Trường: THCS Hưng Thành
Tổ: Xã Hội
Họ và tên giáo viên
Phạm Duy Dũng


BÀI 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (số tiết. 1)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc. Biết được các dân tộc có tŕnh độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trình bày sự phân bố các dân tộc nước ta.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.  
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với địa phương.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên 
3. Về phẩm chất:
- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam. Bộ tranh ảnh về đại gia đình dân tộc Việt Nam
2. Học sinh: SGK, học bài …
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu.
Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới Khơi dậy sự tìm tòi học hỏi và kiểm tra tình hình nắm bắt bài học trước của học sinh. Tạo hứng thú học tập.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm

Em hãy kể tên một số dân tộc Việt Nam
PP vấn đáp
Học sinh trả lời theo hiểu biết hoặc hướng dẫn của giáo viên.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu các dân tộc ở Việt Nam.
Mục tiêu: Biết các dân tộc ở nước ta, sự phân bố các dân tộc
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm

- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào chiếm tỉ lệ lớn nhất, dân tộc nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhất?
- Địa phương mình có những dân tộc nào?
- Làm thế nào em có thể phân biệt được dân tộc em với các dân tộc khác?
- Vậy qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?
- Quan sát hình 1.2 em có suy nghĩ gì về lớp học ở vùng cao không?
- Chứng minh về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình phát triển đất nước.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.


- Học sinh trả lời.

- Nước ta có 54 dân tộc
- Dân tộc Việt( Kinh) có số dân đông nhất chiếm 86% dân số cả nước,có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức tinh xảo có lực lượng lao động đông đảo trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật
- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng sản xuất và đời sống.
- Người Việt sống ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


2.2. Tìm hiểu Sự phân bố các dân tộc
Mục tiêu: Nắm được sự phân bố của các dân tôc trên cả nước
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm

- Quan sát lược đồ phân bố các dân tộcViệt Nam hình1.3 cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu?
- Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi (chính sách phân bố lại dân cư và lao động, phát triển kinh tế văn hoá của Đảng)
- Dựa vào vốn hiểu biết, hăy cho biết
nguon VI OLET