BÀI SOẠN LỊCH SỬ 11 CƠ BẢN-NĂM HỌC 2013-2014

Trường THPT Krông Ana-GV: Trương Minh Đức

Chương III

CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

(1918 -1939)

Tiết : 19

Bài 15. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ

(1918 -1039)

 

Ngày soạn: 20/01/2010

 

Hình 39. Mao Trạch Đông trên đường Vạn lí trường chinh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Phong trào Ngũ tứ và sự mở đầu thời kì cách mạng dân chủ tư sản mới ở Trung Quốc. Những diễn biến chính của cách mạng Trung Quốc trong các thập niên 20, 30 của thế kỉ XX.

- Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919 -1939 do Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản lãnh đạo, đứng đầu Ma-hát-ma Gan-đi.

  2. Thái độ:

    - Bồi dưỡng nhận thức đúng về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống áp bức, giành độc lập dân tộc.

- Nhận thức được sự mất mát hi sinh, của các dân tộc trên đường giành độc lập.

  3. Kĩ năng:

    Rèn luyện kĩ năng xử lí tư liệu để hiểu bản chất; kĩ năng đối chiếu so sánh các sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

   Lược đồ châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; tư liệu về Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1919 -1939.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

  1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

  2. Giới thiệu bài mới:

  3. Dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI

* Hoạt động 1: Nhóm

GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ và hướng dẫn HS thảo luận

N1: Phong trào Ngũ tứ nổ ra ntn? Kết quả ý nghĩa?

N2: So sánh chủ trương của 2 phong trào cách mạng ở 2 thời kỳ của CMTQ TQĐMH và phong trào Ngũ tứ

N3: Phong trào CMTQ phát triển ntn? Trong những năm (1926 - 1937)

N4: Phong trào chống Nhật của Trung Quốc diễn ra ntn?

→ Các tổ thảo luận và trả lời

HS: Trả lời GV góp ý, kết luận, ghi bảng

GV: Sơ kết ý

 

* Hoạt động 2: Cá nhân

GV: Nguyên nhân, diễn biến phong trào độc lập Ấn Độ trong những năm 1918-1929?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Quốc đại, đứng đầu là Gandi với đường lối “bất bạo động, bất hợp tác”.

GV: Giai cấp công nhân ÂĐ phát triển ntn?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Nội dung chủ yếu phong trào độc lập Ấn Độ trong những năm 1929-1939?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Quốc đại, đứng đầu là Gandi với đường lối “bất bạo động, bất hợp tác”.

GV: Khẳng định chính sách đàn áp, khủng bố, mua chuộc… nhưng phong trào vẫn phát triển.

Khi chiến tranh thế giới hai bùng nổ phong trào cách mạng chuyển sang giai đoạn mới.

I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc:

1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc:

- Nguyên nhân: phản đối âm mưu các nước đế quốc và ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười.

- Diễn biến: ngày 4/5/1919, phong trào bùng nổ.

- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

- Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập

2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 -1927) và Nội chiến Quốc - Cộng (1927 -1937):

-  Chiến tranh Bắc phạt tiêu diệt bọn quân phiệt ở phía bắc (1926 - 1927)

- Sau Bắc phạt, Nội chiến Quốc - Cộng diễn ra (1927 -1937)

- Tháng 7-1937 Quốc- Cộng hợp tác để chống Nhật

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939):

1. Phong trào độc lập trong những năm 1918-1929:

  - Nguyên nhân: (SGK)

  - Diễn biến:

  + Nhiều hình thức, Đảng Quốc đại lãnh đạo, đứng đầu là M. Ganđi

 

+ Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập (12/1925) góp phần thúc đẩy phong trào.

2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 -1939:

- Nguyên nhân: (SGK)

- Diễn biến:

  + Đầu năm 1930 phong trào bùng nổ, do Gandi và Đảng Quốc đại khởi xướng.

  + Mục tiêu: giành độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ

  + Khi chiến tranh thế giới hai bùng nổ phong trào cách mạng chuyển sang giai đoạn mới.

 

  3. Củng cố:

- Nắm được phong trào độc lập dân tộc giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) ở Ấn Độ Và Trung Quốc.

- Thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Quốc đại ở Ấ Độ.

  4. Hướng dẫn tự học:

    a. Bài vừa học: Như đã củng cố

    b. Bài sắp học:

      Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 20/01/2010.

Tiết : 20

Bài 16. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

(1918-1939)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước ơĐông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này.

- Một số phong trào cách mạng tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á và cuộc Cách mạng tư sản năm 1932 ở Xiêm.

  2. Thái độ:

    - Thấy được nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

- Nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, của các dân tộc bị áp bức

  3. Kĩ năng:

    Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

   Lược đồ các nước ĐNÁ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; tư liệu có liên quan.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

  1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

  2. Giới thiệu bài mới:

  3. Dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI

* Hoạt động 1: Cá nhân

GV dùng lược đồ giới thiệu các nước ĐNÁ

GV: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước ĐNÁ sau Chiến tranh thế nhất?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV phân tích thêm

GV: Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác gì ở ĐNÁ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV nhấn mạnh va chốt ý

 

 

* Hoạt động 2: Cả lớp

GV: Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Vì sao Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV chuyển ý

GV: Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỉ XX?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Nhan dân Inđônêxia đã làm gì khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK

 

* Hoạt động 3: Nhóm

GV chia lớp làm 2 nhóm

N1: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào?

N2: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Campuchia?

N3: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã lai?

N4: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Miến Điện?

GV mời đại diện, nhóm khác bổ sung,

chốt ý

GV chuyển ý

GV nêu tóm lược diễn biến cách mạng năm 1932, nêu tính chất va kết quả.

GV: Giới thiệu sơ lược về tiểu sử Pri-đi Pha-nô-mi-ông.

Tổng kết bài

I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất:

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội:

  - Kinh tế: bị “hội nhập cưỡng bức” vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản

  - Chính trị: quyền hành nằm trong tay chính thực dân

  - Xã hội: phân hóa ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành và ý thức cách mạng

  -> Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh đến các nước Đông Nam Á

2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:

  - Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến mới, có tổ chức và mục tiêu rõ ràng.

  - Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản xuất hiện và trưởng thành. Đảng Cộng sản thành lập và nắm vai trò lãnh đạo.

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia:

1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX:

- Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản Inđônêxia thành lập va lãnh đạo phong trào cách mạng đến năm 1927

- Từ năm 1927, Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản lãnh đạo đứng đầu là Ácmét Xucácnô

2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỉ XX:

- Tiêu biểu ở cảng Su-ra-bay-a năm 1933 nhưng bị đàn áp tàn khốc

- Khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện, Đảng Inđônêxia kết hợp những người cộng sản thành lập Liên minh chính trị chống phát xít

- Diễn biến: (SGK)

III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào va Campuchia:

- Nguyên nhân: (SGK)

- Diễn biến: (SGK)

- Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời va lãnh đạo ở lào va Campuchia

- Những năm 1936-1939 Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã có tác động đến phong trào chống Pháp

IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện:

- Ở Mã Lai: phong trào chống thực dân Anh diễn ra sôi nổi, do giai cấp tư sản đã lãnh đạo

- Ở Miến Điện: ban đầu là phong trào của nhà sư Ốt-ta-ma, sau phong trào Thakin đã giành thắng lợi (năm 1937 Miến Điện tách khỏi Ấn Độ).

V. Cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm:

- Năm 1932 Xiêm nổ ra cuộc cách mạng do Pri-đi Pha-nô-mi-ông.

- Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

  3. Củng cố:

- Nắm được khái quát phong trào độc lập ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Phong trào độc lập ở Lào va Campuchia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

  4. Hướng dẫn tự học:

    a. Bài vừa học: Như đã củng cố

    b. Bài sắp học:

      Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

(1939 -1945)

Ngày soạn: 29/01/2010

Tiết : 21-22

Bài 17.   CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

(1939 -1945)

Hình 43. Đức – Italia gây chiến và bành trướng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai; diễn biến chính của chiến tranh

    - Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh.

  2. Thái độ:

    - Giáo dục HS học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống CNPX, bảo vệ độc lập dân tộc.

    - Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong công cuộc chiến tranh này đối với loài người.

  3. Kĩ năng:

    Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử; kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

  Lược đồ chiến tranh thế giới lần thứ hai, tranh ảnh lịch sử và tư liệu về chiến tranh thế giới thứ hai.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

  1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

  2. Giới thiệu bài mới:

  3. Dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI

Hoạt động 1: Cá nhân

GV: Vì sao hình thành khối liên minh phát xít?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV khẳng định đây là con đường các nước phát xít hỗ trợ tiến hành xâm lược để chia lại thế giới

GV: Thái độ của Anh, Pháp và Liên Xô ntn khi các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV khẳng định thái độ của Liên Xô kiên quyết chống phát xít

GV: Hội nghị Muy-ních nhằm mục đích gì?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Trước thái độ của Anh, Pháp Hítle đã làm gì?

HS: Dựa vào SGK trả lời

Hoạt động 2: Nhóm

GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận

N1: Trình bày những diễn biến chính đến trước tháng 9/1940?

N2: Trình bày những diễn biến chính từ tháng 9/1940 đến trước khi Đức tấn công Liên Xô?

N3: Nét chính chiến sự ở Liên Xô và Bắc Phi? Nét chính ở mặt trận Thái Bình Dương?

N4: Nêu nét chính khi Mặt trận Đồng minh thành lập đến tháng 8/1945?

GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung

GV chốt ý

GV dùng lược đồ nêu khái quát lại

 

Hoạt động 3: Cả nhân

GV: Sự kiện nào đã tạo thế cho quân Đồng minh phản công?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Quân Đồng minh đã thu được thắng lợi nào?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV tổng kết bài cho HS đọc kết cục của chiến tranh, để các em thấy được hậu quả khủng khiếp, thấy được tội ác của kẻ gây ra chiến tranh đồng thời thấy được sự anh dũng hy sinh của nhân dân các nước chống chủ nghĩa phát xít.

I. Con đường dẫn đến chiến tranh:

1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937):

  - Những năm 30 của thế kỉ XX, trục phát xít Béclin – Rôma – Tôkiô hình thành. Khối này tăng cường xâm lược.

-  Liên Xô kiên quyết đứng về phe các nước chống phát xít nhưng Anh, Pháp, Mĩ giữ chính sách thỏa hiệp chĩa mũi nhọn  về Liên Xô.

2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới:

- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních triệu tập, Anh, Pháp tiếp tục chính sách thỏa hiệp. Tháng 3/1939, Hítle chiếm luôn Tiệp Khắc và chuẩn bị chiếm Ba Lan

- Ngày 23/8/1939, Hiệp ước Xô - Đức được kí

II. Chiến tranh thế giới hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9/1939 –  đến 6/1941):

1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9/1939 –  đến 9/1940):

Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan chiến tranh bùng nổ.

2. Phe phát xít bành trướng Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 –  đến 6/1941):

- Tháng 9/1940, khối liên minh phát xít kí Hiệp ước Tam cường

- Hè năm 1941, Đức chiếm hầu hết châu Âu (trừ Anh)

III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 –  đến 11/1942):

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi:

* Liên Xô:

- Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô, ưu thế thuộc về Đức

- Chiến thắng Mátxcơva làm phá sản chiến lược của Hítle (12/1941)

* Ở Bắc Phi:

  Tháng 9/1940, Ý tấn công Ai Cập nhưng sau đó Anh, Mĩ giành thắng lợi chuyển sang phản công

2. Chiến tranh ở Thái Bình Dương bùng nổ:

  Ngày 7/12/1941, Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng và mở rộng xâm chiếm ở châu Á Thái Bình Dương. Mĩ tuyên chiến với Nhật

3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành:

  Ngày 1/1/1942, khối Đồng minh chống phát xít được hình thành

IV. Quân Đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ 11/1942 –  đến 8/1945):

1. Quân Đồng minh phản công (từ 11/1942 –  đến 6/1944):

   Sau chiến thắng Xtalingrát, phe Đồng minh chuyển sang phản công khắp các mặt trận

2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc:

- Năm 1944, Liên Xô phản công tiến sát nước Đức.

- Ngày 9/5/1945, Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở châu Âu

- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng chiến tranh kết thúc

V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai:

  Học (SGK) 

  3. Củng cố:

- Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệtchủ nghĩa phát xít?

- Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, em rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

    - Bài sắp học:

      Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 18

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 30/01/2008.

Tiết: 22

Bài 18. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

   - Những sự kiện chính của  lịch sử thế giới (1917 - 1945)

    - Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) và một số quy luật vận động của nó.

  2. Thái độ:

    - Củng cố, nâng cao tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

- Hiểu rõ bản chất của CNTB, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và nâng cao tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

  3. Kĩ năng:

    Củng cố lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại; phát triển các kĩ năng tổng hợp, khái quát.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

  Lược đồ thế giới, bảng hệ thống các sự kiện lịch sử

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

  1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

  2. Giới thiệu bài mới:

  3. Dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI

Hoạt động 1: Cả lớp

GV: Cùng HS hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính (1917- 1945)

HS: Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV

GV: Gọi HS điền vảo bảng thống kê theo mẫu sgk (phần này có thể đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm đã in phiếu sẵn: HS điền vào những nội dung trong phiếu, phần này có 2 bảng thống kê:

Nước Nga - Liên Xô

Thời gian

Sự kiện

Kết quả, ý nghĩa

2- 1917

 

7-11-1917

 

1918-1920

 

1921-1941

Cách mạng dân chủ tư  sản ở Nga

 

Cách mạng tháng Mười Nga thành công

 

Cuộc đ/t chống thù trong giặc ngoài

 

Liên Xô xây dựng CNXH

- Lật đổ chính quyền Nga hoàng 2 chính quyền song song tồn tại chính  quyền

Lâm thời và các Xô viết

 

- Lật đổ chính phủ lâm thời, thành lập nước cộng hòa Xô Viết mở đầu thời kỳ Xây dựng mới XHCN

 

- Xây dựng lại hệ thống chính trị, bảo vệ chính quyền Xô Viết Nga nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài

 

- Công nghiệp hóa XHCN

- Tập thể hóa nông nghiệp

- Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp

Các nước TBCN

Sự kiện

Thời gian

    Kết quả, ý nghĩa

Cao trào cách mạng thế giới(Châu Á)

 

Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB

 

Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu nổ ra từ Mỹ

 

Các nước TB trong hệ thống TBCN tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng

 

Chiến tranh thế giới lần thứ hai

1918-1923

 

 

1924-1929

 

 

1929-1933

 

 

 

 

1933-1939

 

 

1939-1945

- Phong trào phát triển mạnh ở các nước tư sản, điển hình là Đức và Hung-ga-ri

- Một loạt các Đảng cộng sản ra đời trên t/g: Đảng cộng sản Hung-ga-ri (1918), Pháp (1920) Anh (1920), Ý (1921)

- Quốc tế cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới (1919- 1943)

 

- Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng và tình hình chính trị tương đối ổn định ở các nước trong hệ thống TBCN

- Kinh tế thế giới giảm sút nghiêm trọng, tình hình chính trị ở một số nước tư bản không ổn định nên phát xít hóa chính quyền CNPX ra đời

 

- Khối các nước phát xít: Đức, Ý, Nhật chuẩn bị gây chiến tranh, bành trướng xâm lược

- Khối Anh, Pháp, Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị duy trì chế độ dân chủ TS

- 72 nước tham chiến

- CNPX thất bại hoàn toàn

- Thắng lợi thuộc về các nước tiến bộ thế giới

- Hệ thống các nước XHCN ra đời

Hoạt động 2: Nhóm 

Chia làm 5 nhóm thảo luận tìm ra 5 sự kiện chủ yếu

GV cho đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung

GV: Tại sao chọn CMT10 Nga là sự kiện tiêu biểu chủ yếu
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình

GV: Mời nhóm 2

HS: Trả lời

GV: Vì sao chọn cao trào cách mạng 1918- 1923 là sự kiện chủ yếu
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình

GV: Mời nhóm 3

HS: Trả lời

GV: Tại sao chọn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao làm sự kiện chính?

HS: Trả lời dựa vào kiến thức sgk

GV: Mời nhóm 4

HS: Trả lời ý sgk

GV: Mời đại diện nhóm 5 trả lời

HS: Trả lời

HS: Trả lời theo ý sgk + hiểu biết của mình

GV: Sơ kết ý

I/ Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945):

 

  3. Củng cố:

Lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại; liên hệ lịch sử Việt Nam trong thời kì (1917 - 1945)

  4. Hướng dẫn tự học:

    a. Bài vừa học: Như đã củng cố

    b. Bài sắp học:

      Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần Ba

LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858-1918)

 

Chủ đề 1

VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

 

Tiết 24-25

Phần I (Bài 19)
. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC

 ( Từ 1858 đến trước 1873) 

Ngày soạn: 30/12/2013

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Ý đồ xâm lược của thực dân phương tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm.

 - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873.

 - Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873.

 2 Tư tưởng

 - Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

 - Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.

 - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.  

 3. Kỹ năng.

 - Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.

 - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Lược đồ Mặt trận Gia Định.

 - Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì. 

 - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.

 - Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự lớp học.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 2. Dẫn dắt vào bài mới:

- Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược.Với sức mạnh quân sự Pháp ngày càng mở rộng chiến tranh xâm lược, song đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân ta. Để hiểu được cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1873, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 3. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

GV: Trước khi tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Trước hết tìm hiểu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng.

1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược.

*Hoạt động 1:Cả lớp

 

- GV hướng dẫn HS theo dõi SGK để thấy được :tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Chính trị: Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một nước độc lập , có chủ quyền song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.

+ Kinh tế:

+ Kinh tế:

- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.

- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.

- Công thương nghiệp đình đốn lạc hậu do chính sách “bế quan toả cảng” của nhà nước.

- Công thương nghiệp đình đốn lạc hậu do chính sách “bế quan toả cảng” của nhà nước.

+ Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ.

+ Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ.

+ Xã hội: nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ.

+ Xã hội: các cuộc khởI nghĩa chống lạI triều đình nổ ra khắp nơi.

- GV nhận xét bổ sung.

 

*Hoạt động 1: Đọc thêm

2.Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.

-GV hướng dẫn HS lập bản thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến trước1873 ( trước khi Pháp xâm lược Bắc Kì ) theo mẫu:

3.Chiến sự ở Đà Nẳng năm 1858

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS kẻ bảng vào vở.

 

- HS theo SGK tự thống kê các sự kiện.

 

- GV bao quát lớp hướng dẫn, khuyến khích HS tự học.

II.Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì(1859-1862)

- Sau khi HS lập bảng,GV treo bảng bảng thống kê do GV chuẩn bị sẵn làm thông tin phản hồi giúp HS đối chiếu chỉnh sửa phần HS tự làm.

1.Kháng chiến ở Gia Định.

Mặt trận

Cuộc xâm lược của thực dân Pháp

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam

Kết quả, ý nghĩa

Đà Nẵng 1859

 

- Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

- Ngày 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam

- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến

- Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.

- Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước 

- Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bước đầu bị thất bại. 

-Gia Định

1859-1860

- Tháng 2/1859 Pháp đánh vào Gia Định, đến ngày 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định. 

 

- Nhân dân chủ động kháng chiến ngay từ đầu: chặn đánh, quấy rối và tiêu diệt địch .

 

- Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ.

 

- Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn  dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.

- Triều đình không tranh thủ tấn công mà cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để chặn giặc.

- Pháp không mở rộng đánh chiếm được Gia Định, ở vào thế tiến thoái lưỡng nan.

- HS đối chiếu chỉnh sửa bảng thống kê của mình.

- GV giúp HS nắm vững những kiến thức cơ bản bằng một số câu hỏi:

 + Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? GV dùng lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ( 1858-1873 ), giới thiệu trên lược đồ vị trí Đà Nẵng là một cửa biển nước sâu, lại gần kinh đô Huế (cách khoảng 100 km). 

- HS quan sát lược đồ trả lời. 

- GV bổ sung: Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo  Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.

- GV tiếp tục nêu câu hỏi: Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì?        

- HS quan sát lược đồ, suy nghĩ  trả lời.

- GV bổ sung: người Pháp nhận xét: “ Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh  sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

Tiết 2

- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định ?

- HS trả lời:

- GV nhận xét bổ sung: ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế hoạch

“chinh phục từng gói nhỏ”. Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại nhân dân kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ động rất cao, tự nguyện đứng lên kháng chiến.

- GV cho điểm những HS trả lời đúng.

- GV dẫn dắt: khi Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp diễn như thế  nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần còn laị của bài

- GV hướng dẫn HS lập bảng theo mẫu sau:     

 

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi SGK.Lập bảng

- GV treo lên bảng hoặc trình chiếu trên máy chiếu bảng thống kê do GV tự làm để giúp HS chỉnh sửa bảng thống kê do HS tự làm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 2: cá nhân

- GV đặt câu hỏi và giảng giải giúp HS nắm vững những kiến thức cơ bản.

- GV nêu câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến của nhân dân miền Đông Nam Kì (1861-1862) có những thắng lợi tiêu biểu nào?

- HS trả lời: Đó là trận đánh chìm tàu chiến Et-phê-răng ( Hi vọng ) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.

- GV cung cấp thêm về Nguyễn Trung Trực: tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người phủ Tân An, Định Tường ( nay thuộc Long An ). Khi Pháp xâm lược Nam Kì, ông đã cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy chiến hạm Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông trưa ngày 10/12/1862.

Năm 1867 triều đình phong cho ông chức Lãnh Binh, rồi điều ông ra miền Trung nhưng ông đã chống lệnh, lập căn cứ ở Hòn Chông. Rạng sáng ngày 16/6/1868 ông đưa quân đánh úp đồn Kiên Giang ( nay là thị xã Rạch Giá ) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đó. Tháng 9/1868 ông bị giặc bắt, dụ dỗ nhưng ông kiên quyết không đầu hàng, ông đã nói một câu nổi tiếng: ”Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành hình ông ở Rạch Giá.

- GV yêu cầu HS đọc SGK, hoặc trình chiếu trên PowerPoint nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 rồi nêu câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình nhà Nguyễn qua việc chấp nhận ký kết Hiệp ước ?

- HS dựa vào nôi dung Hiệp ước, suy nghĩ, trả lời:

- GV nhận xét bổ sung

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ sau năm 1862 phong trào đấu tranh của nhân dân miền Đông Nam Kì có sự kiện tiêu biểu nào? Trình bày tóm tắt diễn biến của sự kiện đó.

- HS trả lời : Sau khi 3 tỉnh miền Đông bị triều đình cắt cho Pháp- nhân dân tiếp tục chống Pháp, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Trương Định...

-         GV bổ sung thêm, chốt ý.

-         GV tiếp tục hỏi: Trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân miền Tây có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào?

-         HS trả lời: Khi Pháp mở rộng đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, nhân dân miền Tây anh dũng đứng lên kháng chiến sôi nổi, bền bỉ, tiêu biểu nhất có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

-         GV nhận xét và đặt câu hỏi: Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới?

-         HS suy nghĩ trả lời:

-         GV nhận xét kết luận: Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng. “Dập

 -GV yêu cầu: Em haỹ so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873.

-         HS dựa vào những kiến thức vừa học để trả lời.

-         GV nhận xét kết luận:

 + Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.

  + Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục KC mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.          

 4. Sơ kết bài học

 - Củng cố: Những cuộc kháng chiến tiêu biểu của nhân dân ta từ 1858-1873

 - Dặn dò: HS học bài cũ ,xem trước bài mới. Tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.  

 - Bài tập :

1. Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là để

 A. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.

 B. Mở rộng thị trường.

 C. Khai hoá văn minh cho triều Nguyễn.

 D. Truyền đạo.

2. Nguyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là do:

 A. Vương triều Tây Sơn sụp đổ. B. Vua Tự Đức mất.

C. Lực lượng giáo dân ủng hô. D. Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa.

*RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 26

Chủ đề 1 (tt)

Phần II (Bài 20). CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC

CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873

ĐẾN NĂM 1884 , NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

Ngày soạn: 01/02/2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Nắm được từ năm 1873 , Pháp mở rộng xâm lược cả nước, những diễn biến chính trong quá trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

 - Thấy rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa.

 2 Tư tưởng

 - Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

 - Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp.

 - Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.

3. Kĩ năng

 - Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét , rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại.

 - Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Lược đồ trận Cầu Giấy lần 1 và lần 2.

 - Tư liệu về các cuộc kháng chiến ở Bắc Kì.

 - Tranh ảnh một số nhân vật lịch sử có liên quan đến tiết học.

 - Văn thơ yêu nước đương thời.

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự lớp học.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 1. Tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Trương Định.

 2. Hoàn cảnh, nội dung của điều ước Nhâm Tuất .

 3. Em hãy nhận xét, so sánh tinh thần chống Pháp của triều đình và của ND ta từ năm 1858 - 1873.

 2. Dẫn dắt vào bài mới:

 - GV nhận xét phần HS trả lời miệng câu hỏi số 3, từ đó dẫn dắt vào bài mới. Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 - 1873 triều đình đã tổ chức kháng chiến, nhưng thiếu kiên quyết, nặng về phòng thủ, ảo tưởng với th=ực dân Pháp, lúng túng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, không phát động nhân dân kháng chiến. Trái lại nhân dân chủ động kháng chiến, tinh thần chiến đấu anh dũng, thái độ kiên quyết, sẵn sàng hy sinh. Từ khi Pháp mở rộng xâm lược cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp diễn ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20.

 3. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV: Trước hết chúng ta tìm hiểu tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kỳ lần 1.

 

I.Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì.

- GV thông báo : Sau khi chiếm 6 tỉnh Nam kỳ (1867 - 1873) tình hình kinh tế, xã hội nước ta càng lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng (vốn trước đây đã khủng hoảng)

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất

- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK những biểu hiện của khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội

- Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ (1867)  tình hình nước ta càng khủng hoảng nghiêm trọng.

- HS theo dõi SGK

 

- GV bổ sung, kết luận :

 

 + Về chính trị, nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ “bế quan tỏa cảng”, không tính đến việc lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ.

 Nội bộ quan lại bước đầu có sự phân hóa giữa bộ phận chủ chiến và chủ hòa.

 + Về chính trị, nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ “Bế quan tỏa cảng”. Nội bộ quan lại phân hóa bước đầu thành 2 bộ phận chủ chiến , chủ hòa.

 + Về kinh tế: Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình huy động tiền để trả chiến phí cho Pháp.

+ Kinh tế: ngày càng kiệt quệ

 + Xã hội: Đời sống ngày càng khó khăn, mâu thuẩn xã hội ngày càng gay gắt, nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày càng nhiều

 + Xã hội: Nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày càng nhiều

 + Không những cự tuyệt cải cách, nhà Nguyễn  còn tỏ ra lúng túng trước nguy cơ Pháp mở rộng xâm lược.

- Nhà Nguyễn từ chối những chủ trương cải cách.

- GV tiểu kết : Sau năm 1867 tình hình đất nước không có gì đổi mới, kinh tế không được chấn hưng, quân đội không được cải tiến, khả năng phòng thủ đề phòng Pháp mở rộng tấn công không được tăng cường. Sự khủng hoảng trầm trọng kinh tế, xã hội càng làm tăng nguy cơ mất nước, tạo cơ hội cho Pháp mở rộng đánh chiếm cả nước.

 

* Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất 1873

- GV hỏi: Đến năm 1867 Pháp đánh chiếm được những vùng nào? Theo em Pháp có dừng lại không?

 

- HS trả lời: Năm 1867 Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam kỳ và tất yếu Pháp không dừng lại vì mục tiêu của Pháp lúc đầu là cả Việt Nam, nên Pháp mới đánh Đà Nẵng để làm bàn đạp đánh thốc lên Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng, vì vậy sau khi chiếm xong Nam Kì Pháp mở rộng đánh chiếm toàn bộ Việt Nam.

 

- GV: Vậy nơi tiếp theo chúng đánh chiếm là đâu? Bắc Kì hay Trung Kì ?

 

 GV trực tiếp trả lời: Nơi tiếp theo Pháp đánh không phải Huế mà là Bắc Kì. Ngay sau khi chiếm Nam bộ, Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kì

- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp âm mưu xâm lược Bắc kỳ.

- GV hỏi: Tại sao Pháp xâm lược Bắc kỳ mà chưa phải là kinh đô Huế ?

 

- HS dựa vào những kiến thức đã học và suy nghĩ trả lời: 

 

* Hoạt động 2 : Cả lớp

 

- GV hỏi : Pháp đã làm gì để dọn đường cho đội quân xâm lược Bắc kỳ ?

 Yêu cầu HS theo dõi SGK để trả lời

 

- HS đọc SGK  sau đó trả lời: Trước khi đánh Bắc Kì, Pháp đã cho người do thám, chúng tung ra Bắc bọn gián điệp đội lốt thầy tu để điều tra tình hình về bố phòng của ta. Pháp còn lôi kéo tín đồ công giáo lầm đường làm nội ứng.

- Pháp cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc

 

- Tổ chức các đạo quân nội ứng.

- GV bổ sung: Chúng còn bắt liên lạc với lái buôn Đuy-puy (tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng đường sông Hồng chở hàng hóa vũ khí qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc) tạo cớ xâm lược Bắc Kì..

 

 Quan hệ giữa triều đình và thực dân Pháp trở nên căng thẳng, lấy cớ “giải quyết vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, bọn thực dân Pháp  hiếu chiến ở Sài Gòn đã đem quân  ra Bắc . Đội quân do Đại úy Gác-ni-e đứng đầu, bề ngoài với danh nghĩa giải quyết tại chỗ vụ Đuy-puy, nhưng bên trong chính là để kiếm cớ can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp  đem quân ra Bắc.

* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân

 

- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp SGK để thấy được quá trình Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần 1 (1873)

 

- HS theo dõi SGK trình bày tóm tắt quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì.

 

 + Ngày 5.11.1873 đội tàu chiến của Gác-ni-e ra đến Hà Nội. Ở Sài Gòn  bọn thực dân hiếu chiến ở Nam Kì đã giao cho Gác-ni-e toàn quyền hành động nên sau khi hội quân với Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích. Ngày 16.11.1873 , sau khi có viện binh, Gác-ni-e mở cửa sông Hồng, áp dụng thuế quan mới. Sáng ngày 19.11 gởi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương (tổng đốc thành Hà Nội) yêu cầu phải giải tán quân đội, nộp khí giới ..., không đợi trả lời, sáng ngày 20.11.1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà  Nội.

- Ngày 5.11.1873 đội tàu chiến của Pháp do Gác-ni-e chỉ huy ra đến Hà Nội, giở trò khiêu khích quân ta.

 

- Ngày 19.11.1873 Pháo gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội.

- Không đợi trả lời, ngày 20.11.1873 Pháp tấn công  thành Hà Nội chiếm được thành sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng

- GV dẫn dắt : Trước cuộc xâm lựơc trắng trợn của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Kì đã kháng chiến như thế nào?

 

* Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân

 

- GV đặt câu hỏi : Khi Pháp đánh Bắc Kì, triều đình nhà Nguyễn đối phó ra sao ?

- HS theo dõi SGK sau đó trả lời câu hỏi.

3.Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873- 1874

- GV nhận xét, bổ sung :

 

 + Khi Pháp nổ sung đánh thành Hà Nội: 100 nghĩa binh triều đình dưới sự chỉ huy  của viên chưởng cơ ở Ô Quan Chưởng đã chiến đấu anh dũng và hy sinh đến người cuối cùng

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại Ô Quan Chưởng.

+ Trong thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm.

- GV dừng lại cung cấp cho HS tư liệu về Nguyễn Tri Phương:

- Trong thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm.

  Nguyễn Tri Phương hi sinh anh dũng. Thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân  

 

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc kỳ.

 

- HS theo dõi SGK , trả lời câu hỏi.

 

- GV nhận xét, bổ sung: Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn không một lần hiệu triệu nhân dân mà nhân dân tự động kháng chiến (Liên hệ sau này Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến).

- Phong trào kháng chiến của nhân dân

- Ngay từ khi Pháp chưa đánh thành Hà Nội, nhân dân Hà Nội đã bất hợp tác với giặc, bỏ thuốc độc xuống giếng nước ăn, đốt kho đạn của địch ở ven sông Hồng, không bán lương thực, thực phẩm cho giặc.

 

 

- Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến, không hợp tác với giặc

 + Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội tiếp tục kháng chiến. Các sỹ phu văn thân yêu nước đã lập nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp . Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh, nhân dân các tỉnh anh dũng chiến đấu (Phần chữ nhỏ SGK trang 120) buộc Pháp phải rút về cố thủ  tại các tỉnh lỵ

 + Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội và nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc bộ vẫn tiếp tục chiến đấu buộc Pháp phải rút về cố thủ  tại các tỉnh ly

 Cùng lúc đó quân Pháp tại Hà Nội bị quân ta bao vây uy hiếp, Pháp phải bỏ Nam Định về ứng cứu cho Hà Nội và bị ta phục kích tại Cầu Giấy, giết chết Gác-ni-e làm nên chiến thắng Cầu Giấy vang dội 21.12.1873

 + Ngày 21.12.1873 quân ta phục kích tại Cầu Giấy, Gác-ni-e tử trận thực dân Pháp  hoang mang, chủ động thương lượng với triều đình.

* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân

 

- GV yêu cầu HS đọc nội dung cơ bản của Hiệp ước trong SGK và đánh giá về Hiệp ước. GV cung cấp thêm thông tin sau Hiệp ước 1874 : Triều đình còn ký với Pháp một bản thương lượng gồm 29 khoản cho phép thực dân Pháp xác lập những đặc quyền kinh tế của chúng trên khắp đất nước Việt Nam.

 

- Năm 1874 triều đình ký với thực dân Pháp  điều ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam kỳ cho Pháp.

- HS đánh giá về Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

 

-GV dẫn dắt: Sau Hiệp ước 1874 Pháp rút khỏi Bắc Kì, gần 10 năm sau chúng mới mở cuộc xâm lược Bắc Kì lần hai. Để hiểu được quá trình Pháp xâm lược Bắc kỳ lần hai và cuộc kháng chiến của nhân dân ta, chúng ta cùng tìm hiểu phần II

 

  • Hoạt động 1: Cả lớp

-- GV cung cấp kiến thức: cuộc xâm lược lần này của Pháp tương đối giống lần một. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XIX, nước Pháp đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu thuộc địa trở nên cấp thiết thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

II.Thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 - 1884:

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882- 1883)

- HS trình bày, GV bổ sung kết luận :

 

 + Trước khi xâm lược, Pháp phái người ra điều tra tình hình Bắc kỳ. Năm 1882 Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cơ kéo quân ra Bắc.

- Năm 1882 Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cơ kéo quân ra Bắc.

 + Ngày 3.4.1882 quân Pháp do đại tá hải quân Rivie chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25.4 sau khi được tăng viện binh, chúng gởi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu triều đình hạ vũ khí, giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết thời hạn, địch đã nổ súng chiếm thành.

- Ngày 3.4.1882 Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25.4.1882 Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.

- Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, lơ là mất cảnh giác, Rivie đã cho quân chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định (3.1883)

- Tháng 3.1883 Pháp chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định

- GV phân tích : Khác với lần một sau khi chiếm thành Hà Nội, Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, lần này sau khi chiếm được thành Hà Nội, Pháp đã chiếm mỏ than Quảng Ninh là vì nhu cầu nguyên liệu của nước Pháp lúc này cấp thiết.

 

- GV dẫn dắt : Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần hai nhân dân ta đã kháng chiến như thế nào ? Kết quả ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.

 

* * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

2. Nhân dân Hà Nội  và các tỉnh Bắc kỳ kháng chiến

- GV: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần hai của nhân dân ta tương tự như lần đầu. GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được quan quân triều đình kháng chiến ra sao, nhân dân kháng chiến  như thế nào.

 

- HS theo dõi SGK trả lời.

 

- GV bổ sung, kết luận.

 

 Cuộc chiến đấu đang diễn ra quyết liệt thì kho thuốc đạn trong thành bốc cháy (do có nội gián) làm cho quan quân Hoàng Diệu dao động. Thừa cơ đó, quân Pháp đột nhập chiếm thành, đại quân tan rã. Hoàng Diệu chạy vào hành cung thảo di biểu gởi triều đình, rồi dùng khăn lụa tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu nêu cao tinh thần yêu nước một lòng sống chết với thành.

- Quan quân triều đình và Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng bảo vệ thành Hà Nội thành mất, Hoàng Diệu hy sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh.

* Hoạt động 3: Cả lớp

 

- GV dùng lược đồ trận Cầu Giấy lần hai tường thuật về chiến thắng Cầu Giấy (SGK)

 

- GV khắc sâu ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy.

 

- GV dẫn dắt : thực dân Pháp tấn công Thuận An như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần III

 

 

III. thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An , Hiệp ước 1883 và hiệp ước 1884:

* Hoạt động 1: Đọc thêm

1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An

* Hoạt động 1:- GV yêu cầu HS theo dõi SGK: Hoàn cảnh ký kết và nội dung của hiệp ước 1883 và 1884 ?

2.Hai bản hiệp ước 1883 và 1884, nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng

- HS theo dõi SGK trả lời

* Hoàn cảnh lịch sử:

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận

 

 + Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, cử đại diện là Nguyễn Văn Tường xuống Thuận An xin đình chiến. Tranh thủ thái độ mềm yếu của triều đình, Cao ủy Pháp Hác-măng (đại diện cao cấp của Pháp) đi ngay lên Huế  đặt điều kiện cho một Hiệp ước mới. ngày 25.8.1883 Hác-măng đưa ra bản Hiệp ước mới buộc triều đình Huế phải ký kết.

- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế vội xin đình chiến .

- Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình Cao ủy Pháp Hác-măng tranh thủ đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một Hiệp ước mới.

 

 + GV có thể yêu cầu 1 HS đọc to nội dung Hiệp ước Hác-măng, hoặc trình chiếu trên Power point nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng.

- Ngày 25.8.1883 bản Hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều Nguyễn phải ký kết.

- GV phân tích thêm : Theo các nội dung của Hiệp ước Việt Nam mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc, triều đình Huế đã chính thức nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm. Ở Trung kỳ do triều đình cai quản, song trên thực tế đại diện của Pháp, khâm sứ ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì, viên này có quyền gặp nhà vua bất kỳ lúc nào nếu xét thấy cần thiết.

* Nội dung của Hiệp ước Hác măng:

- Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

 + Nam Kì là thuộc địa.

 + Bắc Kì là đất bảo hộ

 +Trung Kì triều đình quản lý

    Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung kỳ.

* Hoạt động 2: Cá nhân

- GV đặt câu hỏi : Hiệp ước Hác-măng chứng tỏ điều gì ? Em hãy nhận xét, đánh giá ?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, kết luận: Với bản Hiệp ước Hác-măng, phong kiến nhà Nguyễn đã đi sâu hơn một bước trên con đường đầu hàng thực dân Pháp. Việt Nam thực sự trở thành một nước nửa PK.

  Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ

  Quân sự : Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì  và toàn quyền xử lý quân Cờ đen, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sỹ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế)

 GV có thể giải thích khái niệm thuộc địa nửa phong kiến  là một nước chính quyền phong kiến còn, song chủ quyền dân tộc bị mất và phải phụ thuộc nước ngoài. Nhà Nguyễn hầu như không còn gì để mất nữa, có chăng chỉ còn lại một triều đình hữu danh, vô thực.

 + Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

* Hoạt động 3: Cả lớp

 

-         GV dẫn dắt : Ký hiệp ước Hác-măng, triều đình Huế coi như đã phản bội lại nhân dân cả nước, mặc dù vậy quân dân ngoài Bắc vẫn quyết tâm kháng chiến đến cùng.

-         Ngày 6.6.1884. Nội dung chủ yếu như hiệp ước Hác-măng song có sửa chữa một số điều: Trả lại cho nhà Nguyễn 3 tỉnh ở phía bắc  là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận ở phía Nam

 

 

 

 

- Ngày 6.6.1884 Pháp ký tiếp với triều đình Huế  bản hiệp ước Patơnốt , nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến.

4. Sơ kết bài học

 - Củng cố: GV có thể củng cố bài giảng bằng một số câu hỏi :

  + Tại sao Pháp phải tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam tới gần 30 năm 1858 - 1884 ?

  + Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống TD Pháp  xâm lược

  + Em hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.

 - HS suy nghĩ, thảo luận với nhau để trả lời.

 - GV bổ sung giúp HS nắm được những vấn đề cơ bản.

 - Dặn dò: Học bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu về phong trào Cần Vương.

*RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 27-28

Chủ đề 1 (tt)

Phần III(Bài 21). PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA

NHÂN DÂN VIỆT NAM, TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX

Ngày soạn: 02/02/2014 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa tự vệ (tự phát).

 - Nắm được diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.

2 Tư tưởng

 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.

 3. Kỹ năng.

 - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được bài.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

- Lược đồ phong trào Cần Vương.

- Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy…

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự lớp học.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Hoàn cảnh, nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883-1884.

 - Tại sao cuối cùng Việt Nam bị rơi vào tay Pháp.

 2. Dẫn dắt vào bài mới

 - Năm 1884 sau Hiệp ước Patơnốt thực dân Pháp đã đặt được ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam. Tuy vậy trên thực tế chúng chỉ mới khuất phục được bộ phận phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng nhân dân vẫn nuôi trí chờ thời, sẵn sàng đứng lên chống xâm lược. Để hiểu được phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào chúng ta cùng học bài 21.

 3. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động của GV và HS

 

 

 

Kiến thức HS cần nắm

* Hoạt động 1: cả lớp, cá nhân

I. Phong trào Cần Vương bùng nổ

- GV nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại kết quả của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1858-1884

 

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương

- Hs nhớ lại kiến thức cũ: mặc dù nhân dân ta anh dũng kháng chiến song phong trào còn mang tính tự phát. triều đình bảo thủ, nhu nhược, ảo tưởng trước thực dân Pháp, đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, nghị hoà, không đoàn kết nhân dân. Vì vậy, cuối cùng thực dân pháp đã tấn công Thuận An , buộc triều đình Nguyễn kí văn kiện đầu hàng. thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam và bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

 

* Nguyên nhân của cuộc phản công:

- Sau hai Hiệp ước Hácmăng 1883 và Patơnốt 1884 thực dân Pháp đã bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Ki`.

- Phong trào đấu tranh chống pháp của nhân dân ta đã tiếp tục phát  triển.

- GV cung cấp kiến thức mới: mặc dù Pháp đã khuất phục được triều đình Huế (bộ phận chủ hoà) song chúng không thể khuất phục được nhân dân ta và một bộ phận chủ chiến trong triều đình, phong trào đấu tranh chống Pháp tiếp tục phát triển.

 

- HS theo dõi SGK phong trào kháng cự của nhân dân ta từ Bắc đến Nam phản đối các Hiệp ước từ năm 1883 và 1884. thái độ kiên quyết của nhân dân cả nước đã cổ vũ phe phái chủ chiến trong triều đình, dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân - phe chủ chiến mạnh tay hành động chuẩn bị cho một cuộc chống Pháp giành lại chủ quyền.

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu: Từ khi Pháp chiếm nam Kì, nội bộ triều đình Nguyễn đã có sự phân hoá làm 2 phe: chủ chiến và chủ hoà trong đó phe chủ hoà được vua Tự Đức ủng hộ, còn phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết  và Nguyễn Văn tường đứng đầu.

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phe chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay trong hành động.

- Tôn Thất Thuyết (1835- 1913) quê ở thôn Phú Mộng, xã Xuân Long (Huế) là người trong hoàng tộc, từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ, tháng 6/1883 ông được xung vào viện cơ mật. sau khi Tự Đức mất, ông là một trong ba phụ chính đại thần, giữ chức Thượng thư Bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1883-1884 triều đình kí các Hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng ông là người chủ chiến trong triều, ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh giặc giành lại chủ quyền.

 

* Hoạt động hai: Cá nhân

 

- GV yêu cầu HS theo dõi phần chữ nhỏ về hành động của phe chủ chiến, và hỏi: những hành động ấy nhằm mục đích gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi sgk trả lời.

+ Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khủ những người không cùng chính kiến, đưa hàm Nghi nhỏ tuổi nhưng yêu nước lên ngôi.

+ Liên kết với các sĩ phu, văn thân xây dựng căn cứ Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị chiến đấu.

Hành động đó nhằm mục đích chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền.

 

 

 

 

- GV kết luận: Hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị lực lượng cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền. Vì vậy thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến trong triều để dễ dàng điều khiển bọn tay sai phong kiến thiết lập nền bảo hộ ở nước ta. Quan hệ giữa toà Khâm sứ Pháp ở trung Ky` và triều đình trở nên căng thẳng, nhất là từ sau sự kiện Tôn Thất Thuyết  và Nguyễn Văn Tường đứa Hàm Nghi lên ngôi không báo cáo với toà Khâm sứ Pháp ở Trung Ky`, vì đây là chuyện nội bộ của nước Nam, viện cớ này thực dân Pháp muốn thực hiện âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến. Tháng 5/1885toàn quyền miền Trung, Bắc Kì  đưa quân vào Huế và mời các quan viên cơ mật của triều đình sang toà khâm sứ để âm mưu bắt Tôn Thất Thuyết tại đó. Đoán biết được âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết đã cáo ốm không sang, song thực dân pháp cố tình bắt ép Tôn Thất Thuyết, yêu cầu cho người khiêng sang. Pháp tăng thêm lực lượng quân sự, tìm mọi cách loại phái chủ chiến.

 

Pháp tỏ rõ thái độ muốn tiêu diệt Tôn Thất Thuyết và phe chủ chiến. trước tình hình ấy phe chủ chiến buộc phải ra tay. Hành động trước, tấn công trước.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Những hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp dành chủ quyền.

 

 

 

 

 

 

 

Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.

* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân

- Gv dùng lược đồ Kinh thành Huế (1885) để trình bày về cuộc phản công Kinh thành Huế của phái chủ chiến. Diễn biến, kết quả (theo SGK).

- HS quan sát lược đồ, nắm bắt kiến thức.

- GV giúp học sinh tìm ra nguyên nhân thất bại của cuộc phản công ở kinh đô Huế (SGK) liên hệ với chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện và vấn đề thời cơ khởi nghĩa.

- Gv cung cấp thêm tư liệu về Hàm Nghi: tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi tháng 8/1884. Khi Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, sau 2 ngày lên đường đoàn ngự đến Quảng Trị và chia làm 2 đoàn, một đoàn gồm Hoàng thân, quan lại già yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ, quay lại Huế. Còn lại theo vua đi xây dựng căn cứ chống pháp. Nhà vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông vua đang mất nước và quyết  tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần Vương với trách nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm.

- GV có thể trình chiếu trên Powerpoint đoạn trích chiếu Cần Vương hoặc cho HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK để HS tìm hiểu khái niệm và nội dung chiếu Cần Vương.

* Diễn biến cuộc tấn công quân Pháp:

- Đêm 4 rạng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang cá.

- Sáng ngày 6/7/1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng Triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

*Hoạt động 4: Cá nhân

- Gv hỏi em hiểu thế nào là “Cần vương”? Xuống  chiếu Cần vương nhằm mục tiêu gì?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, kết luận: Cần vương có nghĩa là giúp vua. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là kêu gọi “bách quan, khanh sĩ”, văn thân sĩ phu và nhân dân ra sức Cần vương vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền tôi giỏi. Vì vậy có thể hiểu ngắn gọn: Chiếu cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân, phò vua, giúp vua cứu nước. Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt. Trước đây, triều Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân dân đứng lên cứu nước, vì vậy ngọn cờ cần vương giờ đang nhanh chóng quy tụ lực lượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lưủa đấu tranh của nhân dân ta Phong trào Cần vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thế kỉ XIX.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 1: Nhóm

- Gv chia lớp thành 2 khu vực và giao việc

+ Khu vực thứ nhất (1 dãy bàn hoặc hai dãy bàn) đọc SGK diễn biến giai đoạn 1 phong trào Cần vương để thấy được:

- Lãnh đạo:

- Lực lượng tham gia;

- Địa bàn:

- Diễn biến:

- Kết quả:

+ Khu vực 2: Còn lại, đọc SGK giai đoạn 2 của phong trào để thấy được:

- Lãnh đạo:

- Địa bàn:

- Diễn biến:

- Kết quả:

- Tính chất của phong trào Cần vương

- GV yêu cầu HS mỗi một bàn hợp thành một nhóm đọc SGK, thảo luận, tự trình bày vào vở. GV yêu cầu HS theo dõi lược đồ coi đó là nguồn kiến thức.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- GV gọi đại diện một nhóm: giai đoạn 1lên trình bày kết quả làm việc của nhóm:

- HS trả lời về giai đoạn 1885-1888 (từ khi phát động đến khi Hàm Nghi bị bắt).

+ Lãnh đạo trực tiếp là Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các sĩ phu, văn thân yêu nước.

+ Lực lượng tham gia: Chủ yếu là nhân dân, có các đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Địa bàn: Rộng lớn từ Bắc vào Nam, song sôi nổi nhất là từ Huế trở ra Bắc (nhìn vào lược đồ không thấy đấu tranh của nhân dân Nam Kì vì Nam Kì đã bị Pháp thôn tính từ trước).

+ Diễn biến chính: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ, khắp nơi gây cho địch nhiều thiệt hại, tiểu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê gắn liền với tên tuổi các thủ lĩnh: Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích… sau đó thực dân Pháp phối hợp với tay sai mở các cuộc đàn áp, các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại, nhiều lãnh tụ bị bắt hoặc hy sinh, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.

+ Kết quả: Phong trào cần vương khiến thực dân pháp phải đối phó vất vả. Sợ không thực hiện  được  yêu cầu  ổn định tình hình Việt Nam của chính phủ và quốc hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

hòng dập tắt phong trào Cần Vương. Chúng mua chuộc tên Trương Quang Ngọc người hầu cận của vua Hàm Nghi, đêm nagỳ 30/10/1888 Trương Quang Ngọc đã dẫn  thủ hạ đến bắt vua giữa lúc mọi người đang ngủ say.

 

 

 

 

Hàm Nghi rơi vào tay giặc.

- GV cung cấp thêm tư liệu: sau khi bắt được vua Hàm Nghi tại căn cứ Hà Tĩnh, thực dân Pháp đã đưa vua về Huế và tìm mọi cách thuyết phục nhà vua trẻ  cộng tác với Pháp làm bù nhìn, chúng đề nghị đưa vua về Huế gặp gia đình, thăm vua Đồng Khánh nhưng vua đều từ chối quyết liệt, thẳng thắn khước từ, vua nói: “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ anh chị em nữa”.

Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đã đày vua đi an trí tại Angiê (thủ đô Angiêri thuộc địa của pháp ở Bắc Phi), từ đấy Hàm Nghi ở tại một ngôi biệt thự cách  Angiê 12km, đặt tên là biệt thự Gia Long, lúc đầu nhà vua tẩy chay không học tiếng Pháp, về sau để hiểu được văn hoá Pháp và thế giới, cựu hoàng đã  nhanh chóng học và làm chủ tiếng Pháp, hiểu sâu sắc về văn chương, mĩ thuật Pháp và trở thành một hoạ sỹ có tài. Dù vậy về đến nhà, vua vẫn giữ tập quán Việt nam, búi tóc, quần the, áo dài Việt Nam. Cựư hoàng cưới con gái một vị chánh án, có 3 con: Một hoàng tử và hai hoàng nữ. Cựư hoàng sống ở Angiêri 47 năm và mất ở đây, thọ 64 tuổi.

Lúc đầu những nhà vua yêu nước như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy  Tân không được thờ trong thế miếu của  nhà Nguyễn. Đến 1956 chính phủ Sài Gòn mới  thiết hướng án thờ Hàm Nghi trong thế miếu ở Huế cùng các vua Thành Thái, Duy Tân.

- GV tiếp tục gọi đại điện HS nhóm 2 trình bày kết quả làm việc của mình. HS trả lời:

+ Lãnh đạo: không có sự chỉ đạo của triều đình, chỉ còn các sĩ phu, văn thân, vua bị bắt.

+ Địa bàn: Thu hẹp dần, quy tụ thành những trung tâm lớn, hoạt động đi vào chiều sâu.

+ Kết  quả: Khi tiếng súng Hương Khê đã im trên núi Vụ Quang cuối năm 1895 đầu năm 1896 thì phong trào Cần vương coi như chấm dứt.

- GV hỏi: Tại sao sau khivua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra? Điều đó nói lên cái gì? Gv gợi ý: phong trào Cần vương là phong trào hưởng ứng khẩu hiệu phò vua giúp nước vậy tại sao khi vua bị bắt mà phong trào vẫn diễn ra?

- HS suy nghĩ trả lời:

- GV nhận xét kết luận: sau khivua bị bắt, tính chất Cần vương, phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta. Vì vậy phong trào vẫn tiếp tục diễn ra kể cả sau khi vua bị bắt. Chứng tỏ “Cần vương” chỉ là danh nghĩa  khảu hiệu còn tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu vì vậy phong trào Cần vương mang tính dân tộc sâu sắc.

 

 

 

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.

- Phong trào Cần  vương bùng nổ và phát triển qua 2 giai đoạn

+ Từ 1885-1888

 

- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn: rộng lớn tư Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kì.

- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.

 

 

 

 

 

- Kết quả: cuối năm 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Từ năm 1888-1896

- Lãnh đạo: các sỹ  phu văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.

- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.

- Kết quả: năm 1896 phong trào thất bại.

 

 

 

* Tính chất của  phong trào:

Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

 

 

 

 

* Hoạt động 1: Nhóm

Do tiết này khố lượng kiến thức rất lớn vì vậy GV tổ chức cho HS học theo nhóm là chính.

- GV lập một mẫu bảng thống kê lên bảng, hoặc trình chiếu trên power point.

 

- GV chia lớp làm 4 nhóm: sau đó giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Thống kê vè cuộc khởi nghĩa Ba Đình theo mẫu và trả lời câu hỏi: Căn cứ Ba Đình có điểm mạnh, điểm yếu gi`?

+ Nhóm 2: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và trả lời câu hỏi: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân bãi Sậy có gì khác biệt với nghĩa quân Ba Đình?

+ Nhóm 3: Thống kê về khởi nghĩa Hương Khê và trả lời câu hỏi: Tại sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần vương?

+ Nhóm 4: Thống kê về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế và trả lời câu hỏi: Những điểm khác biệt của khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương.

- Học sinh: cứ hai bàn làm thành một nhóm nhỏ và cử đại diện làm thư ký ghi chép tổng hợp kết quả làm việc của nhóm vào giấy (hoặc vào vở).

- GV động viên khuyến khích và hướng dẫn các nhóm tự làm việc trả lời các câu hỏi được giao, sau đó gọi đại diện các nhóm trả lời.

- HS các nhóm trình bày trước lớp kết quả làmviệc của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi nhận xét.

- GV: Sau khi HS nhóm 1 trình bày xong cuộc khởi nghĩa Ba Đình, GV treo lên bảng một bảng thống ke

do GV làm sẵn (hoặc trình chiếu Powerpoint) vè cuộc khởi nghĩa Ba Đình để làm thông tin phản hồi giúp HS chỉnh sửa phần các em tự làm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV vừa dùng lược đồ vừa bổ sung kiến thức cho HS.

+ Lý giải tại sao khởi nghĩa mang tên Ba Đình: Vì căn cứ chính của khởi nghĩa được xây dựng ở ba làng, mỗi làng có một ngôi đình, đứng ở đình làng này trông thấy đình làng kia.

+ Bổ sung: Căn cứ Ba Đình là một căn cứ được xây dưng kiên cố độc đáo, khó tiếp cận, vị trí thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông, một người Pháp đánh giá “bên trong căn cứ Ba Đình khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên và chứng tỏ thành được xây dựng với kỹ thuật rất cao, đường công sự bố trí độc đáo, nếu hai làng bị chiếm thì làng kia vẫn là một công sự chiến đấu”. Điểm yếu của căn cứ là thủ hiểm ở một chỗ sẽ dễ bị cô lập, bị bao vây không thể dùng chiến thuật, chỉ có thể áp dụng lối đánh chiến tuyến, tập kích, phục kích. Không cơ động linh hoạt. Thất bại của cuộc khởi nghĩa để lại baid học kinh nghiệm: cần biết lợi dụng địa hình, địa vật tránh thủ hiểm một nơi.

-         - HS nhóm 2 trình bày kết quả thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi sậy.

- GV: tương tự như lần trước, GV đưa ra bảng thống kê do GV tự làm về khởi nghĩa Bãi Sậy

 

 

 

 

II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Gv vừa dùng lược đồ Bãi Sậy  vừa bổ sung kiến thức về tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy khác với Ba Đình ở chỗ: Khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân tập trung lực lượng lên tới 300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là đánh chiến tuyến. Còn nghĩa quân Ba Đình phiên chế thành nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt binh vận, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn.

- HS nhóm 3 trình bày kết quả thống kê về cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

- GV đưa ra bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn về khởi

nghĩa Hương Khê.

- Gv dùng lược đồ khởi nghĩa Hương Khê và bổ sung kiến thức cho HS.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi ngiã tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:

+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong trong các cuộc khởi nghĩa Cần vương.

+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.

+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tình căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.

+ Chuẩnbị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo, đào đắp công sự liên đoàn.

+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.

Cao Thắng đã dùng thợ rèn dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân, Pháp phải công nhận súng do Cao Thắng chế tạo “giống hệt súng trường của công binh xưởng nước ta” (Pháp) chế tạo, chỉ khác hai điểm: Lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãng nên đạn bay không xa và không mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện kỹ thuật đương thời thì đó là một thành công lớn.

Vè Quan đình ca ngợi:

“ Khen thay Cao Thắng tài to

Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn

Đêm ngày tỉ mỉ dở xem

Lại thêm có cả đội Quyên cùng tài

Xưởng trong cho trí trại ngoài

Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công

Súng ta chế được vừa xong

Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay

Bắn cho tiệt giống quân Tây

Cậy nhiều sống ống phen này hết khoe.”

- Nhóm 4 trình bày kết quả làm việc về khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

- GV tiếp tục đưa ra bảng thống kê do GV chuẩn bị về khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gv sử dụng lược đồ khởi nghĩa nông dân Yên Thế và bổ sung.

+ Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương là: Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chinh sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ họp về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài, họ tự dựng mình đứng lên để bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tựu phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương.

 

+ Giai đoạn 1909-1913 của phong trò còn được tìm hiểu ở những phần sau.

 

+ Hoàng Hoa Thám từng tham gia khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) lấy tên là Đề Dương, được cai kinh đổi tên thành Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), khi Cai Kinh chết Đề Thám tách ra hoạt động riêng và trở thành thủ lĩnh của phong trào nông dân Yên Thế. Cuộc khởi nghĩa của ông kéo dài gần 30 năm gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Không thực hiện được âm mưu tiêu diệt nghĩa quân, Pháp hai lần giảng hoà với Đề Thám, lần thứ nhất Pháp để cho ông làm chủ 4 tổng gần hết Yên Thế. Lần hai Pháp phải công nhận để ông khai hoang ở Phồn Xương thực chất là căn cứ chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, ông ngấm ngầm luyện tập quân ngũ, tích trữ lương thực sẵn sàng đối phó với Pháp. Phồn Xương là nơi thu hút các sĩ phu yêu nước, thủ lĩnh nhiều nơi bàn bạc việc phối hợp tác chiến, viện trợ lẫn nhau giữa các phong trào. Trong dó có cả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tháng 1.1909 Thực dân Pháp tấn công trở lại Yên Thế, nghĩa quân kịp thời đối phó.

- Tháng 11/1909, thực dân Pháp dồn lực lượng bao  vây Đề Thám, vợ ba Đề Thám (bà ba Cẩn) bị bắt cùng nhiều nghĩa quân khác. Đề Thám còn lại một mình với 2 nghĩa quân sống ẩn náu trong rừng. Ngày 10/2/1913 Đề Thám bị tay sai của Pháp sát hại. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chấm dứt.

- Gần đây một người nông dân ở Mai Trung - Hiệp Hoà - Bắc Giang đã vô tình tìm thấy mộ của Đề Thám khi làm vườn, đây quả là một phát hiện lịch sử thú vị về một lãnh tụ nông dân nổi tiếng Hoàng Hoa Thám.

 

 4. Sơ kết bài học

 - Củng cố: Khái quát lại bài

 + Các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

 + Ý nghĩa của các phong trào đó: Phản ánh tính chất yêu nước chống Pháp nổi bật và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

 - Dặn dò: HS học bài, đọc trước bài mới.

 - Bài tập

 1. Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã:

A. Đưa vua Hàm Nghi và tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng     Tân Sở (Quảng Trị).

B. Mượn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương.

C. Chiêu mộ nghĩa quân xây dựng căn cứ tại Quảng Bình, hà Tĩnh tiếp tục kháng chiến chống Pháp.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

 2. Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại vì

  A. Lực lượng chưa được chuẩn bị chu đáo, vũ khí thô sơ.

  B. Thực dân Pháp mạnh cả binh lưc, hoả lực.

C. Tôn Thất Thuyết chưa liên kết và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

 3. Tôn Thất Thuyết mượn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở:

  A. Kinh đô Huế.

  B. Căn cứ Tân Sở (Quảng trị).

  C. Căn cứ Ba Đình.

  D. Đồn mang cá.

4. Hãy điền vào chỗ …. trong bảng sau để hoàn thành những sự kiện lịch sử nói về diễn biến của khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).

Thời gian

Âm mưu, hành động của Pháp

Hoạt động của nghĩa quân

12/1886

..............................

..............................

6/1/1887

..............................

..............................

15/1/1887

..............................

..............................

20/1/1887

..............................

..............................

21/1/1887

..............................

..............................

*RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

Tiết 29

Lịch sử địa phương

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC CỦA ĐỒNG BÀO ĐĂKLĂK DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA N’TRANG LƠNG

(1909-1935)

Ngày soạn: 80/03/2014 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Những chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở tây nguyên nói riêng và nước Việt Nam nói chung ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự.

 - Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế-xã hội Tây nguyên ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

 - Hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược do sự chỉ huy cuả N’Trang Lơng (1909-1935), của đồng bào các dân tộc Tây nguyên  trong thời gian cuối TK XIX-đầu TK XX.

2 Tư tưởng, tình cảm

- Nhận rõ bản chất của đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp về chính trị một cách tàn bạo đối với đồng bào ta ở Tây nguyên ngay trong buổi đầu Pháp xâm lược nước ta.

- Bồi dưỡng tình cảm giai cấp, lòng yêu mến kính trọng khối đại đoàn kết dân tộc trong truyền thống chống giặc cứu nước của các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.

 3. Kỹ năng.

 - Bồi dưỡn kĩ năng phân tích, đánh giá, rút ra các đặc điểm của sự kiện lịch sử.

 - Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

-         Bản đồ hành chính Tây nguyên thời thuộc Pháp.

-         Sơ đồ các cuộc đấu tranh của đồng bào tây nguyên.

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

 1. Kiểm tra bài cũ:

 Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.

 Câu 2: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

 2. Dẫn dắt vào bài mới.

 Cùng với sự xâm lược vùng đồng bằng, TD Pháp đã tiến lên Tây nguyên để thôn tính toàn bộ nước ta, và cũng như các dân tộc vùng xuôi, đồng bào các dân tộc Tây nguyên đã thể hiện rõ truyền thống của dân tộc Việt Nam: yêu nước, anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Trong phong trào đấu tranh chống Pháp ở Tây nguyên trong thời gian đầu TK XX tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do N’Trang Lơng lãnh đạo (1909-1935), tiết học này, thầy và trò chúng ta tìm hiểu vài nét về cuộc khởi nghĩa này.

 3. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

Hoạt động 1: 

-GV yêu cầu HS tóm lược tình hình nước ta trong thời gian cuối TK XIX-đầu TK XX, sau đó GV nêu một số nội dung chính sách của TD Pháp đối với vùng đất Tây nguyên và các dân tộc Tây nguyên. Qua đó yêu cầu HS rút ra nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa này.

 

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

-GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.

-Chúng lập hệ thống đồn bốt để kìm kẹp đồng bào Tây nguyên, trong đó có các dân tộc ở ĐăkLăk-Đăk Nông.

-Chúng bắt tay vào công cuộc vơ vét, bóc-Chúng lập hệ thống đồn bốt để kìm kẹp đồng bào Tây nguyên, trong đó có các dân tộc ở ĐăkLăk-Đăk Nông.

-Chúng bắt tay vào công cuộc vơ vét, bóc lột, đàn áp các dân tộc Tây nguyên.

Hoạt động 2:

-GV dùng bản đồ lịch sử tỉnh ĐăkLăk đầu thế kỉ XX trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng (1909-1935), từ đó yêu cầu HS phân các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa, lưu ý các chiến công quan trọng của cuộc khởi nghĩa.

-HS thực hiện theo yêu cầu.

-GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.

+Giai đoạn 1909-1930:

1912: nghĩa quân tấn công tiêu diệt đồn Bu-Poustra, tiêu diệt toàn bộ quân Pháp ở đây (trừ tên đồn trưởng Hăng-ri-mét lúc đó đang ở Pháp).

Tháng Giêng năm 1913: nghĩa quân tập kích tiêu diệt toán quân Pháp tuần tiểu tại M’Tum.

Ngày 29 tháng 7 năm 1914: nghĩa quân lập mưu trá hàng ở làng Bu Nor, tiêu diệt tên Hăng-ri-mét cùng 10 lính khố xanh, thu 2 thùng đạn, 3 thớt voi.

+Giai đoạn 1930-1935:

Quân Pháp đảy mạnh tấn công để đàn áp, dập tác phong trào.

Nghĩa quân vẫn tiếp tục tấn công tiêu diệt quân Pháp.

Ngày 26 tháng 1 năm 1931: nghĩa quân tấn công vào toán lính làm đường quốc lộ 14, tiêu diệt toàn bộ quân Pháp ở đây và cả tên Ga-tin chỉ huy.

Đầu năm 1933 nghĩa quân tấn công tiêu diệt đồn số 65, tiếp đó đánh bại đội quân tiếp viện của Pháp do tên Lơ-công-tỏ chỉ huy.

Ngày 20 tháng 5 năm 1935, quân Pháp tấn công vào căn cứ của nghĩa quân, N’Trang Lơng bị thương và bị giặc bắt.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3:

-GV tóm lược lại các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh và yêu cầu HS rút ra ý nghĩa lịch sử của phong trào và lãnh tụ của phong trào này.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

-GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: -Cuộc khởi nghĩa do N’Trang Lowng lãnh đạo là một điểm hình về sự tập hợp lực lượng, đoàn kết đấu tranh của các dân tộc Tây nguyên chống thực dân Pháp, thể hiện tinh thần truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

-         Cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng là một trang sử vẻ vang của Tổ quốc.

N’Trang Lơng-trở thành tên tuổi sáng ngời và là niềm tự hào của các dân tộc Tây Nguyên.

  1. Nguyên nhân làm phong trào bùng nổ.

Đến cuối TK XIX, sau khi TD Pháp cơ bản bình định được các tỉnh đồng bằng, bọn chúng đã bắt đầu tiến lên Tây nguyên.

-Chúng lập hệ thống đồn bốt để kìm kẹp đồng bào Tây nguyên, trong đó có các dân tộc ở ĐăkLăk-Đăk Nông.

-Chúng bắt tay vào công cuộc vơ vét, bóc lột, đàn áp các dân tộc Tây nguyên.

-Không thể chấp nhận sự thống trị, bóc lột, đàn áp của giặc Pháp, N’Trang Lowng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân, bao gồm các dân tộc M’Nông, Ê Đê, kinh... chống quân xâm lược.

-Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ năm 1909.

 

 

2. Diễn biến của phong trào đấu tranh.

-Căn cứ của phong trào: khu rừng già Bu Siết thuộc núi nam nung (Đăk Nông).

- Địa bàn hoạt động: Khắp Đăk Nông và vùng phía nam của Đăk Lăk.

-Các giai đoạn phát triển của phong trào:

+Giai đoạn 1909-1930:

1912: nghĩa quân tấn công tiêu diệt đồn Bu-Poustra, tiêu diệt toàn bộ quân Pháp ở đây (trừ tên đồn trưởng Hăng-ri-mét lúc đó đang ở Pháp).

Tháng Giêng năm 1913: nghĩa quân tập kích tiêu diệt toán quân Pháp tuần tiểu tại M’Tum.

Ngày 29 tháng 7 năm 1914: nghĩa quân lập mưu trá hàng ở làng Bu Nor, tiêu diệt tên Hăng-ri-mét cùng 10 lính khố xanh, thu 2 thùng đạn, 3 thớt voi.

+Giai đoạn 1930-1935:

Quân Pháp đảy mạnh tấn công để đàn áp, dập tác phong trào.

Nghĩa quân vẫn tiếp tục tấn công tiêu diệt quân Pháp.

Ngày 26 tháng 1 năm 1931: nghĩa quân tấn công vào toán lính làm đường quốc lộ 14, tiêu diệt toàn bộ quân Pháp ở đây và cả tên Ga-tin chỉ huy.

Đầu năm 1933 nghĩa quân tấn công tiêu diệt đồn số 65, tiếp đó đánh bại đội quân tiếp viện của Pháp do tên Lơ-công-tỏ chỉ huy.

Ngày 20 tháng 5 năm 1935, quân Pháp tấn công vào căn cứ của nghĩa quân, N’Trang Lơng bị thương và bị giặc bắt.

N’Trang Lơng hy sinh vào ngày 25 tháng 5 năm 1935, cuộc khởi nghĩa chất dứt.

  1. Ý nghĩa lịch sử.

-Cuộc khởi nghĩa do N’Trang Lowng lãnh đạo là một điểm hình về sự tập hợp lực lượng, đoàn kết đấu tranh của các dân tộc Tây nguyên chống thực dân Pháp, thể hiện tinh thần truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

-         Cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng là một trang sử vẻ vang của Tổ quốc.

-         N’Trang Lơng-trở thành tên tuổi sáng ngời và là niềm tự hào của các dân tộc Tây Nguyên.

 4. Sơ kết bài học

 Giáo viên một lần nữa yêu cầu HS khái quát nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa,

 Giáo viên bổ sung nội dung HS trình bày và nhận xét tiết học, nhắc HS về chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

*RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 30

KIỂM TRA TẬP TRUNG MỘT TIẾT

HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2010-2011

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11(Chuẩn)

Thời gian 45 phút (Kể cả thời gian giao đề)

Ngày soạn: 15/03/2014

 

 I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

 - Nhằm kiểm tra những kiến thức giữa học kì II, lớp 12 theo phân phối chương trình.

 - Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập nửa đầu học kì II của học sinh so với mục tiêu chương trình đề ra.

 - Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên.

 Về kiến thức:

-Học sinh có những hiểu biết về Hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).             

- Học sinh hiểu được vì sao từ những năm 70 (TK XIX), thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

- Những nội dung cơ bản và hệ quả của Hiệp ước Patơnốt(1884).

 Về kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng viết bài kiểm tra, kĩ năng trình bày, kĩ năng phân tích của học sinh.

 II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

 Hình thức: Tự luận

 III.THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ

CHỦ ĐỀ

(Nội dung chương)

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

CỘNG

1.Chiến tranh thế giới thứ hai

(1939-1945)

 

Hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1

Số điểm: 0,0

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm: 4,0

Tỉ lệ: 100%

Số câu:

Số điểm:0,0

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

2.Việt Nam

1858 đến cuối TK XIX

 

 

Những năm 70 (TK XIX),TD Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 0

Số điểm: 0.0

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 0

Số điểm: 0,0

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm:3,0

Tỉ lệ:100%

Số câu: 1

Số điểm:3,0

Tỉ lệ: 30%

3.Việt Nam

1858 đến cuối TK XIX

Những nội dung cơ bản của Hiệp ước Patơnốt(1884)

 

Hệ quả của  hiệp ước Patơnốt (1884)

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 70%

Số câu: 1

Số điểm: 0,0

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm:1,0

Tỉ lệ:30%

Số câu: 1

Số điểm:3,0

Tỉ lệ: 30%

Tổng số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 4,0

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 2

Số điểm:5,0

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 3

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

IV.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1 (4 điểm). Hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là gì ?

 Câu 2 (3 điểm ). Hãy cho biết vì sao từ những năm 70 (TK XIX), thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam ?

 Câu 3 (3 điểm). Nêu những nội dung cơ bản của Hiệp ước Patơnốt(1884). Hệ quả của  hiệp ước này là gì ?

----------------------------------------------------------------------------

 V.HƯỚNG DẪN CHẤM

NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN ĐẠT

ĐIỂM

Câu 1 (4 điểm). Hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

-Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của ba nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản.

-Thắng lợi vĩ đại đó thuộc về các quốc gia-dân tộc đã kiên cường chống phát xít. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ ,Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

-Hậu quả chiến tranh: làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế...

-Chiến tranh kết thúc đã làm thây đổi căn bản trong tình hình thế giới, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới hiện đại.

 

1,0 đ

 

1,0 đ

 

 

1,0 đ

1,0 đ

 

Câu 2 (3 điểm) Vì sao từ những năm 70 (TK XIX), thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam ?

-Từ những năm 70 (TK XIX), nước Pháp chuyển qua giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết.

-Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

 

 

2,0 đ

 

 

1,0 đ

Câu 3 (3 điểm) Nêu những nội dung cơ bản của Hiệp ước Patơnốt(1884). Hệ quả của  hiệp ước này.

a.Những nội dung cơ bản(2điểm):

-Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.Chia Việt Nam thành 3 Kì với 3 chế độ cai trị khác nhau.

-Có sự điều chỉnh địa giới Trung Kì từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận là đất do triều đình nhà Nguyễn quản lí.

b.Hệ quả(1 điểm):

-Từ đây nước Việt Nam bị đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp, dần dần biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

 

 

 

1,0 đ

 

1,0 đ

 

 

1,0 đ

 

 

Chủ đề 2

Chương II. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)

Tiết 31

Bài 22. XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA

LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP

   Ngày soạn 20/03/2014 

 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự.

 - Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

 - Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.

2 Giao dục tư tưởng, tình cảm

- Nhận rõ bản chất của đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp về chính trị một cách tàn bạo đối với nhân dân ta.

- Bồi dưỡng tình cảm giai cấp, lòng yêu mến kính trọng giai cấp nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác.

 3. Kỹ năng.

 - Bồi dưỡn kĩ năng phân tích, đánh giá, rút ra các đặc điểm của sự kiện lịch sử.

 - Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

 1.GV:

 -     Giáo án

-         Bản đồ hành chính Đông Dương thời thuộc Pháp.

-         Sơ đồ Bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.

2.HS: Soạn trước bài học, sưu tầm các tranh ảnh về cuộc sống của các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam thời thuộc Pháp

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự lớp học.

 2. Kiểm tra bài cũ:

Vừa kiểm tra một tiết- không có bài cũ

 3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

* Hoạt động 1: Cá nhân

- GV hỏi: Mục tiêu của cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam của Pháp là gì?

HS trả lời câu hỏi.

GV bổ sung kết luận.

+ GV đặt vấn đề: Vậy nội dung chính của các chính sách kinh tế thể hiện cụ thể ý đồ mục tiêu của cuộc khai thác thế nào?

Yêu cầu HS tìm trong SGK những biểu hiện cụ thể

về các chính sách kinh tế…

HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. Cuối cùng GV kết luận:

- Nông nghiệp: Ra sức cướp đoạt ruộng đất: ở Bắc Kì, tính đến năm 1902, Pháp chiếm 182.000 ha, ở Nam Ki`, Giáo hội chiếm 1/4 ruộng đất.

- Công nghiệp: chú ý khai thác mỏ để xuất khẩu kiếm lời (năm 1912, sản lượng than gấp 2 lần năm 1903; năm 1911, khai thác hàng vạn tấn quặng các loại). Các ngành công nghiệp nhẹ (không có khả năng cạnh tranh với Pháp) được xây dựng như sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước…

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. (hàng hoá Pháp nhập vào Việt Nam chỉ đánh thuế rất nhẹ, của các nước khác có khi đến 120%); ở Việt Nam chúng đặc biệt đánh thuế rất nặng: thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện.

- Giao thông vận tải: mở mang đường xá, cầu cống, bến cảng…để vận chuyển và vươn tới các vùng nguyên liệu…(còn để dễ hành quân đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân)

1. Những chuyển biến về kinh tế

- Mục đích: vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa.

 

 

- Các chính sách:

 

 

 

 

 

 

+ Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất.

 

+ Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại, ngoài ra còn tập trung vào một số ngành khác như xi măng, điện nước…

 

 

 

+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế

 

 

 

+ Giao thông vận tải: Xây hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột.

*Hoạt động hai: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Qua nội dung các chính sách kinh tế nêu trên, hãy chỉ ra những yếu tố tích cực và tiêu cực của các chính sách đó?

- HS trả lời, HS khác bổ sung

- GV bổ sung và kết luận: Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

- Tác động:

+ Tích cực: Những yếu tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam, so với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất hơn sản xuất được nhiều hơn phong phú hơn.

+ Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt; Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất; Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

* Hoạt động nhóm: Nhóm

- GV hỏi: Thời phong kiến ở nông thôn Việt Nam có những giai cấp nào sinh sống?

HS trả lời: giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân.

+ GV trình bày: Cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam của thực dân Pháp là một cuộc khai thác triệt để, tàn bạo. Dưới tác động của cuộc khai thác đã làm  cho nền kinh tế nước ta có những chuyên biến mà tiết trước chúng ta đã tìm hiểu. Vậy sự biến chuyển vè kinh tế có dẫn đến sự biến chuyển về xã hội không? Câu trả lời là có.

+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, dựa trên phần nội dung của SGK mục 1 (các vùng nông thôn) để trả lời câu hỏi: Dưới tác động của cuộc khai thác, tình hình các GC ở nông thôn VN biến chuyển như thế nào?

HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả của mình, HS khác bổ sung. Cuối cùng Gv nhận xét và kết luận:

2. Những chuyển biến về xã hội

- Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông lên, địavị kinh tế và chính trị được tăng cường (dựa vào đế quốc ra sức tước đoạt ruộng đất của nông dân, ngày càng giàu có. Do chính sách cai trị của thực dân, giai cấp này thành chỗ dựa của Pháp, được Pháp trọng dụng, nâng đỡ và nắm các chức dịch làng xã).

- Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất ở vùng nông thôn, dưới tác động của cuộc khai thác lại càng điêu đứng hơn: bị tước đoạt ruộng đất, phải chịu hàng trăm thứ thuếvà các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng xã. Do vậy, giai cấp nông dân thời kỳ này có nhiều xáo trộn, nhiều nông dân bị phá sản đã:

* Ở lại nông thôn làm tá điền cho địa chủ

* Đi làm phu cho các đồn điền Pháp

* Ra thành thị kiếm ăn bằng các nghề cắt tóc, kéo xe, đi ở…

* Một số ít làm công ở nhà máy, hầm mỏ của tư bản Pháp và Việt Nam

-Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành được độc lập và ấm no.

* Hoạt động 2: cả lớp

+ GV dùng bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS dựa vào SGK chỉ trên bản đồ những đô thị Việt Nam hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Yêu cầu học sinh ghi nhớ các giai tầng xã hội mơi sxuất hiện là: Tầng lớp tư sản đầu tiên, tiểu tư sản thành thị và đội ngũ công nhân.

 

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện nhiều đô thị mới: Hà Nội, Hải phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn…

*Hoạt độnhg 3: Cả lớp, cá nhân

* Tầng lớp tư sản (HS đọc đoạn in chữ nhỏ)

- Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán…bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

- Do bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế nên chỉ muốn có thay đoỏi nhỏ để tiếp tục kinh doanh. Chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động giải phóng dân tộc.

 

- Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán…bị chính quyền thực dân kìm hãm tư bản Pháp chèn ép.

* Tiểu tư sản thành thị (HS đọc)

- Các thành phần và đặc điểm của tầng lớp Tiểu tư sản…Cuộc sống tuy khổ cực nhưng dễ chịu hơn nông dân, công nhân…

- Có ý thức dân tộc nên hào hứng tham gia các cuộc vận động cứu nước.

* Công nhân (HS đọc đoạn in chữ nhỏ)

- Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực.

- Thái độ chính trị và vai trò cách mạng của GC CN

- Tiểu tư sản thành thị: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

 

 

- Công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.

 4. Củng cố:

 + Từ một nước phong kiến, Việt Nam đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: Nông dâm với phong kiến; dân tộc ta với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

+ Trong bối cảnh đó đã xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

 5.Dặn dò:

 + Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập trong SGK

 + Đọc và chuẩn bị trước bài mới (bài 23).

 *RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Tiết 32

 Bài 23. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)

  Ngày soạn: 21/04/2014 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Nắm được nét chính của các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì.

 - Nhận biết được những nét mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào cuối thế kỉ XIX

 2 Giáo dục tư tưởng, thái độ:

 - Thán phục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…

 - Nhận rõ bản chất của bọn thực dân Pháp tàn bạo.

 3. Kỹ năng.

 - Rèn luyện các kỹ năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử.

 - Khả năng đánh giá, nhận định hành động của các nhận vật lịch sử.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

 1.GV: Giáo án điện tử, máy chiếu, các phương tiện hỗ trợ

 2.HS: soạn trước bài học, sưu tầm ảnh Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

  1. Ổn định tổ chứ, điểm danh

2.Kiểm tra bài cũ:

-         Trình bày vài nét chính về sự biến chuyển xã hội ở nông thôn dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất. Thái độ chính trị của các giai cấp ấy thế nào?

-         Vì sao xuất hiện xu hươnga mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc hồi đầu TK XX. 

  1. Bài mới:

*Giới thiệu bài:

  Ách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ở Việt Nam ngày càng sâu sắc. Bên cạnh phong trào vũ trang khởi nghĩa tiếp tục bùng nổ ở các tỉnh trung du, miền núi, dưới tác động của trào lưu Cách mạng thế giới, ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất hiện khuynh hướng đấu tranh mới. bài này chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung và nét mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX.

  Trong tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu ba phong trào: Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và cuộc vận động Duy Tân và chống thuế ở Trung Kì.

 *Nội dung bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

*Hoạt động 1: Nhóm

- Gv tổ chức cho HS đọc SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi: vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản. Hoạt động chính của phong trào Đông Du?

 -HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày kết quả của mình, HS nhóm khác có thể bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét và kết luận:

- Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang ( truyền thống của dân tộc ta trong việc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc cũng là đấu tranh vũ trang: các cuộc khởi nghĩa…). Nên ông chủ trương lập ra Hội Duy Tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập.

- Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn) lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905) nên có thể nhờ cậy được. Ông đã quyết định sang Nhật cầu viện. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Ông tổ chức HS Việt Nam sang Nhật du học-gọi là phong trào Đông Du.

1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

- Nguyên nhân: Phan Bội Châu cho rằng Nhật bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905)

Phan Bội Châu

(1867-1940)

- Nét hoạt động chính của phong trào Đông Du:

* Từ năm 1905-1908, số HS Việt Nam sang Nhật của phong trào Đông Du đã lên tới 200 người, được đưa vào hai nơi để học: trường Chấn Vũ học viện và Đồng văn thư viện (GV trình bày và phân tích thêm tấm gương vượt khó học tập vì tương lai Tổ quốc của du học sinh Việt Nam). Thời gian này, nhiều văn thơ yêu nước và Cách mạng trong phong trào Đông du được truyền về nước đã động viên tinh thần yêu nước của nhân dân (Hải ngoại huyết thư, Việt Nam quốc sử khảo…)

 

- Lãnh đạo: Phan Bội Châu

- Nét chính hoạt động của phong trào Đông du:

+ Từ năm 1905 đến 1908, đưa HS Việt Nam sang Nhậthọc đã lên tới 200 người.

* Từ tháng 9/1908, thực dân Pháp và yêu cầu Nhật trục xuất những người Việt nam yêu nước khỏi đất Nhật. Tháng 3/ 1909, Phan Bội Châu cũng phải rời đất Nhật. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy Tân ngừng hoạt động.

+ Từ tháng 9/1908, thực dân Pháp cấu kết và yêu cầu Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước khỏi đất Nhật. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu cũng phải rời đất Nhật. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

* Hoạt động 2: Cá nhân

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Vì sao phong trào Đông du thất bại? Bài học rút ra từ thực tế phong trào Đông du là gì?

HS trả lời, GV bổ sung và kết luận.

- GV trình bày bài học rút ra từ phong trào:

* Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh ĐQ được).

* Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.

 

- Nguyên nhân thất bại: Do các thế lực đế quốc (Nhật-Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.

* Hoạt động 1: Cả lớp

+ GV: Một trong những nội dung tư tưởng cơ bản của những sĩ phu yêu nước thuộc phái “ôn hoà” đầu thế kỉ XX là: để thoát khỏi tình trạng bế tắc, cần phải nâng cao ý thức tự cường bằng cách bỏ cái cũ theo cái mới. Vì vậy, ở Trung Kì đã diễn ra cuộc vân động Duy Tân rất sôi nổi.

2.Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

Phan châu Trinh(1872-1926)

+ GV trên cơ sở SGK, yêu cầu HS tóm tắt và ghi nhớ các hoạt động của cuộc vận động Duy Tân.

- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

- Hình thức hoạt động: mở trường, diễn thuyết về các vẫn đề xã hội, tình hình thế giới, đả phá các hủ tục phong kiến, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp…

 

 

- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

- Hình thức hoạt động: mở trường, diễn thuyết các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới, cổ động mở mang công thuơng nghiệp…

* Hoạt động 2

- GV cho HS tự nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: Nguyên nhân dẫn tới phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.

  HS trả lời câu hỏi. Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý.

+ GV yêu cầu HS tóm tắt những diễn biến chính của phong trào và ghi nhớ vào vở: Phong trào bắt đầu từ Quảng Bình sau đó lam ra khắp các tỉnh Trung Kì. Phong trào làm tê liệt chính quyền của bọn thực dân phong kiến ở nông thôn; từ đấu tranh hoà bình,phong trào thiên về khuynh hướng bạo động. Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Phong trào thất bại. Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp bị kết án tử hình.

 

Nguyên nhân phong trào:

+ Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.

+ Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân…

* Hoạt động : đọc thêm

GV trình bày:

- Trong khi phong trào Đông du đang diễn ra sôi nổi thì xuất hiện cuộc vận động ở trong nước và được các sĩ phu chú trọng: hoạt động tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục.

- Giải thích: Đông Kinh là tên gọi cũ của Hà Nội; nghĩa thục là là trường tư làm việc công ích.

3. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế.

 4. Củng cố bài:

 - Củng cố: Tổ chức cho HS củng cố lại các nội dung:

 + Những điểm mới về mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt đầu thế kỉ XX.

 + Nguyên nhân thất bại của các phong trào đó.

 - Dặn dò:

 + Học bài cũ, trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK.

 + Đọc chuẩn bị trước bài mới.

*RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Tiết 33

Bài 24. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)

                   Ngày soạn 25/04/2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Hiểu được đặc điểm của bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ này.

 - Biết được các cuộc khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất: Thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh.

 - Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

 2. Giáo dục tư tưởng, thái độ:

 - Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

 3. Kỹ năng.

 - Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện.

 - Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 1.GV: Giáo án bài dạy, các giáo cụ hỗ trợ

 2.HS: HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử phản ảnh nền kinh tế - xã hội và các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ này.

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự lớp học.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu TK XX.

 - Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỷ XX.

 3. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

I. Tình hình kinh tế - xã hội

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được :

 + Ý đồ của Pháp đối với thuộc địa về kinh tế.

 + Để thực hiện ý đồ đó, Pháp đã thực hiện những chính sách, biện pháp gì ?

1.Những biến động về kinh tế

- GV yêu cầu HS mỗi bàn hợp thành một nhóm để cùng nghiên cứu SGK, thảo luận đưa ra câu trả lời.

* Âm mưu của Pháp với Việt Nam

- GV gọi HS trả lời, những HS khác bổ sung.

- GV nhận xét kết luận:

 + Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp tham chiến. Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố : “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực (Báo Dư Luận số tháng 8/1914).

 Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918: Pháp bị thiệt hại nặng nề nên chủ trương vơ vét tối đa nhân lực, vật lực của thuộc địa để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

 + Để thực hiện mưu đồ đó, Pháp đã thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp ráo riết về kinh tế:

 

* Chính sách kinh tế của Pháp

 - Tăng các thứ thuế.

 - Bắt nhân dân ta mua công trái: trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được 184.305.114 phơrăng tiền công trình và 13.816.117 phơrăng tiền quyên góp.

 +Tăng các thứ thuế .

 +Bắt nhân dân ta mua công trái.

 - Vơ vét hàng trăm tấn lương thực và nông sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho việc chế tạo vũ khí để đưa sang Pháp

 + Vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về nước Pháp.

 - Bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh (đay, thầu dầu...)

  + Bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh .

* Hoạt động 2: Nhóm

* Những biến động kinh tế

- GV :. Yêu cầu HS  thảo luận theo nhóm (mỗi bàn hợp thành một nhóm) để trả lời câu hỏi: Tình trạng chiến tranh và những chính sách kinh tế của Pháp trong chiến tranh đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt Nam ?

Tình trạng chiến tranh và những chính sách kinh tế của Pháp  đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, tạo ra những biến động về kinh tế của Việt Nam

- GV gợi ý : Tác động tích cực và hạn chế gì đối với nông nghiệp, công thương nghiệp ?

 

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi, bổ sung cho nhau để hoàn thiện câu trả lời.

 

- GV nhận xét,kết luận :

 

 + Trong nông nghiệp: Từ chỗ độc canh cây lúa đã một phần chuyển sang trồng cây phục vụ cho chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc ... Ở các tỉnh trung du miền Bắc có tới 251 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng đậu tây. Trong 4 năm chiến tranh, nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 1915, các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Hoà Bình ... bị hạn đến mức gần  như mất trắng. Giữa năm 1915, đê vỡ ở hầu hết các sông lớn thuộc Bắc Kì làm ngập tới 22.000 ha đất. Vì vậy nông dân bị bần cùng hóa 

- Nông nghiệp: trồng lúa nước  bị tổn hại, gặp nhiều khó khăn, thủy lợi không được quan tâm Nông dân bị bần cùng hóa

 + Trong công nghiệp : Những mỏ  đang khai thác được đầu tư thêm vốn, một số công ty than mới xuất hiện như : Công ty than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1917). Các kim loại cần thiết được đẩy mạnh khai thác.             

- Trong công thương nghiệp:

 + Những mỏ  than, mỏ kim loại được đầu tư thêm vốn, một số công ty khai thác mới xuất hiện

 + Nhập khẩu từ Pháp giảm đáng kể (vì nước Pháp có chiến tranh, sản xuất hàng hóa đình đốn). Vì vậy, tư sản người Việt tranh thủ mở rộng kinh doanh và quy mô sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều xí nghiệp mới Chứng tỏ những chính sách của Pháp ít nhiều đã kích thích sự phát triển của công nghiệp giao thông vận tải của Việt Nam.

 GV cho HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK để thấy sự phát triển của công nghiệp Việt Nam trong chiến tranh 1914-1918.

+ Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

Công nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có sự phát triển hơn trước, biến đổi so với trước.

 

- GV dẫn dắt : Chính sách của Pháp và những biến động kinh tế đã tác động mạnh đến xã hội Việt Nam như thế nào ?

 

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

 

- GV đặt câu hỏi : Chính sách của thực dân và những biến đổi kinh tế đã ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam như thế nào ? (ảnh hưởng đến đời sống của giai cấp như thế nào ?)

2.Tình hình phân hóa xã hội:

- Chính sách của thực dân và sự biến đổi kinh tế đã thức đẩy sự phân hóa xã hội.

- HS theo dõi SGK để trả lời :

 

- GV bổ sung, kết luận:

 

 + Nạn bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm cho sức sản xuất  trong nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng và đời sống nông dân ngày càng bị bần cùng. Trong chiến tranh, gần 10 vạn thanh niên bị đưa sang chiến trường châu Âu làm lính chiến hay lính thợ. Từ 1915 - 1919, số lính thợ đưa sang Pháp là 48.891 người.

- Nạn bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp làm  đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng.

 + Do công nghiệp phát triển hơn một bước nên giai cấp công nhân tăng lên về số lượng, năm 1913 có 12.000 người  đến năm 1916 lên tới 17.000 người. Công nhân cao su tăng gấp 5 lần.Công nhân trong các xí nghiệp của tư sản Việt Nam cũng tăng lên

 + Do công nghiệp phát triển hơn một bước nên giai cấp công nhân tăng lên về số lượng

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

 

- GV nêu câu hỏi: Số lượng công nhân tăng rõ rệt trong chiến tranh là do đâu ?

 Do chính sách của tư bản Pháp trong chiến tranh  như: bỏ thêm vốn đầu tư, mở rộng công nghiệp khai thác, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (nới lỏng tay độc quyền) để ổn định kinh tế thuộc địa và cung cấp sản phẩm cho nhu cầu của nước Pháp.

- HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.

 

- GV có thể bổ sung: Trong chiến tranh, Pháp cần nhiều công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp quốc phòng để chế tạo vũ khí sản xuất quân trang, quân dụng

 

- GV thông báo : Trong chiến tranh do có một số cơ hội kinh doanh nên tư sản Việt Nam  tranh thủ thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp (Bạch Thái Bưởi) tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng. Tuy nhiên đến cuối chiến tranh, hai giai tầng tư sản và tiểu tư sản vẫn chưa  thực sự hình thành.

- Trong chiến tranh, tư sản  Việt Nam và tiểu tư sản có tăng về số lượng, song chưa trở thành giai cấp, Họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh bênh vực quyền lợi cho người trong nước.

 

 

- GV: Trong chiến tranh, phong trào đấu tranh của các giai cấp tầng lớp diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu mục II

 

 Hoạt động 1: chọn 2/5 phong trào tiêu biểu

II.Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh

 

* Hoạt động 3: Nhóm

 

-GV dẫn dắt : chúng ta vừa đưa ra nhận xét chúng về các cuộc khởi nghĩa, tuy nhiên mỗi cuộc khởi nghĩa nổi dậy lại có những nét riêng. Em hãy tìm ra những nét riêng của một số cuộc nổi dậy. 

 

- HS dựa vào SGK tìm tòi, suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận theo từng bàn (nhóm nhỏ)

+ Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân có sự tham gia của vua Duy Tân.

- GV đàm thoại với học sinh, cùng rút ra những nét riêng của các cuộc nổi dậy.

+ Cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên.

+ Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân có sự tham gia của vua Duy Tân.

 + Phong trào hội kín ở Nam Kì diễn ra khắp Nam Kì,

+ Cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có nhiều nét độc đáo . Đây là  cuộc vũ trang bạo động duy nhất trong những năm chiến tranh đã lật đổ được chính quyền ở một địa phương.

 + Các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số.

 + Phong trào hội kín ở Nam Kì diễn ra khắp Nam Kì, thành lập nhiều nhóm, hội kín khác nhau, đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng đều thống nhất hành động. Mục tiêu chung là lật đổ chính quyền tay sai, giành độc lập dân tộc.

 

 + Các cuộc nổi dậy của đồng bào DT thiểu số diễn ra trên những địa bàn rộng lớn; lợi dụng địa hình rừng núi gây cho địch nhiều thiệt hại, buộc địch phải rút lui hoặc nhân nhượng một số quyền lợi.

 

* Hoạt động 1: Cả lớp

 

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK , các họat động đấu tranh của giai cấp công nhân.

III.Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới

- HS theo dõi SGK , trả lời.

1. Phong trào công nhân

 + Ngày 22.2.1916 nữ công nhân nhà máy Cái Bầu nghỉ việc.

 + Ngày 22.2.1916 nữ công nhân nhà máy Cái Bầu nghỉ việc.

 + Năm 1916 công nhân mỏ Hà Tu đánh trả lính khố xanh.

 + Năm 1916 công nhân mỏ Hà Tu đánh trả lính khố xanh.

 + Tháng 6, 7.1917 có 22 công nhân mỏ bôxit Cao Bằng bỏ trốn, 47 công nhân Thái Bình mới đến cũng bỏ trốn.

 + Tháng 6, 7.1917 có 22 công nhân mỏ bôxit Cao Bằng bỏ trốn, 47 công nhân Thái Bình mới đến cũng bỏ trốn.

 + Ngày 31.8.1917 nhiều công nhân ở mỏ than Phấn Mễ và Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên

 + Ngày 31.8.1917 nhiều công nhân ở mỏ than Phấn Mễ và Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên

 + Năm 1917 công nhân mỏ than Hà Tu biểu tình.

 + Năm 1917 công nhân mỏ than Hà Tu biểu tình.

 + Năm 1918 công nhân mỏ Hà Tu đốt nhà một viên cai thầu vì tội ngược đãi công nhân.

 + Năm 1918 công nhân mỏ Hà Tu đốt nhà một viên cai thầu vì tội ngược đãi công nhân.

* Hoạt động 2: Cá nhân

 

- GV nêu câu hỏi : Qua các họat động đấu tranh đó của giai cấp công nhân trong chiến tranh, em có nhận xét gì ?

 

 GV gợi ý : Em có thể nhận xét về : hình thức đấu tranh, mức độ đấu tranh, mục tiêu, tính chất phong trào...

 

- HS suy nghĩ trả lời .

 

- GV bổ sung, kết luận :

 

 + Bước vào thời kỳ chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.

 + Hình thức đấu tranh: đấu tranh kinh tế bằng những hình thức hòa bình, kết hợp với bạo động vũ trang.

 + Mục tiêu : chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế

 + Bước vào thời kỳ chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.

 + Hình thức đấu tranh: chính trị  kết hợp với vũ trang.

 + Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế

Phong trào đấu tranh mang tính chất tự phát, chỉ đòi quyền lợi kinh tế, chưa ý thức được vai trò chính trị của mình, tổ chức chưa chặt chẽ, còn đấu tranh lẻ tẻ ... Phong trào công nhân trong 4 năm chiến tranh có lúc hòa nhập với phong trào yêu nước, có lúc tạo nên một phong trào riêng, nhưng phong trào còn mang tính tự phát

Phong trào đấu tranh mang tính chất tự phát

* Hoạt động 1: Cả lớp

 

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK , kết hợp với những hiểu biết xã hội của mình về Hồ Chí Minh để giới thiệu về tiểu sử và hòan cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Người.

2.Buổi đầu họat động của Nguyễn Ái Quốc(1911-1918)

- HS theo dõi SGK và dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời.

 

- GV bổ sung: Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đó  đổi tên là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19.5.1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị  Loan. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, các phong trào đấu tranh anh dũng của nhân dân ta đều thất bại, từ rất sớm Người có chí đuổi thực dân Pháp, cứu đồng bào.

- Hòan cảnh ra đi tìm đường cứu nước

 + Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19.5.1890 trong một gia đình trí thức yêu nước.

 + Quê: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - một vùng quê có truyền thống đấu tranh

 

 Nguyễn Ái Quốc

với tên là Ba làm phụ bếp tầu buôn Pháp ra đi tìm đường cứu nước (1911)

Người sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước.

 + Trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

 + Ngày 05.6.1911 Nguyễn Aïi Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

 

 

* Hoạt động 2:

 

- HS theo dõi SGK những hoạt động buổi đầu của Nguyễn Ái Quốc

- Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc :

- GV bổ sung :

 + Khác với Phan Bội Châu (coi Nhật là bạn), Phan Chu Trinh (coi Pháp là bạn), Nguyễn Ái Quốc  đã phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù. Người nhận thức được chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù của nhân dân lao động, dù ở dưới chân tượng Nữ thần tự do (Mỹ) hay ở quê hương của tuyên ngôn nổi tiếng : tự do, bình đẳng, bác ái (Pháp).

+ Năm 1911-1917 người bôn ba qua nhiều nước làm nhiều nghề để sống, tiếp xúc với nhiều người hiểu rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn baọ, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức,bóc lột dã man (Người nhận rõ bạn-thù)

 + Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc  từ năm 1911 - 1918 vừa nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, vừa tìm tòi để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Những hoạt động đó của người mới chỉ là bước đầu nhưng là dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam

- Năm 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh Cách mạng tháng Mười Nga tư tưởng của Người dần dần biến đổi.

  1. Củng cố:

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, do tác động của chiến tranh và do những chính sách khai thác, bóc lột ráo riết của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển. Song những biến chuyển đó chưa đủ để tạo ra bước ngoặc trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Vì vậy trong những năm chiến tranh, phong trào chống Pháp vẫn phát triển song bế tắc về đường lối, khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Những hoạt động bước đầu của Người là những dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước mới cho Việt Nam.

 - Dặn dò: Ôn tập phần lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1918

*RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Tiết 34

SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)

Ngày soạn 30/04/2014 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, yêu cầu HS cần:

- Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta.

- Nắm được những nét chính về cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bị của các cuộc đấu tranh đó.

- Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

2. Tư tưởng

- Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn thực dân và phong kiến tay sai.

- Lòng kính trọng và biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã hi sinh thân mình cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc.

3. Kỹ năng

- Củng cố kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá...

- Kỹ năng sử dụng các loại tranh, ảnh, lược đồ lịch sử.    

II.Tiến trình tổ chức dạy học.

1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự lớp học.

 2. Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên-học sinh

Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1.

-GV: em hãy nhắt lại các nét cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội n ư ớc ta trong thời gian tr ư ớc khi b ị Ph áp x âm l ư ợc-gi ữa K X IX.

-HS nhớ lại kiến thức đã học để trả lời khái quát:.

-Tình hình chính trị.

-Tình hình kinh tế.

-Tình hình xã hội.

-GV nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2.

-GV hỏi: trong thời gian 1858-1884) quân Pháp đã tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta như thế nào? nhà Nguyễn có thái độ gì? Tinh thần chiến đấu của quân dân ta diễn ra như thế nào?

-HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.

-GV nhận xét, khái quát lại.

 

 

Hoạt động 3.

-GV hỏi: những nội dung cơ bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, những tác động của nó tới nền kinh tế, xã hội Việt Nam là gì?

-HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.

-GV nhận xét, khái quát lại.

 

 

 

 

 

Hoạt động 4.

-GV hỏi: những nội dung cơ bản của lịch sử VN trong giai đoạn 1945-1954 là gì?

-HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.

-GV nhận xét, khái quát lại.

 

Hoạt động 5.

-GV hỏi: những đặc điểm tiêu biểu của phong trào yêu nước và cách mạng VN trong thời gian đầu TK XX là gì?

-HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.

-GV nhận xét, khái quát lại.

  1. Nước Việt Nam trước nguy cơ xâm lược của TB Pháp.

-Tình hình chính trị.

-Tình hình kinh tế.

-Tình hình xã hội.

 

 

 

 

 

 

  1. TD Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

-Cuộc chiến tranh xâm lược của TD Pháp (1858-1884).

-Thái độ của nhà Nguyễn, đặc biệt là các bản hiệp ước: 1862 (Nhâm tuất), 1874 (Giáp tuất), 1883 (Hác-măng), 1884( Patơnôt).

-Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta (1858-1884).

3. Những biến đổi kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

-Chính sách cai trị của TD Pháp, đặc biệt thủ đoạn của chúng trong việc thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (từ 1897).

-Sự biến chuyển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này.

-Sự phân hoá xã hội Việt Nam, sự xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới (gc công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản).

- Đặc điểm của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam trong thời kì này.

4. Phong trào yêu nước và cách mạng.

-Các phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+Các cuộc vận động yêu nước theo hwongs dân chủ tư sản: các hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, hoạt động Đông kinh nghĩa thục...

+Các cuộc đấu tranh vũ trang: sự tiếp tục của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, các cuộc đấu tranh vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi...

-Hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918).

4.Củng cố bài:  Khái quát lịch sử Việt Nam t ừ 1858-1918

-Dặn HS học và chuẩn bị ki ểm tra h ọc k ì II

*RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK

TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA

KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11(Chuẩn)

Thời gian 45 phút (Kể cả thời gian giao đề)

 

 I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

 - Nhằm kiểm tra những kiến thức  học kì II, lớp 11 theo phân phối chương trình.

 - Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập học kì II của học sinh so với mục tiêu chương trình đề ra.

 - Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên.

 Về kiến thức:

-Học sinh có những hiểu biết về sự chuyển biến nền kinh tế Việt Nam từ cuộc khai thác lần thứ nhất của TD Pháp (cuối TK XIX-đầu TK XX)

- Học sinh hiểu được chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu TK XX.

 Về kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng viết bài kiểm tra, kĩ năng trình bày, kĩ năng phân tích của học sinh.

 II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

 Hình thức: Tự luận

 III.THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ

CHỦ ĐỀ

(Nội dung chương)

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

CỘNG

1.Việt Nam từ đầu TK XX-hết hiến tranh TGI (1918)

 

Những chuyển biến nền kinh tế từ cuộc khai thác I của TD Pháp

Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong thời kì này có gì khác trước

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 0

Số điểm: 0,0

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm: 4,0

Tỉ lệ: 75%

Số câu: 1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 25%

Số câu: 1

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

2.Việt Nam từ đầu TK XX-hết hiến tranh TGI (1918)tt

 

Chủ trương  cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 0

Số điểm: 0.0

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm 4,0

Tỉ lệ: 100%

Số câu: 0

Số điểm: 0,0

Tỉ lệ: 0,0%

Số câu: 1

Số điểm: 4,0

Tỉ lệ: 40%

Tổng số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 0

Số điểm: 0,0

Tỉ lệ: 0,0%

Số câu: 2

Số điểm: 8,0

Tỉ lệ: 80%

Số câu: 1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 2

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

IV.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1(6 điểm). Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào ? Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong thời kì này có gì khác trước ?

 Câu 2 (4 điểm). Trình bày  chủ trương  cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

 

V.HƯỚNG DẪN CHẤM

NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN ĐẠT

ĐIỂM

Câu 1 (6 điểm). Những chuyển biến về kinh tế:

-Về nông nghiệp: Pháp chiếm đất đai làm đồn điền, khiến cho phần lớn nông dân không còn tư liệu sản xuất.

-Về công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là khai thác mỏ. Một số ngành  công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời.

-Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.

-Về giao thông vận tải: chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, chủ yếu để phục vụ việc chuyên chở hàng hóa, nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự.

-Bên cạnh những ngành kinh tế :nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp thì trong nền kinh tế Việt Nam thời kì này còn xuất hiện thêm ngành công nghiệp.

 

1,0 đ

 

1,0 đ

 

 

1,0 đ

 

1,0 đ

 

2,0đ

 

Câu 2 (4 điểm). Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:

-Phan Bội Châu: giành độc lập bằng phương pháp bạo động.

-Phan Châu Trinh: thiết lập dân chủ, dân quyền, thông qua con đường cải cách để tiến tới độc lập.

 

 

2,0đ

2,0đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 18/02/2009          Tiết 35

TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2008-2009

Lớp 11 ....       MÔN: LỊCH SỬ  LỚP 11

Họ & tên: ...................................................... Thời gian: 45 phút (Kể cả giao đề)

 

 A. Phần chung (8 điểm)

 Câu 1(4 điểm).

   Nêu và nhận xét về nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

  Câu 2(4 điểm).

   Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự biến chuyển như thế nào? Ý nghĩa của sự chuyển biến đó là gì?

  Câu 3(2 điểm). Dành cho học sinh cơ bản

   Cuộc khởi nghĩa Yên Thế  có những nét gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương ?

  

   II.Bài làm.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN

A. Phần chung (8 điểm)

 Câu 1(4 điểm). 

   Nêu và nhận xét về nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

   *Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất (1874):

   - Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì; mở các cửa biển thị Nại(Quy Nhơn), Ninh Hải (Hải Phòng), tỉnh lị Hà Nội và sông Hồng cho Pháp vào buôn bán.

   - Pháp rút quân ra khỏi Hà Nội và các  tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

   * Nhận xét:

   -Thể hiện tinh thần bạc nhược của nhà Nguyễn.

   - Đã làm mất một phần quan trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam, xác lập đặc quyền về kinh tế của tư bản Pháp trên đất nước ta.

 Câu 2(4 điểm).

   -Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự biến chuyển :

  -Xã h ội Vi ệt Nam ti ếp tục tồn tại và xuất hiện một số giai cấp và tầng lớp mới (3 đ):

  +Giai cấp địa chủ PK: đặc điểm của giai cấp này .

  +Giai cấp nông dân: đặc điểm của giai cấp này.

  +Giai cấp công nhân: đặc điểm của giai cấp này.

  +Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản: đặc điểm của 2 tầng lớp này..

   -Ý nghĩa(1 đ):

   +Làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới.

   + Tạo những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

  B. Phần riêng(2 điểm)

  Câu 4(2 điểm). Dành cho học sinh cơ bản

   Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những nét khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương:

   -Thời gian của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) không nằm trong thời gian diễn ra phong trào Cần vương.

   -Lãnh đạo là những nông dân (Đề Nắm, Đề Thám), không phải là những văn thân, sĩ phu.

   -Địa bàn thu hẹp ở Yên Thế và các địa phương nhỏ lân cận thuộc tỉnh bắc Giang.

   -Mục đích đấu tranh là vì quyền lợi của nhân dân (trước tiên là nông dân) chứ không phải vì vua.

 *RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

-Trang 1-

 
nguon VI OLET