luận nhóm:

                    Nhóm 1 + 2

Nêu việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá khi Tô Hiến Thành bị ốm ?

Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?

Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện điều gì ?

                 Nhóm 3 + 4

Mong muốn của Bác Hồ là gì?

 

Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?

Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?

Việc làm và hành động của Bác chứng tỏ điều gì ?

Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM có chung một phẩm chất của đức tính gì ?

Qua hai câu chuyện về Tô hiến thành và Bác Hồ em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người ?

                 Hoạt động 2

      Tìm hiểu nội dung bài học

Qua tấm gương về Tô Hiến Thành, về Bác Hồ em hiểu thế nào là chí công vô tư ?.

Lấy VD việc làm thể hiện chí công vô tư ?

Sự nghiệp và cuộc đời của Bác đã tác động tới tình cảm của nhân dân ta như thế nào?

GD Tư tưởng HCM: Trong công việc Bác luôn  công bằng không thiên vị.

- Bác luôn đạt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.

Vậy : Sống và làm việc như tô hiến Thành và Chủ tịch HCM sẽ có lợi gì cho tập thể và cho XH?

Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư :

  1. Giải quyết công việc thiên vị.
  2. Sống ích kỉ ,chỉ lo lợi ích cá nhân
  3. Tham lam ,vụ lợi.
  4. Cố gắng vươn lên, thành đạt bằng tài năng.
  5. Che giấu khuyết điểm cho người thân, người có chức, có quyền.

Nhận xét, đưa ra đáp án đúng: 1,2,3,5

Các bạn trong lớp chúng ta đã biết xử sự chí công vô tư chưa? Vì sao?

Là HS cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào ?

 

 

Chỉ định HS đọc câu danh ngôn trong SGK.

 

                   Hoạt động 3

      Hướng dẫn HS giải bài tập SGK

 

 

 

 

 

             HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 

I- ĐẶT VẤN ĐỀ: ( 10’

1-  Tô Hiến Thành

.

-> Việc làm của Tô Hiến Thành là xuất phát từ lợi ích chung, là người công bằng  không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải

 

2- Bác Hồ:

-> Việc làm và hành động của Bác biểu hiện Bác là người đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho nhân dân

*/ Bài học

 

 

II. NỘI DUNG BÀI HỌC: ( 15’)

 

1. Khái niệm chí công vô tư :

- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

 

 

 

 

 

VD: Luôn cố gắng làm việc bằng tài năng, sức lực của mình…

 

 

   2- Ý nghĩa:

- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng,dân chủ, văn minh. Được mọi người kính trọng, tin cậy.

 

 

 

 

    3-Rèn luyện chí công vô tư:

Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư HS cần có :

- Có thái độ ủng hộ,quý trọng người chí công vô tư.

- Biết phê phán hành vi vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

 

III- BÀI TẬP: ( 8’)

1./ Bài tập 1( SGK  -  5):.

- Hành vi không chí công vô tư: a, b ,c, đ

2. Bài tập 2  ( SGK – 5):

 

- Tán thành với ý kiến: d, đ.

- Không tán thành ý kiến: a, b, c.

   3. Bài tập 3 ( SGK- 6 )

 

               d. Củng cố, luyện tập: ( 6’)

GV : Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học :

? Thế nào là chí công vô tư ?

? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?

? Để có đức tính chí công vô tư HS cần phải rèn luyện như thhế nào?

 ngoan Bác Hồ.

e-Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà: ( 1’)

- Học thuộc nội dung bài học trong SGK. GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Trả lời nhanh  ( chia lớp thành hai đội )

           Hỏi : Em hãy nêu ví dụ về lối sông chí công vô tư và không chí công vô tư mà em thường gặp trong trong đời sống hàng ngày .

HS :  Thảo luận :         + Đội 1 : Trả lời ví dụ về chí công vô tư

                                    .+ Đội 2 : Trả lời ví dụ về không chí công vô tư.

 - Giao bài tập về nhà :

     + Làm bài tập 4 trang 6.

     + Câu ca dao sau nói lên điều gì ? Em có hành động như câu ca dao không ?

                             “ Trống chùa ai vỗ thì thùng

                         Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng ”

-         Đọc trước bài : Tự chủ và trả lời phần gợi ý câu hỏi phần đặt vấn đề.

 

 

nguon VI OLET