Ngày soạn: 04/9/2020
Ngày giảng: 11a3,6: 07/9/2020; 11A7: 09/9/2020

PHẦN I. ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC
Chương I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
Tiết 1,2. CHỦ ĐỀ 1: ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG.
THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Viết được biểu thức định luật Cu – lông và giải thích ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức.
- Trình bày được nội dung thuyết êlectron.
- Trình bày được nội dung định luật bảo toàn điện tích.
- Nêu được các cách nhiễm điện.
2. Kĩ năng
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.
- Giải bài toán tương tác tĩnh điện.
- Giải thích được hiện tượng sơn tĩnh điện.(GDBVMT)
- Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
- Biết cách làm nhiễm điện các vật.
3. Thái độ: Hứng thú học tập môn Vật lí.
4. Phát triển năng lực: Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề.
5. Giảm tải, tích hợp: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Mục I (Bài 1). Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện – Tự học có hướng dẫn
Mục I.1( Bài 2). Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố: Thừa nhận kiến thức
Mục II( Bài 2) - Vận dụng – Tự học có hướng dẫn
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.
- Thanh ebônit hoặc thước nhựa.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết minh.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Tiết 1

Hoạt động 1 (5 phút) : Ổn định lớp, giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo.

Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật, điện tích, các loại điện tích, sự tương tác giữa các điện tích. (GDBVMT)
HS đọc mục I và trả lời các câu hỏi định hướng sau:
? Nhắc lại các cách làm nhiễm điện 1 vật?
? Có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào?
+ GDBVMT GV giới thiệu ứng dụng trong nhà may dệt, nêu lên tác hại của ô nhiễm môi trường, kêu gọi HS góp phần giữ gìn vệ sinh nơi địa phương sinh sống.
Hoạt động 3 (20 phút) : Tìm hiểu thuyết electron.

Hoạt động của HS - GV
Nội dung cơ bản




HS nhắc lại kiến thức đã học trong môn Hóa học về cấu nguyên tử




? Thuyết electron dùng để làm gì.
+ HS trả lời.
? Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
+ Thực hiện C1: Do ma sát, các electron ở bề mặt thanh thủy tinh bị di chuyển sang tấm dạ. Do đó, thanh thủy tinh bị mất đi electron nên nhiễm điện dương, tấm dạ nhận thêm electron nên bị nhiễm điện âm
? Yêu cầu học sinh cho biết khi nào thì nguyên tử không còn trung hoà về điện.
+ Giải thích sự hình thành ion dương, ion âm.
? Yêu cầu học sinh so sánh khối lượng của electron với khối lượng của prôtôn.
+ So sánh khối lượng của electron và khối lượng của prôtôn.
? Yêu cầu học sinh cho biết khi nào thì vật nhiễm điện dương, khi nào thì vật nhiễm điện âm.
+ Giải thích sự nhiễm điện dương, điện âm của vật.
I. Thuyết electron
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố
Electron có điện tích là -1,6.10-19C và khối lượng là 9,1.10-31kg. Prôtôn có điện tích là +1,6.10-19C và khối lượng là 1,67.10-27kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn.

2. Thuyết electron
+ Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hoà về điện.
Nếu nguyên tử bị mất đi một số electron thì tổng đại số các điện tích trong nguyên tử là một số dương, nó là một ion dương. Ngược lại nếu nguyên tử nhận thêm một số electron thì nó là ion âm.
+ Khối lượng electron rất nhỏ
nguon VI OLET