Tuần 1
Tiết 1
BÀI 1
( 01 TIẾT )
I./ MỤC TIÊU:
Sau bài này HS có thể:
Biết được vị trí, vai trò của nghề Điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
II./ PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp các phương pháp đàm thoại, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề,…
III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC
GV: Tư liệu có liên quan đến nghề điện dân dụng
HS: SGK, một số bài hát, thơ về nghề điện dân dụng.
IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1./ Ổn định lớp: HS báo cáo
2./ Kiểm tra:
3./ Bài mới
Giới thiệu: Hầu hết các hoạt động trong sản xuất đều gắn liền với việc sử dụng điện năng. Vì vậy, can rất nhiều người để làm các công việc trong nghề điện dân dụng. Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống và sản xuất…
TG
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ CỦA NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG


HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG


- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở SGK tr.5 và thảo luận:
+ Nghề điện dân dụng có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?
+ Nghề điện dân dụng có vị trí như thế nào trong sản xuất và đời sống?
- GV giúp HS tự rút ra kết luận.
- GV nêu thêm: hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, các nhà máy hay các hộ sản xuất, gia đình đều có sử dụng điện và người thợ điện có ở mọi lĩnh vực, mọi nơi.
- HS nghiên cứu nội dung SGK tr.5 và thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS các nhóm đại diện nhóm mình trả lời các câu hỏi
+ Vai trò: góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển.
- HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS nêu lên được vị trí và vai trò của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống tr.5
- HS tự rút ra kết luận và ghi nhớ


- Rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống và sản xuất…


- Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước


Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG


HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG


- GV diễn giảng: các thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho nghề điện dân dụng còn gọi là đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.
- GV nêu yêu cầu:
+ Dựa vào SGK tr.5 hãy cho biết đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm các thành phần nào?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS và chốt lại
- GV nêu tiếp yêu cầu: hãy sắp xếp các yêu cầu như SGK sao cho phù hợp thành một bảng hoàn chỉnh.
- GV kẻ bảng SGK tr.6 lên bảng hoặc treo bảng phụ rồi nêu yêu cầu cho HS thực hiện.
+ Lao động của nghề điện dân dụng bao gồm các nội dung nào?
- GV nhận xét và bổ sung
- GV gọi HS lên chốt lại

- GV cho HS quan sát hình 1.1 SGK tr.7 kết hợp nội dung để trao đổi và hoàn thành bài tập

- GV có thể gọi đại diện từng nhóm lên trả lời
- GV nhận xét, chỉnh sửa và bổ sung.


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để nêu lên những yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động và triển vọng của nghề trong thời gian tới.
- GV yêu cầu HS nêu lên các nội dung về:
+ Kiến thức
+ Kỹ năng
+ Thái độ
+ Sức khoẻ
- GV có thể nêu lên các ví dụ cụ thể để HS thấy rõ được sự cần thiết về các yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động.
- GV giải thích: nghề điện dân dụng luôn đi kèm với sự phát triển của xã hội vì nhu cầu sử dụng điện của từng hộ gia đình và của xã hội.
- GV chốt lại

- GV giúp HS name được mục đích của việc đào tạo nghề và có các trung tâm nào để đào tạo, thời gian, ở đâu,..
- GV có thể lấy ví dụ: các trung tâm dạy nghề, các trường THCN hay Đại Học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp,…
- GV
nguon VI OLET