Ngày soạn: 4/9/2021
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
BÀI 4; ĐO CHIỀU DÀI( 2 tiết)
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
- Dùng thước để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Đo được chiều dài thước (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về đo chiều dài
- Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, đảm bảo trật tự, thảo luận với các thành viên trong nhóm đề hoàn thành nhiệm vụ học tập; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiệnvà nêu được tình huống có vần đề trong đo chiều dài của vật.
2.2. Năng lực đặc thù
a. Nhận thức tự nhiên:
Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụthường dùng để đo chiều dài của một vật; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài trong một số trường hợp đơn giản.
b. Tìm hiểu tự nhiên:
Chỉ ra được một số thao tác sai khi đochiều dài và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta cso thể cảm nhận sai một số hiện tượng về chièu dài của các vật.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Đo được chiều dài của một vật bằng thước.
3. Phẩm chất:
Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng kết quả thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài.
Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng.
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Tranh- ảnh về cảm nhận và ước lượngchiều dài của một vật
- Các loại thước đo thông dụng: Thước kẻ HS, thước mét, thước kẹp, thước cuộn.
- Máy chiếu, một số vật cần đo chiều dài khác.
2. HS
- Nghiên cứu bài đo chiều dài, thực hiện đo chiều dài một số vật ở nhà.
III- TIẾT TRÌNH DẠY HỌC
1. Chuỗi các hoạt động dạy và học
STT
Nội dung
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng
Ngày giảng

1
Khởi động
HĐ 1
Tìm hiểu một số loại thước đo trong các công việc cụ thể
5p
8/9/21-6B
9/9/21-6A

2
Hình thành kiến thức
HĐ 2
Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài
20




HĐ 3
Thực hành đo chiều dài
45
9/9/21-6A



3
Hoạt động luyện tập
HĐ 4

15p


4
Vận dụng
HĐ 5

5



2. Các hoạt động cụ thể
KHỞI ĐỘNG
HĐ 1: Khởi động
a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cần nghiên cứu, vấn đề cần giải quyết xuất phát từ tình huống cụ thể.
PPDH: PP nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở.
b. Gọi ý tổ chức hoạt động
- GV gợi mở và đặt vấn đề: Vì sao khi đo chiều dài của sân trường người ta thường dùng thước cuộn hoặc thước dây, còn trong quá trình học tập của các em lại thường sử dụng thước kẻ để đo?
+ HS: cá nhân sẽ trả lời câu hỏi bằng những quan sát và hiểu biết thực tế của bản thân trong đời sống.
c. Sản phẩm hoạt động:
- Sân trường có chiều dài lớn lên phải dùng các dụng cụ hay thước có chiều dài lớn. Còn trong quá trình học tập thì dụng cụ đo thường là thước kẻ vì chỉ dùng để đo các đoạn thẳng trong sách vở hay độ dài của một số vật có kích thước nhỏ.
d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?
- HS không biết thước cuộn để đo chiều dài sân trường- GV chuẩn bị và có thể giới thiệu luôn thước cuộn cho HS biết hoặc qua video cụ thể.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 2: Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài
a. Mục tiêu: - HS chỉ ra được cảm nahạn của giác quan chung
nguon VI OLET