Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Yªn B¸i Tr­êng THPT V¨n ChÊn Gi¸o ¸n Gi¸o dôc c«ng d©n 12                N¨m häc 2015 2016

       CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 12

 

I. Mục tiêu chương trình.

Học xong chương trình lớp 12 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  - Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật, mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.

  - Nhận biết được vai trò, giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại và phất triển của mỗi công dân, nhà nước và xã hội.

  - Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân.

2. Về kĩ năng.

  - Từng bước hình thành năng lực phân tích, đánh giá các biểu hiện tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân.

  - Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các VBPL đã được trang bị trong nhà trương để tự điều chỉnh hành vi bản thân.

3. Về thái độ.

  - Tôn trọng, tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng, có ý thức trách nhiệm và tính tích cực của công dân trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

  - Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo PL, tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

II. Cấu trúc nội dung.

Nội dung chương trình gồm 9 bài, thời lượng phân phối như sau:

Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết)

Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)

Bài 4: Quyền bình đẳng của CD trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết)

Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết)

Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)

Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4 tiết)

 

 

 

  Ngày soạn: 18 - 08 - 2015                                   Tiết thứ: 01 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 01

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

19/8

19/8

19/8

19/8

Sĩ s

 

 

 

 

 

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG  (Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 1 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

 - Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức.

- Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

2. Về kĩ năng.

Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật

3. Về thái độ.

  Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà

III. Phương pháp.

 - Phương pháp thuyết trình

 - Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. n định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra sách, vở và đồ dùng phục vụ cho học tập

3. Học bài mới.

Theo em một xã hội mà không có pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thì điều gì sẽ xảy ra? Vậy pháp luật là gì? pháp luật có vai trò gì đối với đời sống xã hội. Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

      Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với hoạt động nhóm và đàm thoại.

      ? Các em hãy cho biết một xã hội mà không có pháp luật thì điều gì sẽ xẩy ra? Ngược lại một xã hộipháp luật thì sẽ như thế nào?

      ? Tại sao xã hộipháp lật thì mọi việc sẽ trật tự an toàn?

      ? Theo em công dân có quyền và nghĩa vụ nào? các nghĩa vụ đó do ai đặt ra? Ai sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ đó? Nếu không thực hiện đúng thì nhà nước sẽ làm gì?

     GV giới thiệu sơ lược về nguồn gốc pháp luật sau đó đưa ra câu hỏi (2 câu hỏi tình huống)

                Không thờ cúng tổ tiên

                Vi phạm ATGT như vượt đèn đỏ

      ? Theo em cả 2 trường hợp trên có bị phạt tiền không? vì sao?

      ? Qua hai ví dụ trên em hiểu như thế nào về pháp luật?

      ? Em hãy kể tên một số luật mà em biết, những luật đó do ai ban hành, nhằm mục đích gì?

      ? Em hiểu thế nào là quyền và lợi ích của pháp luật? Cho ví dụ minh họa?

      ? Em hiểu thế nào là nghĩa vụ và trách nhiệm của pháp luật? Cho ví dụ minh họa?

      ? Theo em pháp luật thể hiện ý chí của ai?

(Nhân dân)

       ? Theo em pháp luật được thực thi bằng sức mạnh của ai? Cho ví dụ minh họa?

        Nêu nên được các đặc trưng của pháp luật. Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với thảo  luận theo cả lớp.

      Cho học sinh đọc phần “b” sau đó đưa ra câu hỏi tình huống.

      ? Theo em pháp luật có những đặc trưng cơ bản nào?                

(Có 3 đặc trưng cơ bản)

     Thảo luận: Pháp luật có 3 đặc trưng cơ bản vậy nội dung cơ bản của các đặc trưng này ra sao?

     ? Theo em đặc trưng tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện như thế nào?

      ? Theo em đặc trưng tính quyền lực và bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào?

      ? Theo em đặc trưng tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật được thể hiện như thế nào?

1. Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

 

- Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

 

- Chủ thể ban hành: do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện.

 

- Nội dung của pháp luật.

+ Quyền và lợi ích: được làm gì? hưởng những lợi ích gì?

+ Nghĩa vụ và trách nhiệm: phải làm gì? không được làm gì? phải chịu trách nhiệm gì?

 

b. Các đặc trưng của pháp luật.

 

 

- Có tính quy phạm phổ biến.

 

+ Là quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu chung

 

+ Được áp dùng lần, ở mọi nơi

 

+ Được áp dụng cho mọi người.

 

 

- Tính quyền lực và bắt buộc chung:

 

+ Mọi tổ chức, cá nhân bắt buộc thực hiện.

 

+ Ai không thực hiện đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 

 

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

 

+ Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu.

 

+ Không trái với Hiến pháp.

 

+ Văn bản cấp dưới ban hành không được trái với các văn bản cấp trên ban hành.

4. Củng cố.

 - GV nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm

 - GV giới thiệu hệ thống pháp luật Việt Nam

HTPL  -  Ngành luật  -  Chế định luật  -  Quy phạm pháp luật

 + Hệ thống pháp luật là nhiều ngành luật

 + Ngành luật là tổng hợp các QPPL (hay một luật cụ thể)

 + Chế định luật là một nhóm QPPL (hay một lĩnh vực của một luật)

 + Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung (là đơn vị nhỏ nhất)

- Cho học sinh so sánh giữa pháp luật với đạo đức

5. Dặn dò nhắc nhở

 Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 24 - 08 - 2015                                   Tiết thứ: 02 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 02

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

25/8

25/8

25/8

25/8

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG   (Tiết 2)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài 1 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

- Giúp cho học sinh nắm được bản chất xã hội và bản chất giai cấp của pháp luật.

  - Giúp cho học sinh nắm được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

2. Về kĩ năng.

  Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật

3. Về thái độ.

Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. n định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy trình bày các đặc trưng của pháp luật? lấy ví dụ minh họa?

3. Học bài mới.

Trong đời sống xã hội không thể không có pháp luật. Bởi pháp luật nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vậy pháp luật có những bản chất nào và có mối quan hệ như thế nào với kinh tế và chính trị. Vậy để làm sáng tỏ nội dung này hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp bài 1 tiết 2.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp từ đó giúp học sinh nắm được bản chất giai cấp của pháp luật.

 

     ? Bằng kiến thức đã học em cho biết nhà nước có mang bản chất giai cấp không?

 

     ? Vậy tại sao pháp luật lại mang bản chất giai cấp?

 

     Vì vậy pháp luật nước ta mang bản chất giai cấp giai cấp công nhân và đại diện cho toàn thể nhân dân lao động. nên CT HCM “Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”

 

     Giảng giải + vấn đáp để giúp học sinh nắm được bản chất xã hội của pháp luật.

     ? Theo em tại sao pháp luật lại mang bản chất xã hội?

     ? Theo em tại sao nhà nước phải xây dựng pháp luật? Lấy ví dụ chứng minh?

 

     (Pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Mà pháp luật được bắt nguồn từ thực tiễn và thực hiện trong thực tiễn xã hội)

    Nội dung về mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm

Tìm hiểu nội dung từ đó trả lời câu hỏi

     ? Lấy ví dụ chứng minh sự tác động của pháp luật với kinh tế?

      Bằng kiến thức thực tế chứng minh ví dụ trong SGK trang 8 cho học sinh hiểu thêm.

     Nội dung về mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm?

     ? Theo em tại sao pháp luật lại có mối quan hệ với hệ giữa pháp luật với đạo đức.

     Đạo đức là những quy tắc xử sự và pháp luật là khuân mẫu chung cho những quy tắc xử sự cho mọi người.

2. Bản chất của pháp luật.

a. Bản  chất giai cấp của pháp luật.

- Pháp luật do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền.

- Các quy phạm pháp luật phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

- Pháp luật Việt Nam mang bản chất của GCCN và NDLD dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và phải thể hiện quyền làm của NDLD trên tất cả các lĩnh vực.

 

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

- Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội cho nên:

+ Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

+ Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

-  Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống.

Như vậy: pháp luật vừa là công cụ nhận thức và giáo dục.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.

a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (đọc thêm)

+ Tác động tích cực: thì kinh tế phát triển

+ Tác động tiêu cực: kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.

VD: luật đầu tư, luật doanh nghiệp...

b. Quan hệ giữa pháp luật với chính tri (đọc thêm)

 

c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

- Pháp luật có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ đạo đức.

Ví dụ: Luật HN&GĐ, giáo dục, văn hóa.

- Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức vào trong các QPPL

- Các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức.

Ví dụ: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải... đều là giá đạo đức mà con người luôn hướng tới.

4. Củng cố.

Giáo viên đưa ra một tình huống: Anh là một học sinh chậm tiến, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm bài tập, cờ bạc, đánh nhau. Theo em ai có quyền xử lý những vi phạm của Anh? Căn cứ vào đâu để xử lý các hành vi đó? Trong các hành vi của Anh hành nào là vi phạm pháp luật?

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà so sánh mối quan hệ giữa pháp với đạo đức, làm bài tập 3, 5, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

V. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

……………………………………………………………………………………………...................

 

Ngày soạn: 06 - 09 - 2015                                   Tiết thứ: 03 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 04

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

09/9

09/9

09/9

09/9

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG   Tiết 3

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài 1 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Giúp cho học sinh nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội

2. Về kĩ năng.

Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật

3. Về thái độ.

Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Pháp luật có những bản chất nào? Em hãy so sánh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?

So sánh

Pháp luật

Đạo đức

Giống nhau

Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người

Khác nhau

Nguồn gốc

Các quy tắc xử sự được ghi nhận thành các QPPL

Hình thành từ đời sống XH

Nội dung

Các quy tắc xử sự mang tính khuân mẫu chung

Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần

Hình thức thể hiện

Văn  bản quy phạm pháp luật

Trong nhận thức, tình cảm của con người

Phương thức tác động

Giáo dục, cưỡng chế

Dư luận xã hội

3. Học bài mới.

Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì vậy không thể không có pháp luật. Vậy pháp luật ở Việt Nam có những vai trò gì? Đó là nội dụng tiết 3 bài 1 hôm nay.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

    Giáo viên tiến hành thuyết trình + hoạt động thảo luận + đàm thoại.

    Các mối quan hệ xã hội rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy để điều chỉnh các mối quan hệ này nhà nước phải đề ra pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đó trong khuân khổ chung.

     ? Theo suy nghĩ của em một xã hội không có pháp luật thì sẽ ra sao?

     ? Theo em tại sao quản lí xã hội nhà nước phải sử dụng công cụ pháp luật?

     ? Vậy ngoài pháp luật để quản lí xã hội nhà nước còn quản lí bằng phương tiện nào nữa?

(giáo dục, đạo đức, chính sách, kế hoạch)

     ? Theo em nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo những điều gì?

     ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính dân chủ?

     ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính thống nhất?

     ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính có hiệu lực?

    ? Theo em để tăng cường pháp chế trong quản lí nhà nước thì nhà nước cần phải làm gì?

     ? Theo em nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào?

      Cho học sinh đọc phần b và cùng thảo luận sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi cùng đàm thoại.

      ? Khi tính mạng, tài sản, quyền tự do...của mình bị đe doạ chúng ta phải dựa vào đâu? (Pháp luật)

      ? Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở đâu? Căn cứ vào đâu để công dân thực hiện quyền của mình?

      ? Vậy pháp luật có vai trò gì đối với mỗi công dân? (là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân)

     ? Chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt vai trò của mình đối với pháp luật?

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

- Không có pháp luật thì xã hội không có trật tự, ổn định => không tồn tại và phát triển.

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật => phát huy được quyền lực của mình => kiểm soát được mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo:

+ Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí của nhân dân)

+ Tính thống nhất (vì pháp luật có tính bắt buộc chung)

+ Tính có hiệu lực (vì pháp luật có sức mạnh cưỡng chế)

- Để tăng cường pháp chế trong quản lí nhà nước phải: Xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống; bảo vệ pháp luật.

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật:

+ Có hệ thống pháp luật

+ Tổ chức thực hiện pháp luật

+ Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở các vản bản pháp luật => căn cứ vào các quy định này mà công dân thực hiện quyền của mình.

- Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của mình thông qua các văn bản luật.

- Công dân phải chấp hành pháp luật, tuyên truyền cho mọi người, tố cáo những người vi phạm pháp luật.

  Như vậy: Pháp luật vừa quy định quyền công dân vừa quy định cách thức để công dân thực hiện.

4. Củng cố.

- Giáo viên hệ thống kiến thức cơ bản của cả bài, cho học sinh làm các bài tập 5, 6.

- Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Bị can là người bị tòa án quyết định đưa ra xét xử.

- Tiền án là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Tiền sự là người bị kỷ luật hành chính, xử phạt hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Dặn dò nhắc nhở.

  - Xem trước bài 2: thực hện pháp luật-đọc toàn bài và tìm hiểu kĩ phần 1

V. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

 

Ngày soạn: 14 - 09 - 2015                                   Tiết thứ: 04 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 05

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

16/9

16/9

16/9

16/9

Sĩ s

 

 

 

 

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT   (Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 2 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  - Giúp cho học sinh nắm được khái niệm thực hiện pháp luật.

  - Giúp học sinh nắm được các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

2. Về kĩ năng.

  Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

3. Về thái độ.

Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Theo em pháp luật có những vai trò gì đối với xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ?

3. Học bài mới.

Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và lợi ích hợp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc sai, mà nhà nước với tư cách là người làm ra luật và dùng pháp luật để quản lí xã hội tức là đưa pháp luật vào cuộc sống để xử lí những hành vi vi phạm pháp luật. Vậy xử lí những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào đó là nội dụng của bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

   Để quản lý đất nước, nhà nước không chỉ ban hành pháp luật mà còn phải làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh.

  Giáo viên yêu cầu học sinh đọc hai tình huống ở trong sách giáo khoa, sau đó hướng dẫn học sinh khai thác vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi.

     ? Trong ví dụ 1. 1 chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào?

     ? Trong ví dụ 2 để xử lí 3 thanh niên  vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng pháp luật, xử phạt hành chính) Mục đích của việc xử phạt đó để làm gì? (Răn đe hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục hành vi thực hiện đúng pháp luật cho 3 thanh niên).

     Từ những câu trả lời của học sinh, giáo viên tổng kết và đi đến kết luận trong sách giáo khoa.

     ? Thực hiện pháp luật là hành vi của ai? Phù hợp với những các gì?

     Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 hình thức thực hiện pháp luật. Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện trong 3 phút sau đó nêu ra nội dung và lấy ví dụ minh hoạ. Cuối cùng đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.

Nhóm 1: Thảo luận ý Sử dụng pháp luật.

? Chủ thể của sử dụng pháp luật là ai?

? Chủ thể SDPL để làm gì? lấy ví dụ minh hoạ?

Nhóm 2: Thảo luận ý Thi hành pháp luật.

? Chủ thể của thi hành pháp luật là ai?

? Chủ thể Thi hành pháp luật để làm gì? lấy ví dụ minh hoạ?

Nhóm 3: Thảo luận ý Tuân thủ pháp luật.

? Chủ thể của tuân thủ pháp luật là ai?

? Chủ thể tuân thủ pháp luật để làm gì? lấy ví dụ minh hoạ?

Nhóm 4: Thảo luận ý áp dụng pháp luật.

? Chủ  thể của áp dụng pháp luật là ai?

? Chủ thể ADPL để làm gì? lấy ví dụ minh hoạ?

1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

 

a. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Khái niệm: Thục hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Thực hiện pháp luật : là hành vi của con người, là hành vi phù hợp với những quy định của pháp luật.

 

b. Các hình thức thực hiện pháp luật.

- Sử dụng pháp luật: là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình (không phụ thuộc ý chí của người khác)

     Ví dụ: Công dân có quyền bầu cử, ứng cử, quyền khái nại tố cáo.

- Thi hành pháp luật: là cá nhân, tổ chức thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

     Ví dụ: Một công dân sản xuất kinh doanh thì phải nộp thuế…

- Tuân thủ pháp luật:cá nhân, tổ chức không được làm những điều mà pháp luật cấm.

     Ví dụ: không được tự tiện phá rừng, đánh bạc…

- Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

     Ví dụ :...

 

c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật.

(Không dạy)

4. Củng cố.

- Hệ thống lại kiến thức của tiết, yêu cầu học sinh lấy ví dụ cụ thể ở địa phương.

- Cho HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.

Khác

 

Sử dụng PL

Thi hành PL

Tuân thủ PL

Áp dụng pháp luật

Chủ thể

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan, công chức NN có thẩm quyền

Mức độ chủ động của chủ thể

Chủ động thực hiện quyền (những việc được làm)

Chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm)

Không được làm những việc mà pháp luật cấm

Cơ quan, nhà nước chủ động đưa ra quyết định hoặc thực hiện hành vi pháp luật theo chức năng thẩm quyền được giao

Giống

Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ, làm bài tâp, đọc phần tư liệu tham khảo và đọc trước phần vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

V. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

 

Ngày soạn: 21 - 09 - 2015                                   Tiết thứ: 05 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 06

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

23/9

23/9

23/9

23/9

Sĩ s

 

 

 

 

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT   (Tiết 2)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài 2 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

   Giúp cho học sinh nắm được vi phạm pháp luật là gì? Khi có vi pháp luật phải có những dấu hiệu cơ bản nào? cũng như trách nhiệm pháp lí.

2. Về kĩ năng.

Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi

3. Về thái độ.

  Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên:

+ SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?

3. Học bài mới.

Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức cơ bản nào? Vậy khi có vi phạm pháp luật phải có những dấu hiệu cơ bản nào? và trách nhiệm pháp lí của người vi phạm ra sao? Vậy để hiểu được vấn đề này hôm nay chúng ta học tiếp tiết 2 bài 2.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên sử dụng ví dụ trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh chỉ ra các dấu hiệu của vi phạm pháp luật..

     ? Qua ví dụ trong sách giáo khoa em hãy chỉ ra các hành vi của chủ thể? 

Gồm có dấu hiệu trái pháp luật ; có lỗi ; năng lực trách nhiệm pháp lý

     ? Vậy theo các em những ý nghĩ, tư tưởng ý chí vi phạm pháp luật có được coi là vi phạm pháp luật không?    

     Không vì: Pháp luật không điều chỉnh suy nghĩ của con người bởi đặc tính đó chưa biểu hiện thành hành vi cụ thể.

     ? Vậy phải có biểu hiện như thế nào mới được coi là hành vi trái pháp luật?

     ? Em hiểu như thế nào là hành động của hành vi trái pháp luật ? Lấy ví dụ minh họa ?

      ? Em hiểu như thế nào là không hành động của hành vi trái pháp luật? lấy ví dụ minh hoạ?

 

     Giáo viên giải thích rõ thế nào là năng lực trách nhiệm pháp lí? Những người nào đủ năng lực trách nhiệm pháp lí và những người nào không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí?

     Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa trang 20 sau đó đặt câu hỏi cho học sinh.

     ? Em hiểu như thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lí?

      ? Em hiểu như thế nào là người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí?

     Từ ví dụ trang 19 trong sách giáo khoa giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh.

     ? Người vi phạm tức là có lỗi vậy theo em lỗi có những loại lỗi nào?

(Lỗi cố ý và lỗi vô ý)

      ? Em hiểu như thế nào là lỗi cố ý trực tiếp? Lấy ví dụ minh hoạ?

      ? Em hiểu như thế nào là lỗi cố ý gián tiếp? Lấy ví dụ minh hoạ?

      ? Em hiểu như thế nào là lỗi vô ý do quá tự tin? Lấy ví dụ minh hoạ?

      ? Em hiểu như thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả? Lấy ví dụ minh hoạ?

      ? Từ các dấu hiệu nêu trên của vi phạm pháp luật em hãy nêu ra khái niệm vi phạm pháp luật?

     Để dẫn dắt đến khái niệm và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ.

     ? Các vi phạm pháp luật gây ra hậu quả gì? cho ai?

Thiệt hại về vật chất và tinh thần: cho xã hội hoặc người khác – Tức là trách nhiệm

      ? Trách nhiệm pháp lí được hiểu theo nghĩa nào? (Theo nghĩa thứ hai)

      ? Vậy cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự?

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

 

a. Vi phạp pháp luật.

 

* Các dấu hiệu cơ bản của VPPL.

- Là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện:

+ Hành động: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

     Ví dụ: Nhà máy thải chất ô nhiễm

+ Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

     Ví dụ: Sản xuất kinh doanh không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người….

 

- Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

+ Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường.

+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

+ Tự quyết định cách xử sự của mình (không bị bệnh về tâm lý)

- Người vi phạm phải có lỗi.

 

+ Lỗi cố ý

. Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra

. Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác, tuy không mong muốn những vẫn để cho nó xẩy ra.

+ Lỗi  vô ý

. Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng hi vọng không xẩy ra.

. Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác

* Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể  có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

 

b. Trách nhiệm pháp lí:

- Trách nhiệm:

+ Là công việc được giao là nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho chủ thể pháp luật.

+ Là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu.

- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình

- Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm rứt hành vi trái pháp luật  (mục đích trừng phạt)

- Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật. (mục đích giáo dục)

4. Củng cố.

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học

- Giáo viên sử dụng sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa thực tiễn xã hội với việc xây dựng pháp luật

                                       XD pháp luật

 

                      

                                                                                                                             

Thực hiện pháp luật

 

   Vi phạm pháp luật

- Đặt câu hỏi: Theo em nguyên nhân nào  dẫn đến vi phạm pháp luật

+ Khách quan: thiếu pháp luật, pháp luật không còn phù hợp

+ Chủ quan: Coi thường pháp luật, cố ý vi phạm, không hiểu biết pháp luật

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà làm bài tập học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

V. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn: 28 - 09 - 2015                                   Tiết thứ: 06 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 07

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

30/9

30/9

30/9

30/9

Sĩ s

 

 

 

 

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT   (Tiết 3)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài 2 học sinh cần nắm  được

1. Về kiến thức.

  Giúp cho học sinh nắm được các loại vi phạm pháp luật và trách hiệm pháp lí của các loại vi phạm pháp luật.

2. Về kĩ năng.

   Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi

3. Về thái độ.

   Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ 

 Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần phải có những dấu hiệu nào?

3. Học bài mới.

Vi phạm pháp luật tức là hành vi có lỗi và trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Vậy vi phạm pháp luật có những loại nào và trách nhiệm pháp lí ra sao?

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Các loại vi phạm pháp luật xảy ra rất đa dạng. Tuy nhiên căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật chia thành 4 loại và tương ứng với mỗi loại vi pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí.

 

     Giáo viên sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, thuyết trình từ đó tổ chức cho học sinh nắm được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

 

     ? Theo em vi phạm hình sự có tính chất như thế nào? trong những lĩnh vực nào? lấy ví dụ minh hoạ?

 

     Ví dụ: Xâm hại đến chủ quyền, chế độ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp và trật tự an toàn xã hội.

     ? Em hãy chỉ ra chủ thể của vi phạm hình sự?

 

     ? Vậy em hiểu như thế nào là người có năng lực trách nhiệm hình sự?

     ? Theo em ngoài tòa án còn cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm hình sự không?

(Không, chỉ có tòa án  mới có thẩm quyền áp dụng)

 

     ? Em hiểu như thế nào là vi phạm hành chính? Lấy ví dụ minh hoạ?

     ?  Em hãy chỉ ra chủ thể của vi phạm hành chính?

     ? Vậy, vi phạm hành chính thì ai có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính?

(Cơ quan quản lý nhà nước)

 

     ? Em hiểu như thế nào là vi phạm dân sự? Lấy ví dụ minh hoạ?

     ? Em hãy chỉ ra chủ thể của vi phạm dân sự? Lấy ví dụ minh hoạ?

     ? Theo em ai có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm dân sự với chủ thể vi phạm?

     ? Theo em việc vi phạm này thường thể hiện chủ thể không thực hiện cái gì ?

 

     ? Theo em vi phạm kỉ luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ nào? lấy ví dụ minh hoạ?

     ? Theo em chủ thể vi phạm kỉ luật là ai? Lấy ví dụ minh hoạ?

     ? Theo em ai có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỉ luật? Lấy ví dụ minh hoạ?

 

     Như vậy trách nhiệm pháp lí là áp dụng đôí với chủ thể khi có vi phạm để trừng phạt và giáo dục hệ quả do chủ thể vi phạm gây ra.

      ? Theo em khi thực hiện truy cứu trách nhiệm pháp luật phải đảm bảo những yêu cầu nào?

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

* Vi phạm hình sự.

- Khái niệm: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm trong Bộ luật Hình sự.

- Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra.

+ Tâm sinh lý bình thường.

+ Đạt độ tuổi nhất định

- Trách nhiệm pháp lý: với các chế tài nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng với người phạm tội.

(7 hình phạt chính)

+ Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

+ Đủ từ 16 đến dưới 18 tuổi chịu trách về mọi mặt

+ Đủ từ 18 tuổi trở lên

Lưu ý: việc xử lý người đủ 14 đến dưới 18 tuổi chủ yếu mang nguyên tắc giáo dục, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình.

Chú ý: trình tự giải quyết 1 vụ án hình sự: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

* Vi phạm hành chính:

- Khái niệm: là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lí nhà nước, vi phạm trật tự an toàn xã hội chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

-  Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức.

- Trách nhiệm hành chính: do cơ quan quản lí nhà nước áp dụng với chủ thể vi phạm như: phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục tình trạng ban đầu, thu-giữ tang vật, phương tiện...

+ Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị phạt về lỗi cố ý.

+ Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị phạt cả lỗi vô ý và cố ý

* Vi phạm dân sự.

- Khái niệm: là hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

- Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức

- Trách nhiệm dân sự: tòa án áp dụng đối với chủ thể vi phạm như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận.

Lưu ý:: + Người từ 6 đến dưới 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải có người đại diện

             + Trình tự giải quyết 1 vụ án dân sự: Khởi kiện, thụ lí, hoà giải, xét xử, thi hành án.

* Vi phạm kỉ luật:

- Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước

- Chủ thể: Cán bộ; công nhân, viên; HSSV...

- Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải...

Như vậy: Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Lưu ý: Truy cứu trách nhiệm pháp luật phải đảm bảo:

+ Tính pháp chế

+ Tính công bằng và nhân đạo

+ Tính phù hợp

4. Củng cố.

  - Như vậy trong 4 loại trách nhiệm pháp lí thì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất mà nhà nước buộc người có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng phải gánh chịu.

  - Giáo viên cho lớp làm bài tập sau: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính.

+ Giống nhau: đều là hành vi vi phạm pháp luật

+ Khác nhau: căn cứ vào khái niệm, chủ thể, trách nhiệm pháp lý.

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà làm bài tập, đọc phần tư liệu tham khảo, học bài cũ và đọc trước bài 3

V. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn: 06 - 10 - 2015                                   Tiết thứ: 07 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 08

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

07/10

07/10

07/10

07/10

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài 3 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

   - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.

  - Nêu được trách của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.

2. Về kĩ năng.

   Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

3. Về thái độ.

   Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. n định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.    

  ? Em hãy trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý?

3. Giảng bài mới.

Con người sinh ra dều mong muốn được sống trong một xã hội bình đẳng. Mà nước ta là nhà nước của dân do dân vì dân chính vì vậy quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ và ghi nhận tron Hiến pháp, pháp luật. Vậy bình đẳng trước pháp luật là gì? Nhà nước có vai trò như thế nào?

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

      ? Em hiểu thế nào là bình đẳng ?

      Trong điều 52 của Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

     Giáo viên cho học sinh đọc lời tuyên bố của chủ tịch HCM trong SGK cuối trang 27 sau đó hỏi.

     ? Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố của chủ tịch HCM?

(Đề cập đến quyền bầu và ứng cử, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội)

     ? Theo em công dân ở một nước như thế nào mới có quyền bình đẳng trên?

( một nước có độc lập - một xã hội tiến bộ)

    Giáo viên cho học sinh đọc phần in nhỏ trong sách giáo khoa trang 28 sau hỏi.

     ? Theo em những trường hợp nêu trong SGK có mâu thuẫn với quyền bình đẳng không? vì sao?

     Giáo viên đưa ra một tình huống có vấn đề sau đó yêu cầu học sinh giải quyết tình huống.

     Một nhóm học sinh rủ nhau đi đua xe máy với do hai bạn trong hóm mới mua xe máy. Bạn A trong nhóm có ý không đồng ý vì cho rằng bạn chưa có Giấy phép lái xe. Bạn B cho rằng bạn A lo xa vì trong nhóm  bố bạn B làm trưởng công an huyện, nếu tình huống xấu xẩy ra đã có bố bạn B lo sau đó cả nhóm nhất trí với B.

     ? Quan điểm và thái độ của trước những ý kiến trên như thế nào? nếu nhóm bạn ấy là cùng với lớp em, em sẽ làm gì?

     ? Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện như thế nào?

     ? Trách nhiệm pháp lý do ai áp dụng đối với chủ thể vi phạm?

     Giáo viên nêu câu hỏi sau đó yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi theo hướng lô gíc.

      ? Theo em quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận ở đâu?

      ? Theo em ai có quyền xử phạt (áp dụng) đối với chủ thể vi phạm pháp luật?

      ? Để đảm bảo cho công dân bình đẳng trong việc thực hiện trách nhiệm pháp lí được tiến hành theo nguyên tắc nào?

      ? Theo em nhà nước có trách nhiệm gì để công dân thực hiện quyền bình đẳng của mình?

      ? Theo em nhà nước có cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật không? vì sao?

      Giáo viên cho học sinh giải quyết tình huống trong sách giáo khoa trang 29

      ? Từ tình huống trong SGK theo em điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập hay không?

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

 

- Bình đẳng là việc đối xử bình đẳng về trên tất cả các mặt không phân biệt nam nữ…

 

- Khái niệm: Công dân được bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

 

- Biểu hiện:

 

+ Được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.

 

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân giống nhau không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

 

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

 

- Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. Không phân biệt địa vị, dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh.

 

- Lưu ý: Xét xử những người vi phạm pháp luật phải dựa trên quy định của pháp luật về tính chất mức độ vi phạm chứ không phải căn cứ vào giới tính dân tộc

 

3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

 

- Được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

 

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt (áp dụng) với chủ thể vi phạm pháp luật.

 

- Truy cứu trách nhiệm theo nguyên tắc:  công bằng, công khai, nhanh chóng.

 

- Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

 

- Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

 4. Củng cố.

  - Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.

  - Giáo viên cho học sinh so sánh giữa quyền bình đẳng với quyền bình đẳng trước pháp luật.

Nội dung so sánh

Quyền bình đẳng

Quyền bình đẳng trước pháp luật

Căn cứ hình thành

Tạo hoá

Ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật

Chủ thể

Mọi người

Công dân

Nội hàm

Rộng hơn

Hẹp hơn

Chế tài áp dụng khi vi phạm

Xã hội, dư luận lên án

Xử lí theo pháp luật

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà các em ôn tập cả ba bài đã học để giờ sau kiểm tra một tiết.

V. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn: 12 - 10 - 2015                                   Tiết thứ: 08 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 09

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

14/10

14/10

14/10

14/10

Sĩ s

 

 

 

 

KIỂM TRA MỘT TIẾT

 

I. Mục tiêu kiểm tra.

- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.

- Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung kiểm tra (02 đề)

- Học sinh: Học sinh ôn tập các nội dung giới hạn kiểm tra

III. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung kiểm tra.

ĐỀ SỐ 01

a. Ma trận                                                           

Cấp độ

 

Chủ đề

Nhận biết

( B)

Thông hiểu

(H)

Vận dụng

( V)

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Thực hiện pháp luật

 

1

(4,0)

 

 

 

 

 

1

(4,0)

1

(4,0)

Pháp luật và đời sống

 

 

 

1

(2,0)

 

 

 

1

(2,0)

1

(2,0)

Thực hiện pháp luật

 

 

 

 

 

1

(4,0)

 

1

(4,0)

1

(4,0)

Tổng

 

1

(4,0)

 

1

(2,0)

 

 

1

(4,0)

 

 

3

(10,0)

100%

 

3

(10,0)

100%

 

1 (4.0)

1(2.0)

1(4.0)

b. Câu hỏi

Câu 1: Em hãy trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý? (4 điểm)

Câu 2: Theo em Nội quy nhà trường có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không? Vì sao (2 điểm)

Câu 3: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Theo em, hành vi của H có phải là vi phạm pháp luật hình sự không?   (4 điểm)

c. Đáp án  và thang điểm

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

(4.0)

* Vi phạm hình sự: (1 điểm)

- Khái niệm: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm trong Bộ luật Hình sự.

- Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra.

+ Tâm sinh lý bình thường.

+ Đạt độ tuổi nhất định

- Trách nhiệm pháp lý: với các chế tài nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng với người phạm tội. (7 hình phạt chính)

+ Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

+ Đủ từ 16 đến dưới 18 tuổi chịu trách về mọi mặt

+ Đủ từ 18 tuổi trở lên

Lưu ý: việc xử lý người đủ 14 đến dưới 18 tuổi chủ yếu mang nguyên tắc giáo dục, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình.

Chú ý: trình tự giải quyết 1 vụ án hình sự: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

* Vi phạm hành chính

- Khái niệm: là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lí nhà nước, vi phạm trật tự an toàn xã hội chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

-  Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức.

- Trách nhiệm hành chính: do cơ quan quản lí nhà nước áp dụng với chủ thể vi phạm như: phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục tình trạng ban đầu, thu-giữ tang vật, phương tiện...

+ Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị phạt về lỗi cố ý.

+ Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị phạt cả lỗi vô ý và cố ý

1.0

* Vi phạm dân sự

- Khái niệm: là hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

- Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức

- Trách nhiệm dân sự: tòa án áp dụng đối với chủ thể vi phạm như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận.

Lưu ý:: + Người từ 6 đến dưới 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải có người đại diện

             + Trình tự giải quyết 1 vụ án dân sự: Khởi kiện, thụ lí, hoà giải, xét xử, thi hành án.

1.0

* Vi phạm kỉ luật: (1 điểm)

- Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước

- Chủ thể: Cán bộ; công nhân, viên; HSSV...

- Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải...

Như vậy: Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Lưu ý: Truy cứu trách nhiệm pháp luật phải đảm bảo:

+ Tính pháp chế

+ Tính công bằng và nhân đạo

+ Tính phù hợp

1.0

2

(2.0)

- Căn cứ vào các đặc trưng của pháp luật thì Nội quy nhà trường không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

1.0

Vì:

- Chủ thể ban hành: Hiệu trưởng

- Đối tượng áp dụng: Học sinh

- Phạm vi áp dụng: Trong nhà trường

1.0

3

(4.0)

Căn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm pháp luật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:

- Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.

- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện

- Người vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ý

2.0

- Trong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến sức khỏe của em Q. Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gây thương tích khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái pháp luật trong tình trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

- Như vậy, do H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên hành vi trái pháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình sự.

2.0

 

ĐỀ SỐ 02

a. Ma trận                                                           

Cấp độ

 

Chủ đề

Nhận biết

( B)

Thông hiểu

(H)

Vận dụng

( V)

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Thực hiện pháp luật

 

1

(4,0)

 

 

 

 

 

1

(4,0)

1

(4,0)

Pháp luật và đời sống

 

 

 

1

(2,0)

 

 

 

1

(2,0)

1

(2,0)

Thực hiện pháp luật

 

 

 

 

 

1

(4,0)

 

1

(4,0)

1

(4,0)

Tổng

 

1

(4,0)

 

1

(2,0)

 

 

1

(4,0)

 

 

3

(10,0)

100%

 

3

(10,0)

100%

 

1 (4.0)

1(2.0)

1(4.0)

b. Câu hỏi

Câu 1: Em hãy trình bày các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật? Lấy ví dụ cho từng dấu hiệu vi phạm pháp luật (4 điểm)

Câu 2: Theo em Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không? Vì sao (2 điểm)

Câu 3: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Theo em, hành vi của H có phải là vi phạm pháp luật hình sự không?   (4 điểm)

c. Đáp án  và thang điểm

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

(4.0)

* Các dấu hiệu cơ bản của VPPL.

- Là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện:

+ Hành động: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

     Ví dụ: Nhà máy thải chất ô nhiễm …

+ Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

     Ví dụ: Sản xuất kinh doanh không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người….

1.0

- Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

+ Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường.

+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

+ Tự quyết định cách xử sự của mình (không bị bệnh về tâm lý)

1.0

- Người vi phạm phải có lỗi.

+ Lỗi cố ý

. Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra

. Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác, tuy không mong muốn những vẫn để cho nó xẩy ra.

+ Lỗi  vô ý

. Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng hi vọng không xẩy ra.

. Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác

1.0

* Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể  có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

1.0

2

(2.0)

- Căn cứ vào các đặc trưng của pháp luật thì Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không phải là văn bản quy phạm pháp luật

1.0

+ Chủ thể ban hành: Đoàn TN CS HCM

+ Đối tượng áp dụng: Đoàn viên, thanh niên

+ Phạm vi áp dụng: Phạm vi hẹp, chỉ những người tự nguyện tham gia tổ chức

1.0

3

(4.0)

Căn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm pháp luật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:

- Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.

- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện

- Người vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ý

2.0

- Trong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến sức khỏe của em Q. Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gây thương tích khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái pháp luật trong tình trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

- Như vậy, do H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên hành vi trái pháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình sự.

2.0

IV. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn: 20 - 10 - 2015                                   Tiết thứ: 09 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 10

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

21/10

21/10

21/10

21/10

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI  (Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 4 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Học sinh nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

2. Về kĩ năng.

Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình.

3. Về thái độ.

  Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Giáo viên nhận xét qua bài kỉêm tra 1 tiết?

3. Học bài mới.

Ở bài trước các em đã nắm được thế nào là công dân bình đẳng trước pháp luật. Vậy công dân bình đẳng trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội. Nhà nước có vai trò quan trọng như thế nào trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng đó trên thực tế? Hôm nay thầy cùng các em cùng đi tìm hiểu bài 4.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giáo viên giới thiệu luật HNGĐ: Luật HNGĐ năm 2014 được QH thông qua 19/06/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015 gồm 9 chương, 133 điều

     Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở tự nguyện được pháp luật thừa nhận.

     ? Theo em hôn nhân là đánh dấu sau một sự kiện pháp lí gì:

(Đăng kí kết hôn)

     ? Theo em mục đích của hôn nhân là gì?

         + Xây dựng gia đình hạnh phúc.

         + Sinh con và nuôi dạy con.

           + Tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của

     ? Theo em bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong những mối quan hệ nào?

(Lĩnh vực nhân thân và tài sản)

     Giáo viên sử dụng phương pháp dàm thoại, nêu vấn đề giúp học sinh nắm được kiến thức

     ? Trong quan hệ nhân thân sự bình đẳng giữa vợ chồng được thể hiện như thế nào?

     ? Theo em mối quan hệ vợ chồng hiện nay (ở nước ta) có những nét đổi mới gì so với truyền thống?

     ? Em hãy giải quyết tình huống 1 trong sách giáo khoa trang 33?

 

     ? Trong quan hệ tài sản sự bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện như thế nào?

 

     ? Em hãy giải quyết tình huống 2 trong sách giáo khoa trang 33.

 

    ? Em hiểu như thế nào là tài sản chung và tài sản riêng của vợ và chồng.

 

     ? Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con?

     ? Các con có nghĩa vụ gì đối với cha me?

     ? Cha em có được phân biệt đối xử giữa các con không?

 

     ? Sự bình đẳng giữa ông bà (nội-ngoại) và cháu theo hai chiều được thể hiện như thế nào?

 

     ? Sự bình đẳng giữa anh, chị, em được thể hiện như thế nào?

     ? Để đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng trong HN GĐ lấy cái gì làm cơ sở pháp lí?

     (Đó là pháp luật và tổ chức tuyên truyền trong nhân dân)

1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

- Khái niệm: SGK trang 33.

 

 Như vậy: Bình đẳng trong HN&GĐ:

 

+ Giữa vợ chồng                  được PL quy định

+ Giữa thành viên trong GĐ    và NN đảm bảo t/h

 

b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhângia đình.

* Bình đẳng giữa vợ và chồng.

 

- Trong quan hệ nhân thân.

+ Tôn trọng, giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

+ Giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

 

- Trong quan hệ tài sản.

+ Quyền sở hữu tài sản chung (chiếm hữu, sở hữu, định đoạt)

+ Tài sản chung: được tạo ra trong thời kì hôn nhân, được thừa kế, tặng chung.

+ Tài sản riêng: có trước hôn nhân hoặc được thừa kế, tặng riêng.

+ Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng

 

* Bình đẳng giữa cha, mẹ và con.

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối với con cái.

- Con có bổn phận kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.

- Cha mẹ không được phân biệt đối xử với các con (trai, gái, con nuôi).

 

* Bình đẳng giữa ông bà và cháu.

 

- Ông bà có quyền và nghĩa vụ với các cháu.

- Các cháu phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng.

 

* Bình đẳng giữa anh, chị, em.

 

     Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.

 

c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

 

Không dạy (giảm tải)

4. Củng cố.

  - Như vậy luật Hôn nhân và gia đình thể hiện trách nhiệm của nhà nước đồng thời thể hiện ý nguyện của nhân dân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện tinh hoa văn hóa nhân loại.

  - Làm bài tập 2 trong SGK trang 42

  - Sử dụng sơ đồ thể hiện quan hệ vợ chồng trong thời kì hôn nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài và chuẩn bị tiết 2 của bài 4.

  V. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn: 26 - 10 - 2015                                   Tiết thứ: 10 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 11

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

28/10

28/10

28/10

28/10

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI  (Tiết 2)

 

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài 4 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

   Học sinh nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.

2. Về kĩ năng.

  Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.

3. Về thái độ.

  Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   

 ? Em hãy trình bày nội dung bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình?

3. Học bài mới.

Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, nó được thể hiện trong các quy định của pháp luật về lao độngpháp luật nước ta thừa nhận sự bình đẳng của công dân trong lao động. Vậy sự bình đẳng đó được thể hiện như thế nào? Hôm nay thầy cùng các em cùng đi tìm hiểu bài 4 tiết 2.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Em hiểu thế nào là lao động? Tại sao lao động là hoạt động quan trong nhất?

       Lao động hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần.

    ? Em hiểu thế nào là quyền lao động?

     ? Em hiểu thế nào là bình đẳng trong lao động?

     Ví dụ: chế độ thai sản cho lao động nữ là được nghỉ 6 tháng

      ? Theo em người lao động được tự do sử dụng sức lao động của mình như thế nào?

      ? Hiện nay luật lao động quy định độ tuổi lao động và độ tuổi sử dụng lao động là bao nhiêu?

      ? Trong quá trình lao động có bị phân biệt đối xử giữa các lao động không?

     Giáo viên cho học sinh giải quyết tình huống trong sách giáo khoa trang 36 và đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.

      ? Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên?

      Chúng ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý hành vi vi phạm. Mặt khác lao động nữ cần nâng cao trình độ…

        Độ tuổi lao động là 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ. Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm. (Đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.)

     Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời theo câu hỏi có tính lô gíc và yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ.

     ? Theo em chủ thể hợp đồng lao động là ai? Lấy ví dụ?

     ? Người lao động và người sử dụng lao động có mối quan hệ gì trong HĐLĐ?

(Mối quan hệ pháp lí)

     ? Theo em hợp đồng lao động có những hình thức nào? Lấy ví dụ?

     ? Theo em giao kết hợp đồng lao động được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

     ? Theo em tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết HĐ LĐ?

     Chú ý: Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định trừ trường hợp tác động khách quan.

     Giáo viên giải thích cho học sinh thấy quyền lao động dựa trên cơ sở không phân biệt giới tính nhưng do đặc điểm về tâm sinh lý nên pháp luật có chính sách đối với lao động nữ để họ có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động. lấy ví dụ?

     ? Theo em bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được thể hiện như thế nào?

     ? Theo em người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động  đối với lao động không hoặc cả đối với lao động nữ đang nghỉ chế độ thai sản?

     ? Theo em tại sao độ tuổi hết tuổi lao động của nữ thấp hơn nam giới?

     Giáo viên giúp học sinh nêu và phân tích một số quy định của pháp luật để đảm bảo cho công dân bình đẳng trong lao động?

      ? Với tư cách là người học sinh em cần làm gì để trở thành người lao động có tay nghề và bình đẳng trong lao động?

2. Bình đẳng trong lao động.

      Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012. Bộ luật gồm 17 chương, 242 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động.

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người

- Quyền lao động là quyền sở hữu sức lao động của mình

- Bình đẳng trong lao độngbình đẳng trong thực hiện quyền lao động, giữa người lao động với người sử dụng lao động, lao động nam và nữ.

- Khái niệm: SGK trang 35.

 

b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.

* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

 

- Được tự do sử dụng sức lao động

+ Lựa chọn việc làm

+ Làm việc cho ai

+ Bất kì ở đâu

- Độ tuổi

+ Người lao động phải đủ tuổi (15 tuổi) trở lên

+ Người sử dụng lao động (18 tuổi) trở lên

- Không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình…

 

* Công dân bình đẳng trong giao kết HĐLĐ.

- HĐLĐ: là sự thoả thuận giũa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.

 

- Hình thức giao kết HĐLĐ

+ Bằng lời nói

+ Bằng văn bản

- Nguyên tắc giao kết HĐLĐ

+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

+ Không trái pháp luật, thoả ước tập thể

+ Giao kết trực tiếp

- Kí kết HĐLĐ: là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên

* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

 

- Cơ hội tìm việc làm, độ tuổi, tiêu chuẩn.

- Tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động.

Lưu ý: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ nghỉ chế độ thai sản.

c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động. (không học)

d. Bài học:

+ Tích cực học tập và rèn luyện

+ Có ý thức phấn đấu để trở thành người lao động có trình độ chuyên môn

4. Củng cố.

Giáo viên giúp học sinh củng cố lại kiến thức cơ bản của tiết học.

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.

  V. Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn: 02 - 11 - 2015                                   Tiết thứ: 11 (theo PPCT)                                               Tuần thứ: 12

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

04/11

04/11

04/11

04/11

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI  (Tiết 3)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài 4 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Học sinh nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.

2. Về kĩ năng.

Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.

3. Về thái độ.

Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   

? Em hãy trình bày nội dung bình đẳng trong lĩnh vực lao động?

3. Học bài mới.

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, một hoặc tất cất cả các công đoạn từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Vậy để kinh doanh phát triển chúng ta phải tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng. Vậy ở nước ta hiện nay sự bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện như thế nào hôm nay chúng ta học tiếp bài 4.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 11 về kinh tế thị trường, về các thành phần kinh tế. Từ đó học sinh thấy được các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng và phong phú.

      ? Vậy từ khái niệm các em cho biết bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện như thế nào?

      ? Cho học sinh trả lời tình huống trong sách giáo khoa trang 38?

      Từ tình huống này học sinh thấy được quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật nhưng doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo để làm định hướng XHCN ở nước ta.

      Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh đã được cụ thể hoá thành năm nội dung trong sách giáo khoa. Giáo viên cần phân tích rõ cho học sinh qua năm nội dung đó rồi sau đó giáo viên đi đến kết luận.

     Trong nội dung thứ nhất giáo viên cần khai thác việc công dân phải sở thích và khả năng và có đủ điều kiện

     Trong 4 nội  dung còn lại giáo viên có thể thông qua sơ đồ tóm tắt quyền bình đẳng của các loại hình doanh nghiệp để học sinh tìm ra nội dung chính: công dân dù kinh doanh ở loại hình doanh nghiệp nào thì trong quá trình kinh doanh đều bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.

     ? Bình đẳng về quyền thể hiện ở những điểm nào?

      ? Bình đẳng về nghĩa vụ thể hiện ở những điểm nào?

? Hiện nay ở nước ta có những loại hình doanh nghiệp nào?

(Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp tư nhân; Công ti cổ phần; công ty TNHH)

3 Bình đẳng trong kinh doanh.

a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh.

 

- Khái niệm: SGK trang 39

- Bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện:

+ Tự do kinh doanh, tự chủ đăng kí kinh doanh, đầu tư

+ Tự do chon nghề, địa điểm, hình thức tổ chức doanh nghiệp, thực hiện quyền và nghĩa vụ.

+ Bình đẳng phải dựa trên cơ sở pháp luật

 Như vậy: các quan hệ kinh tế được thực hiện theo nguyên tắc tự do, bình đẳng, cùng có lợi và tự chịu trách nhiệm về hoạt  động của mình trước pháp luật.

 

b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.

- Thứ nhất: Tự do lựa chọn hình thức, tổ chức kinh doanh.

- Thứ hai: Tự chủ đăng kí kinh doanh (pháp luật không cấm)

- Thứ ba: Biết hợp tác, phát triển, cạnh tranh lành mạnh.

- Thứ tư: Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất – kinh doanh

- Thứ năm: Bình đẳng trong tìm kiếm thị trường, khách hàng, kí kết hợp đồng lao động

 

* Kết luận:

- Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh phải được nhà nước đảm bảo thực hiện.

- Các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu.. để nâng cao sức cạnh tranh.

4. Củng cố.

  - Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết và của toàn bài.

  - Theo em NN có những khoản thu và khoản chi chính nào?

  + Nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước.

      Từ thuế, phí, lệ phí

      Từ các hoạt động kinh tế của nhà nước

      Từ các khoản đóng góp của tổ chức và công dân

      Viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế

      Vay nợ để chi bội chi

  + Nguồn chi chính của ngân sách Nhà nước

      Chi cho phát triển kinh tế xã hội

      Chi cho quốc phòng an ninh

      Chi cho hoạt động của bộ máy nhà nước

      Chi cho hoạt động của Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị

      Chi cho viện trợ và các khoản chi khác

  Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận bài tập 9 qua đó giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống xã hội đã đặt ra.

5. Dặn dò nhắ nhở.

   Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài 5 trước khi đén lớp

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 10 - 11 - 2015                                   Tiết thứ: 12 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 13

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

11/11

11/11

11/11

11/11

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 5 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  Học sinh nêu được khái niệm, nội dung,ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

2. Về kĩ năng.

  - Phân biệt được việc làm đúng hay sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

  - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

3. Về thái độ.

  - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

  - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   

? Em hãy trình bày nội dung bình đẳng trong lĩnh vực Kinh doanh?

3. Học bài mới.

      Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã xác định vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng sự nghiệp công ngiệp hoá – hiện đại hoá đất nước hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào về vấn đề dân tộc. Hôm nay thầy trò ta cùng nghiên cứu bài 5 tiết 1.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Trước hết giáo viên giúp học sinh nắm được khái niệm dân tộc là gì.

     ? Theo em hiểu như thế nào là dân tộc? Lấy ví dụ?

     Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ, phân tich hoặc yêu cầu học sinh tìm ra các ví dụ chúng tỏ ở Việt Nam không có sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

     ? Trong câu: Đại gia đình các dân tộc Việt Nam thống nhất 54 dân tộc anh em. Vậy theo em vì sao nói: Đại gia đình các dân tộc Việt Nam?

     ? Theo em vì sao khi đô hộ Việt Nam thực dân Pháp lại sử dụng chính sách chia để trị?

     ? Ngày nay trên các đường phố lại mang tên các vị anh hùng dân tộc thiểu số, điều đó có ý nghĩa gì?

     ? Theo em mục đích của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

          Để học sinh hiểu được nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.

     ? Theo em các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị được thể hiện như thế nào?

     ? Việc nhà nước đảm bảo tỉ lệ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước và đại phương có ý nghĩa gì?

     ? Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?

     ? Theo em các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế được thể hiện như thế nào?

     ? Các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc ít người có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

      ? Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?

     ? Theo em các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về văn hoá, giáo dục được thể hiện như thế nào?

     ? Theo em chính sách học bổng, ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp có ý nghĩa như thế nào?

     ? Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh văn hoá, giáo dục?

     ? Theo em thực hiện quyền bình dẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa gì?

     ? Ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc em hãy lấy ví dụ chứng minh?

     Giáo viên giúp học sinh nêu được các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc bằng cách yêu cầu học sinh thảo luận các ý đã nêu trong sách giáo khoa.

     ? Tại sao quyền bình đẳng giữa các dân tộc lại được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật

 (Làm cơ sở pháp lí…)

    ? Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa gì?

      ? Khi nói về nguồn gốc DT VN chúng ta: con rồng cháu tiên; một gốc nhiều cành. điều này có ý nghĩa gì?

( Có cùng nguồn gốc – nên phải đoàn kết..)

1. Bình đẳng giữa các dân tộc.

a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc.

- Dân tộc: chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, có chung sinh hoạt kinh tế, ngôn ngữ, nét đặc thù về văn hoá…

   Ví dụ: Kinh, Tày, Dao, H Mông…

- Khái niệm: SGK trang 45

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

+ Không phân biệt đa số hay thiểu số

+ Không phân biệt trình độ

+ Không phân biệt chủng tộc màu da

+ Được nhà nước và PL tôn trọng bảo vệ

- Mục đích:

+ Hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc

+ Khắc phục chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.

- Tỉ lệ: DT kinh chiếm 87%, các DT khác 13%

 

b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

*  Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị.

- Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội

-  Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử

- Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước.

- Tham gia góp ý những vấn đề xây dựng đất nước.

  Ví dụ: QH khoá XIII ĐB DTTS = 15,6%; ĐB HĐND tỉnh = 18,3%; huyện = 18,7%; xã = 22,7%

* Các dân tộcVN đều bình đẳng về kinh tế.

- Mọi dân tộc đều được tham gia vào các thành phần kinh tế, chính sách phát triển của Đảng và nhà nước đối với các dân tộc

- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng

- Nhà nước ban hành các chính sách phát triển KT-XH, đặc biệt ở các xã có điều kiện kinh tế khó khăn.

Ví dụ: chương trình 135, 135, 136…

* Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hoá, giáo dục.

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, PTTQ, văn hoá tốt đẹp.

- Văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy.

- Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập.

c. Ý nghĩa quyền BĐ giữa các dân tộc.

- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc.

- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

- Góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu…

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc (đọc thêm)

4. Củng cố.

  - Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết

  - Vì sao khi tiếp súc với đồng bào dân tộc thiểu số cần tránh sử dụng một số từ như: từ “Xá” chỉ dân tộc Khơ mú; “mèo” chỉ dân tộc H.mông

5. Dăn dò nhắc nhỏ.

  Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 16 - 11 - 2015                                   Tiết thứ: 13 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 14

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

18/11

18/11

18/11

18/11

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (Tiết 2)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài 5 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  Học sinh nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

2. Về kĩ năng.

  - Phân biệt được việc làm đúng hay sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

  - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

3. Về thái độ.

  - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

  - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   

? Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam?

3. Học bài mới.

      Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Trong quá trình dựng nước, giữa nước và xậy dựng nước của dân tộc ta tinh thần đoàn kết giữa các tôn giáo đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Vậy sự bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta được thực hiện như thế nào? Hôm nay thầy trò ta cùng nghiên cứu tiếp bài 5 tiết 2.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giáo viên giúp học sinh nắm được nguồn gốc, bản chất tôn giáo cũng như nắm đựơc khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo.

     ? Theo em tại sao tôn giáo có nguồn gốc từ kinh tế xã hội, nhận thức, tâm lí?

     - Nguồn gốc:

+ Nguồn gốc kinh tế xã hội

+ Nguồn gốc nhận thức

+ Nguồn gốc tâm lí

- Bản chất TG - C.Mác nói: Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của tôn giáo không có trái tim, là tinh thần của trạng thái không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.

     Ở nước ta hiện nay có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo khoảng 10 triệu, Thiên chúa giáo khoảng 5,5 triệu, Cao đài khoảng 2,4 triệu, Hoà hảo khoảng 1,3 triệu, Tin lành khoảng 1 triệu, Hồi giáo khoảng 60 nghìn.

     ? Vậy em hiểu như thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo?

     Giáo viên giúp học sinh so sánh phân biệt được sự khác nhau và giống nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng.

      ? Theo em người có đạo có phải là người tín ngưỡng không? vì sao?

      ? Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tín ngưỡng hay tôn giáo?

     ? Tôn giáo và tín ngưỡng giống và khác nhau như thê nào?

     Giáo viên tổ chức cho học sinh nắm được nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

     ? Nhà nước công nhận các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật… được thể hiện như thế nào?

     ? Em hãy lấy ví dụ về các nội dung đó?

     ? Hoạt độg tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước đảm bảo được thể hiện như thế nào?

    ? Em hãy lấy ví dụ về các nội dung đó?

     Giáo viên tổ chức cho học sinh nắm được ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

     ? Vậy Đảng và nhà nước ta thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa gì trong việc thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH?

     Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuân khổ pháp luật nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH.

     ? Vậy Đảng và nhà nước hiện nay có những chính sách gì nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

CS của Đảng và NN ta đối với TG:

- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng

- Vận động đồng bào tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo’

- Tôn giáo hoạt động theo pháp luật gắn bó với sự nghiệp cách mạng toàn dân

- Chống lại âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo

- Quan hệ quốc tế về tôn giáo theo đúng pháp luật

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Khái niệm: Được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuân khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

- So sánh tôn giáo với tín ngưỡng.

Giống: Đều là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.

♠ Khác nhau:

+ Tín ngưỡng là niềm tin tuyệt đối nhưng không chứng minh vào sự tồn tại thực tế.

 + Tôn giáo là niềm tin tuyệt đối vào thần thánh, thượng đế nhưng phải có giáo lí, giáo lễ, giáo đường, giáo luật…

b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Các Tôn giáo được nhà nước công nhận bình đẳng trước pháp luật có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật.

+ Điều 24 HP 2013: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo tôn giáo nào và đều bình đẳng trước pháp luật.

+ Sống tốt đời, đẹp đạo

+ Giáo dục lòng yêu nước, phát huy giá trị đạo đức văn hoá.

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, ý thức trước pháp luật.

- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

+ Nhà nước đối xử bình đẳng với các tôn giáo

+ Các tôn giáo tự do hoạt động trong khuân khổ pháp luật.

+ Quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được nhà nước đảm bảo

+ Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Là bộ phận không thể tách rời toàn thể dân tộc Việt Nam

- Là chính sách thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc

- Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước

4. Củng cố.

   - Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết và toàn bài

   - Anh A và chị T yêu nhau và đi đến kết hôn nhưng bố chị T không đồng ý vì lí do anh A và chị T không cùng đạo. Em hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này?

5. Dặn dò nhắc nhở.

   Về nhà làm bài tập, học bài cũ và chuẩn bị trước bài 6.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 24 - 11 - 2015                                   Tiết thứ: 14 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 15

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

25/11

25/11

25/11

25/11

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN  (Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 6 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Giúp HS nêu được khái niệm, nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

2. Về kĩ năng.

   - Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do của công dân.

   - Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

3. Về thái độ.

- Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của người khác.

- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   

? Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở VN?

3. Học bài mới.

      Ông A mất một con trâu và lên báo với công an xã nơi mình cư trú. Ông A khẳng định là ông B là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã ngay lập tức bắt ông B. Vậy việc làm của công an xã có đúng không? Vậy để  trả lời câu hỏi này hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu bài 6 tiết 1 để làm sáng tỏ nội dung trên.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giáo viên đưa ra câu hỏi và sử dụng tình huống trong điểm a mục 1 về việc làm của công an xã làm câu hỏi đàm thoại.

    ? Em hãy nêu một ví dụ về trường hợp xâm phạm về thân thể của công dân mà em được biết? tại sao em cho là vi phạm?

     ? Theo em tại sao việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

 (Vì chưa có căn cứ chứng minh anh X lấy trộm, không có thẩm quyến)

     ? Vậy thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

     Như vậy quyền bất khả xâm phạm về thân thể thì không ai được tự tiện bắt người. Và hành vi tự tiện bắt người là hành vi xâm phạm đến quyền tự do về thân thể của công dân và là hành vi trái pháp luật.

     ? Theo em những người, cơ quan có thẩm quyền có quyền tự ý bắt người khác không?

     Để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thì chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong một số trường hợp cần thiết mà pháp luật quy định mới được tiến hành bắt người.

 

     ? Theo em có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không?

    ? Thế nào là hành vi bắt người trái phép?

     ? Ai, cơ quan nào có thẩm quyền bắt người trong trường hợp cần thiết và giam giữ người? thế nào là bắt người đúng pháp luật?

     ? Vậy theo em bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải đảm bảo những căn cứ nào?

     ?  Vậy theo em khi có căn cứ quyết định người đó chuẩn bị phạm tội rất và đặc biệt nghiêm trọng cần phải đảm bảo những yếu tố nào?

     ? Theo em bắt người trong trường hợp khẩn cấp cần phaỉ có những điều kiện nào?

     ? Theo em bắt người phạm tội quả tang hay bị truy nã cần phải có điều kiện gì?

     Chú ý 1: Người phạm tội hoặc sau khi phạm tội bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt cũng như người đang bị truy nã thì ai cũng có quyền được bắt và giải đến cơ quan có chức năng.

 

     ? Tại sao pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp này?

     ? Theo em tại sao đây là q.cơ bản nhất của công dân?

(vì nó liên quan đến quyền được sống, tự do của con người, liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước với công dân)

     ? Theo em nếu bản thân, gia đình và mọi người bị xâm phạm về thân thể nếu không có pháp luật bảo vệ sẽ như thế nào?

    ? Suy nghĩ của  bản thân em khi học quyền này?

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.

 

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

 

* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

 

- Quyền này được ghi nhận ở khoản 1 điều 20 Hiến pháp 2013.

 

 

- Khái niệm: không ai bị bắt, nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

 

 

* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

- Không ai có quyền tự ý bắt giam, giữ nếu không có căn cứ chính đáng.

- Hành vi bắt người trái phép:

+ Bắt giam, giữ người không lí do

+ Do nghi ngờ không có căn cứ

+Tự tiện bắt, giam, giữ người trái pháp luật

- Cơ quan có thẩm quyền bắt người.

+ Viện kiểm soát

+ Toà án và một số cơ quan có thẩm quyền.

=> Bắt người đúng pháp là bắt người theo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự và thủ tục.

- Các trường hợp được bắt, giam, giữ người.

+ Trường hợp 1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.   => Đây là việc của viện kiểm soát, toà án có thẩm quyền.

+ Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:

· Có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất và đặc biệt nghiêm trọng. (Căn cứ xác đáng)

=> Kiểm tra xác minh nguồn tin, xác định rõ người đó đang chuẩn bị phạm tội.

· Khi có người trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã thực hiện phạm tội =>Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xẩy ra chính mắt trông thấy.

· Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn

+ Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã.

Như vậy: cả ba trường hợp này nhằm: giữ gìn trật tự an toàn xã hội, điều tra tội phạm, ngăn chặn tội phạm.

4. Củng cố.

  - Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết

  - Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3 trong sách giáo khoa trang 66

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà học bài cũ và chuẩn bị tiết 2 bài 6

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 30 - 11 - 2015                                   Tiết thứ: 15 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 16

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

02/12

02/12

02/12

02/12

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN   Tiết 2

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài 6 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  Giúp học sinh nêu được khái niệm, nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ danh dự, nhân phẩm của công dân.

2. Về kĩ năng.

- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do của công dân.

- Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

3. Về thái độ.

- Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của người khác.

- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   

? Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

3. Học bài mới.

      Giờ trước chúng ta đã học quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Vậy tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân có được pháp luật bảo hộ hay không? đó là nội dung của bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giáo viên tổ chức sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình để dạy đơn vị kiến thức này.

     Giáo viên cho học sinh đọc điều 104; 121; 122 của BLHS năm 1999 trang 64 SGK.

     ? Theo em quyền này có được ghi nhận trong hiến pháp không?

     ? Theo em quyền này có ý nghĩa gì?

     ? Công dân có quyền được bảo hộ về…Vậy công dân có phải tôn trọng quyền này của người khác không?

      Không chỉ cơ quan mà người tiến hành tố tụng hình sự mà mọi công dân nói chung đều không được xâm phạm tới những quyền này của công dân.

     ? Vậy em hiểu thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân?

     (che chở, bảo vệ, đảm bảo an toàn, không cho ai xâm phạm tới)

      Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm về nội dung quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

     ? Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân được thể hiện ở mấy nội dung cơ bản?

(Hai nội dung cơ bản)

Nhóm 1

     ? Theo em nếu tính mạng, sực khoẻ của một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó sẽ ra sao?

   (luôn bị bất an, không yên ổn để lao động, học tập, công tác vì tính mạng là vốn quý của con người)

     ? Tính mạng, sức khoẻ của nhiều người luôn bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? có phát triển lành mạnh được không?

Nhóm 2

      Tìm hiểu nội dung 1: Đối với quyền này của công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?

Nhóm 3

      Tìm hiểu nội dung 2: Thế nào là xâm phạm danh dự và nhân phẩm?

     ? Em hãy nêu một vài ví dụ về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác?

     ? Em sẽ làm gì nếu bị người khác bịa đặt điều xấu, vu cáo hoặc xúc phạm?

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

 

* Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng,sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.

 

- Được ghi nhận ở khoản 1 điều 20 HP 2013 và điều 7 của BLTTHS.

 

- Khái niệm:

 

+ Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.

 

 

 

+ Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

 

 

* Nội dung quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

 

 

 

- Nội dung 1: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác.

 

+ Không ai được đánh người

 

+ Giết người, đe doạ giết người, làm chết người.

 

 

- Nội dung 2: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.

 

 

+ Hành vi bịa đặt điều xấu, nói xấu, xúc phạm người gây thiệt hại về uy tín và danh dự của người đó.

 

+ Dù ở cương vị nào cũng không được xúc phạm danh dự và nhâm phẩm của người khác.

4. Củng cố.

- Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài

- Giáo viên cho học sinh giaỉ quyết một số bài tập tình huống trong bài tập tình huống trang 48 và 49.

- Theo em nếu bản thân, gia đình và mọi người bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, nếu không có pháp luật can thiệp sẽ như thế nào?

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà làm bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn: 02 - 12 - 2015                                   Tiết thứ: 16 (theo PPCT)                                                Tuần thứ:

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

/12

/12

/12

/12

Sĩ s

 

 

 

 

THỰC HÀNH

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THUẾ

THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Hiểu được khái niệm, đối tượng nộp thuế của  thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

2. Về kĩ năng.

Biết được một số phương pháp tính thuế của  thuế thu nhập cá nhân và thuế  giá  trị gia tăng.

3. Về thái độ.

Có ý thức  thực hiện đúng pháp luật thuế

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:  Giáo án, SGK, SGV về pháp luật thuế

- Học sinh: vở ghi

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   (Không)

3. Nội dung thực hành

1.  Luật thuế thu nhập cá nhân

a. Khái niệm

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu(1), đánh vào thu nhập của từng cá nhân có thu nhập cao.

b. Đối tượng nộp thuế

Đối tượng: là cá nhân cư trú có thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cá nhân không cư trú có thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam.

c. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân

Có nhiều thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân và có nhiều cách tính thuế đối với mỗi khoản thu nhập.

c.1. Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = [Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công - các khoản phụ cấp, trợ cấp được giảm trừ theo quy định - Giảm trừ gia cảnh theo quy định - Giảm trừ khác theo quy định ] x Thuế suất theo biểu thuế (biểu số 1).                                         

Trong đó:

- Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công: Là số tiền mà người nộp thuế nhận được từ cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị khác trả cho.

- Các khoản được giảm trừ ra khỏi thu nhập tính thuế:

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định như phụ cấp quốc phòng an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm... Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu Nhà nước phong tặng, giải thưởng quốc gia; quốc tế;...Tiền nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Giảm trừ gia cảnh theo quy định gồm có 2 phần :

- Các khoản giảm trừ gia cảnh. (bản thân 9 triệu đồng/tháng,  Phần giảm trừ cho người phụ thuộc mà người nộp thuế phải có trách nhiệm nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng/người. Theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc được tính giảm trừ 01 lần vào 01 đối tượng nộp thuế. Người phụ thuộc phải là người mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng không hạn chế về số lượng nhưng phải đáp ứng một số điều kiện sau: Con chưa thành niên, con tàn tật không có khả năng lao động, con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

. Giảm trừ khác gồm: Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học của người nộp thuế đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Các tổ chức, cơ sở này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thuế suất (Biểu số 1): Biểu thuế suất gồm 7 bậc. Cụ thể:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216 

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384 

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 

Ví dụ: Bà Nguyễn Hoàng Anh có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 90 triệu đồng (đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc),  Bà Anh  phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi.  Trong tháng Bà Anh  không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà Anh được tính như sau:

Bà Anh được giảm trừ các khoản sau:(từ 1/7/2013)

+  Cho bản thân là: 9 triệu đồng.

+  Cho 2 người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng  x 2 người =7,2 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là:

90 triệu đồng – 9 triệu đồng – 7,2 triệu đồng =73,8 triệu đồng

-  Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính là:

+  Bậc 1: thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân (tính thuế TNCN) đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:

5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng

+  Bậc 2: thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân (tính thuế TNCN) trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng

+ Bậc 3: thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân (tính thuế TNCN) trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng

+ Bậc 4: thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân (tính thuế TNCN) trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:

(32 triệu đồng – 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng

+ Bậc 5: thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân (tính thuế TNCN) trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:

(52 triệu đồng – 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng

+ Bậc 6: thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân (tính thuế TNCN) trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%:

(73,8 triệu đồng – 52 triệu đồng) x 30% = 6,54 triệu đồng

Như vậy, với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của  Bà Anh theo biểu thuế luỹ tiến từng phần thuế TNCN là: (0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 6,54) = 16,29 triệu đồng

c.2. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân của một số trường hợp khác (đọc trong bài đọc thêm ).

2. Luật thuế giá trị gia tăng

a . Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu(2) đánh vào khoản giá trị tăng thêm(3) của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

b. Đối tượng nộp thuế

Bao gồm: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

c. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng có 2 phương pháp tính thuế: Tính thuế phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế(4) và tính thuế phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng(5)

c.1. Tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.

- Đối tượng áp dụng: Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã;  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Cách tính thuế:

                 Số thuế giá         Thuế giá trị          Thuế giá trị

                  trị gia tăng   =     gia tăng         -     gia tăng

                   phải nộp             đầu ra                    đầu vào

Trong đó:

+ Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Số tiền bán hàng hoá dịch vụ chịu thuế nhân (x) thuế suất(6) thuế giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ đó.

+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: Là số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ dùng mua vào, dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (được cộng trên hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ)

Ví dụ: Một doanh nghiệp A kinh doanh sản xuất gạch xây dựng, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 4 năm 2009 có các số liệu liên quan đến việc tính thuế giá trị gia tăng như sau:

- Tổng số tiền bán hàng trong tháng 3 chưa có thuế giá trị gia tăng đơn vị viết trên hoá đơn là: 1,5 tỷ đồng.

- Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn doanh nghiệp A mua hàng trong tháng 4 để về phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là: 70 triệu đồng.

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%

Hãy tính thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp A phải nộp tháng 4 năm 2009.

 Cách tính thuế giá trị gia tăng:

- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra của doanh nghiệp A:

 1,5tỷ đồng x 10% = 150 triệu đồng.

- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của doanh nghiệp A được khấu trừ là: 70 triệu đồng.

- Số thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp A phải nộp trong tháng 4 / 2009:

               150 triệu đồng – 70 triệu đồng = 80 triệu đồng.

c.2. Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng( đọc trong bài đọc thêm )

4. Dặn dò nhắc nhở.

  Chuẩn bị những kiến thức đã học để tiết sau ôn tập.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 07 - 12 - 2015                                   Tiết thứ: 17 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 17

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

09/12

09/12

09/12

09/12

Sĩ số

 

 

 

 

  ÔN TẬP

 

I. Mục tiêu bài học.

  - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.

  - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.

  - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.    (Không)

3. Nội dung ôn tập

Hệ thống lại kiến thức của các bài đã học và đưa ra một số câu hỏi ôn tập.

Bài 1: Pháp luật và đời sống

 - Khái niệm pháp luật

 - Đặc trưng của pháp luật

 - Hai bản chất của pháp luật

 - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

 - Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Bài 2: Thực hiện pháp luật

 - Khái niệm

 - Bốn hình thức thực hiện pháp luật

 - Khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

 - Bốn loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp  luật

 - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

 - Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

  Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

 - Khái niệm

 - Nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

      + Bình đẳng giữa vợ và chồng

      + Bình đẳng giữa cha mẹ và con

      + Bình đẳng giữa ông bà và các cháu

      + Bình đẳng giữa anh, chị, em

  Bình đẳng trong lao động

 - Khái niệm

 - Nội dung của bình đẳng trong lao động

 - Khái niệm

 - Nội dung của bình đẳng trong kinh doanh

Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

  Bình đẳng giữa các dân tộc

 - Khái niệm

 - Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

        + Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị

        + Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế

          + Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về văn hóa

    + Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về giáo dục

    - Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc

  Bình đẳng giữa các tôn giáo

 - Khái niệm

 - Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

        - Các Tôn giáo được nhà nước công nhận bình đẳng trước pháp luật có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật.

    - Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

    - Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

4. Dặn dò nhắc nhở.

  Chuẩn bị những kiến thức đã học để tiết sau ôn tập học kì I.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 12 - 12 - 2015                                   Tiết thứ: 18 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 18

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

16/12

16/12

16/12

16/12

Sĩ số

 

 

 

 

  ÔN TẬP HỌC KÌ I 

 

I. Mục tiêu bài học.

  - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.

  - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.

  - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.    (Không)

3. Nội dung ôn tập

Một số câu hỏi ôn tập

Câu 1: Hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?

Câu 2: Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội .

Câu 3:Thế nào là bình đẳng trong HN & GĐ? Nội dung của bình đẳng trong HN & GĐ? Nêu ví dụ

Câu 4: Quy đắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình Việt Nam hiện nay có gì khác so với gia đình truyền thống trước đây ?

Câu 5: Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung của bình đẳng trong kinh doanh? Nêu ví dụ?

Câu 6: Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?  Nội dung của bình đẳng giữa  các

dân tộc? Nêu ví dụ?

Câu 7: Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo? Nội dung của bình đẳng giữa các tôn giáo? Nêu ví dụ?

Câu 8: Khái niệm và nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Câu 9: Khái niệm và nội dung của quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

Câu 10: Khái niệm và nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

4. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì I

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 18 - 12 - 2015                                   Tiết thứ: 19 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 19

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

23/12

23/12

23/12

23/12

Sĩ số

 

 

 

 

KIỂM TRA HỌC KÌ I

 

I. Mục tiêu kiểm tra.

- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.

- Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.

II. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung đề kiểm tra kiểm tra.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung đề kiểm tra

- Học sinh: Học sinh ôn tập các nội dung giới hạn kiểm tra

III. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung kiểm tra.

ĐỀ BÀI

a. Ma trận                                                           

Cấp độ

 

Chủ đề

Nhận biết

( B)

Thông hiểu

(H)

Vận dụng

( V)

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Thực hiện pháp luật

 

 

 

1

(4,0)

 

 

 

1

(4,0)

1

(4,0)

Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

 

1

(4,0)

 

 

 

 

 

1

(4,0)

1

(4,0)

Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

 

 

 

 

 

1

(2,0)

 

1

(2,0)

1

(2,0)

Tổng

 

1

(4,0)

 

1

(4,0)

 

 

1

(2,0)

 

 

3

(10,0)

100%

 

3

(10,0)

100%

1 (4.0)

1(4.0)

1(2.0)

b. Câu hỏi

Câu 1: Theo em, vi phạm pháp luật hình sự có gì chung và có gì khác biệt với vi phạm pháp luật hành chính? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hình sự hay vi phạm pháp luật hành chính?  (4 điểm)

Câu 2: Em hãy trình bày nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động? (4 điểm)

Câu 3: Hiện nay, một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc, vì vậy cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn lao động nam. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên (2 điểm)

c. Đáp án  và thang điểm

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

1

(4.0)

- Giống: Đều là hành vi sai trái, vi phạm các quy tắc theo quy định của  pháp luật và có đầy đủ ba dấu hiệu do pháp luật quy định.

1

- Khác:

+  Vi phạm pháp luật hình sự: : là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm trong quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện => có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội.

+ Vi phạm pháp luật hành chính: là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lí nhà nước, vi phạm trật tự an toàn xã hội chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự => có tính chất nhẹ hơn so với vi phạm hình sự.

1.5

- Lấy trộm tiền của người khác.

+ Là vi phạm pháp luật hình sự nếu số lượng tiền ở một chừng mực nhất định nào đó đủ lớn tới mức khởi điểm do luật hình sự quy định thì là vi phạm pháp luật về hình sự.

+ Là vi phạm pháp luật hành chính nếu số lượng tiền trộm cắp nhỏ.

1.5

2

(4.0)

* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

- Được tự do sử dụng sức lao động

+ Lựa chọn việc làm

+ Làm việc cho ai

+ Bất kì ở đâu

- Độ tuổi

+ Người lao động phải đủ tuổi (15 tuổi) trở lên

+ Người sử dụng lao động (18 tuổi) trở lên

- Không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình…

1

* Công dân bình đẳng trong giao kết HĐLĐ.

- HĐLĐ: là sự thoả thuận giũa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.

- Hình thức giao kết HĐLĐ

+ Bằng miệng

+ Bằng văn bản

- Nguyên tắc giao kết HĐLĐ

+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

+ Không trái pháp luật, thoả ước tập thể

+ Giao kết trực tiếp

- Kí kết HĐLĐ: là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên

2

* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

- Cơ hội tìm việc làm, độ tuổi, tiêu chuẩn.

- Tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động.

Lưu ý: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ nghỉ chế độ thai sản.

1

3

(2.0)

Phân biệt đối xử trong lao động

0.5

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật

0.5

Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật lao động

0.5

Lao động nữ cần chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn

0.5

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 28 - 12 - 2015                                   Tiết thứ: 20 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 20

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

30/12

30/12

30/12

30/12

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN   (Tiết 3)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài 6 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  Giúp học sinh nêu được khái niệm, nội dung, của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

2. Về kĩ năng.

  - Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do của CD.

  - Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

3. Về thái độ.

  - Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của người khác.

  - Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.    Không có

3. Học bài mới.

      Những ai có quyền được khám xét chỗ ở của người khác? thủ tục khám xét như thế nào? đó là nội dung của tiết 3 bài 6 hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Với đơn vị kiến thức này giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với thuyết trình và tổ chức thảo luận nhóm từ đó dẫn dắt học sinh đến nội dung kiến thức.

     Giáo viên cho học sinh đọc điều 143 (BLTTHS 2007); điều 124 (BLHS 2009) SGK trang 64 và 65.

     ? Em có suy nghĩ gì ki được biết về nội dung của hai điều quy định này của pháp luật?

     ? Theo em chỗ ở của công dân bao gồm những chỗ nào?

(nhà riêng, căn hộ trong chung cư, tập thể)

     Giáo viên cho học sinh đọc từ: quyền BKXP….pháp luật quy định trang 58 sau đó đặt câu hỏi.

     ? Theo em có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không?

     ? Cho học sinh thảo luận tình huống trong SGK trang 58?

     Về nguyên tắc không ai được tự ý vào chỗ ở của tự tiện vào chỗ ở của người khác là VPPL tuỳ theo người khác nếu không được người đó đồng ý. Tuỳ mức độ vi phạm khác nhau mà có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật.

     ? Có khi nào PL cho phép khám xét chỗ ở của CD không? đó là những trường hợp nào?

     ? Theo em những người nào có thẩm quyền ra lệnh khám chỗ ở, làm việc, địa điểm của người khác?

+ Viện trưởng, viện phó VKSND, VKSQS các cấp.

+ Chánh án, phó chánh án TAND, TAQS các cấp.

+ Thẩm phám giữ chức vụ chánh toà, phó chánh án toà án phúc thẩm TANDTC, Hội đồng xét xử.

+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp

Trong trường hợp không thể trì hoãn

+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp

+ Người chỉ huy đơn vị QĐ độc lập cấp trung đoàn

+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển đã rời sân bay bến cảng.

     ? Cả hai trường hợp này cần phải tuân theo trình tự thủ tục nào?

 

      Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau đó học sinh trình bày kết quả thảo luận và bổ sung ý kiến cho nhau.

     ? Thế nào là bí mật, an toàn thư tín của CD?

     ? Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín?

     ? Theo em những ai có thẩm quyền được kiểm soát điện thoại, điện tín của người khác?

+ Viện trưởng, viện phó VKSND, VKSQS các cấp.

+ Chánh án, phó chánh án TAND, TAQS các cấp.

+ Thẩm phám giữ chức vụ chánh toà, phó chánh án toà án phúc thẩm TANDTC, Hội đồng xét xử.

+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp

     ? Nếu ai đó tự tiện bóc thư của em, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền của mình?

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Được ghi nhận ở điều 20 HP 2013

- Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở là:

+ Không ai được tự ý vào chỗ ở người khác nếu không được người đó đồng ý.

+ Việc khám xét nhà phải được pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cho phép.

+ Việc khám xét nhà theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Nội dung 1: Không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Nội dung 2: Khám chỗ ở của công dân phải theo đúng pháp luật.

+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở, địa điểm của người đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoặc có tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.

+ Trường hợp 2: Việc khám chỗ ở, làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người lẩn trốn.

=> Trình tự khám xét (cả 2 trường hợp)

+ Phải đọc lệnh khám, đưa cho đương sự đọc và giải thích cho đương sự

+ Khi khám phải có mặt người chủ hoặc người thành niên trong gia đình và đại diện chính quyền địa phương (xã…)

+ Không được khám vào ban đêm (nếu khám phải ghi biên bản)

+ Khi khám chỗ làm việc thì phải có mặt người đó (nếu không thể trì hoãn thì phải ghi biên bản)

d. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Là phương tiện sinh hoạt thuộc đời sống tinh thần của con người thuộc về bí mật đời tư của cá nhân cần phải được đam bảo.

- Không ai được tự tiện bóc mở, giữ, tiêu huỷ điện tín của người khác.

- Chỉ có nhũng người có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết được kiểm soát điện thoại, điện tín của người khác.

- Những người có hành vi trái với quy định của pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chú ý; BLHS sửa đổi 2009: điều 125 QĐ: người vi phạm: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 đến 5 triệu hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

4. Củng cố.

  - Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài

  - Giáo viên cho học sinh làm các bài tập 11 và 12 trong SGK cuối bài học.

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà học bài cũ và chuẩn bị tiết 4 bài 6.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn: 04 - 01 - 2015                                   Tiết thứ: 21 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 21

Lớp

12 C8

12 C9

12C10

12 C11

Ngày dạy

06/01

06/01

06/01

06/01

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN   (Tiết 4)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 4 bài 6 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

- Giúp học sinh nêu được quyền tự do ngôn luận.

- Giúp học sinh năm được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

2. Về kĩ năng.

- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do của công dân.

- Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

3. Về thái độ.

  - Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của người khác.

  - Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: SGK, vở viết, chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   

? Em hãy trình bày nội dungý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

3. Học bài mới.

      Công dân có quyền tự do ngôn luận được hiểu là tự do phát biểu ý kiến, thể hiện chính kiến, quan điểm của mình về các vấn đề chung của đất nước. Vậy tự do ngôn luận có phải chúng ta muốn nói gì thì nói không? để làm sáng tỏ vấn đề này hôm nay thầy và các em cùng tìm hiểu tiếp bài 6 tiết 4.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

      Điều 25 HP 2013 quy định: CD có quyền TD ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội ,biểu tình theo quy định của pháp luật.

 

     ? Quyền tự do ngôn luận là quyền gi của công dân?

 

     ? Quyền TD ngôn luận có vai trò gì đối với CD khi tham gia vào công việc NN và XH?

 

     ? Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện bằng mấy hình thức? đó là những hình thức nào?

(2 hình thức trực tiếp và gián tiếp)

 

 

     ? Em hãy lấy ví dụ thể hiện hình thức trực tiếp và gián tiếp?

 

     ? Là học sinh phổ thông em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào?

 

 

    ? Đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân sẽ đem lại ý nghĩa gì?

 

 

     Giáo viên giảng giải cho học sinh thấy rõ trách nhiệm của nhà nước vớccong dân. Nhà nước đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân. Công dân thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi.

 

 

     ? Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào?

 

 

 Giáo viên nêu một số quy định về các tội phạm hình sự ở phần tư liệu tham khảo trang 63 SGK.

 

 

     ? Theo em công dân có thể làm gì để thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình?

Cả lớp trao đổi và phát biểu ý kiến

 

 

     ? Vậy công dân học tập và tìm hiểu pháp luật để làm gì?

 

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.

e. Quyền tự do ngôn luận.

- Quy định điều 25 HP 2013

- Khái niệm: SGK

- Là quyền tự do cơ bản của công dân

- Mục đích: Là điều kiện để công dân chủ động và tích cực tham gia vào công việc nhà nướcxã hội.

- Hình thức

 

Trực tiếp

Gián tiếp

Nội dung

PPhát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp, cơ quan, thôn bản

- Viết bài bày tỏ quan điểm về đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước

- Đóng góp ý kiến hoặc viết thư cho đại biểu quốc hội

Ví dụ

Phát biểu ý kiến về tình hình của lớp

Viết bài gửi báo ca ngợi thành tích dạy và học của trường.

- HS THPT sử dụng quyền tự do ngôn luận:

+ Phát biểu trong các cuộc họp của lớp

+ Viết bài đăng báo

+ Góp ý kiến, đề xuất với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân các cấp.

- Ý nghĩa:

+ Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự của công dân.

+ Là điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội

2. Trách nhiệm của nhà nướccông dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

a. Trách nhiệm của nhà nước.

- Xây dựng và ban hành HTPL, quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức NN về bảo đảm thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

- Bằng pháp luật, nhà nước nghiêm khắc trừng trị các hành VPPL, xâm hại tới các quyền tự do cơ bản của công dân.

- Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật từ TW đến địa phương

b. Trách nhiệm của công dân.

- Học tập và tìm hiểu Pháp luật

- Có trách nhiệm phê phán đấu tranh, tố cáo các hành vi VP quyền tự do cơ bản của công dân

- Giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành các quy định

- Công dân coi trọng pháp luật và các quyền tự do cơ bản của công dân

4. Củng cố.

  - Giáo viên hệ thống lại kiến thức của toàn bài.

  - Giáo viên giải thích từ bị can, bị cáo

  + Bị can: cơ quan điều tra hoặc VKS quyết định khởi tố

  + Bị cáo: Toà án quyết định đưa ra xét xử.

  - Cho học sinh làm một số bài tập trong SGK và BTTH

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

……………………………………………………………………………………………...................

 

Ngày soạn: 04 - 01 - 2015                                   Tiết thứ: 21 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 22

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

06/01

06/01

06/01

06/01

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ    (Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 7 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Giúp học sinh nắm được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bầu cử và ứng cử của công dân.

2. Về kĩ năng.

- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

- Biết thực hiện quyền dân chủ của theo đúng quy định của pháp luật một cách tự giác

3. Về thái độ.

- Tích cực thực hiện quyền dân chủ của mình và tôn trọng quyền dân chủ của người khác.

- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   

Không kiểm tra bài cũ

3. Học bài mới.

Giáo viên đặt vấn đề: Các em hiểu như thế nào là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Học sinh trả lời từ đó giáo viên giải thích: đó chính là biểu của quyền dân chủ, quyền làm chủ của công dân trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Vậy pháp luật có vai trò và ý nghĩa gì trong việc xác lập và đảm bảo cho người dân sử dụng các quyền dân chủ của mình? đó là nội dung của bài học hôm nay.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     ? Em đã tham gia vào các cuộc bầu cử nào chưa? hình thức mà em tham gia bầu cử đó là gì?

(Bỏ phiếu kín hay giơ tay biểu quyết)

 

     Giáo tổ chức cho học sinh đọc khái niệm quyền bầu cử và ứng cử trong SGK trang 69, sau đó đặt vấn đề cho học trả lời để dẫn dắt học sinh nắm được nội dung kiến thức.

      ? Theo em quyền bầu cử và ứng cử của công dân thuộc lĩnh vực nào?

     ? Theo em bầu cử và ứng cử diễn ra ở phạm vi rộng hay hẹp?

     Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề và đặt vấn đề và giải thích để dẫn dắt học sinh nắm được nội dung vấn đề.

     ? Theo em pháp luật Việt Nam hiện nay quy định độ tuổi bầu cử và ứng cử của công dân là bao nhiêu?

     ? Vậy theo em mọi công dân cứ đủ 18 tuổi và 21 tuổi trở lên đều được bầu cử và ứng hay không?

(Không)

     ? Theo em nhng trường hợp nào không được thực hiện quyền bầu cử?

     ? Theo em tại sao pháp luật lại hạn chế quyền bầu cử của những người vi phạm pháp luật?

 (Vì họ là người VPPL, ý thức pháp luật kém, nếu để học thực hiện quyền bầu cử và ứng cử có thể gây hậu quả xấu cho xã hội)

       Giáo viên dẫn dắt để học sinh nắm được cách thức thực hiện quyền bầu cử của công dân

      ? Theo em ai có quyền được tham gia bầu cử?  

      Công dân đủ 18 tuổi trở lên, trừ các trường hợp mà pháp luật cấm.

      ? Theo em công dân thực hiện quyền bầu cử theo nguyên tắc nào?

      ? Vậy em hiểu như thế nào là nguyên tắc bầu cử: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín ở nước ta hiện nay?

     Giáo viên chia lớp làm bốn nhóm mỗi nhóm thực hiện tương ứng với một nguyên tắc

 

     ? Theo em quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo mấy cách?

(Hai cách)

     ? Vậy theo em  ai cũng có thể ra ứng cử được hay không?

      (Không. mà phải người có năng lực và được tín nhiệm của cử tri và ứng cử phải được Mặt trận tổ quốc Việt Nam giới thiệu)

     ? Theo em quyền bầu cử và ứng cử của công dân là việc thực hành hình thức dân chủ trực tiếp hay gián tiếp?

(Đó là hình thức dân chủ gián tiếp)

     ? Theo em đảm bảo quyền bầu cử và ứng cử của công dân sẽ đem lại ý nghĩa gì?

 

    ? Liên hệ trách nhiệm của bản thân về quyền bầu cử và ứng cử?

 

     Là học sinh lớp 12 các em cần tìm hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền từ đó đẩm bảo mọi công dân dều bình đẳng trước pháp luật

 

1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

 

a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử.

 

- Quyền dân chủ cơ bản của công dân

 

- Thuộc lĩnh vực chính trị.

 

- Phạm vi: Hẹp (địa phương), Rộng (cả nước)

 

- Quyền này được ghi nhận ở điều 7 HP 2013

 

- Khái niệm: SGK – trang 69

 

b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

 

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.

- Độ tuổi:

+ Bầu cử từ đủ 18 tuổi trở lên

+ Ứng cử từ đủ 21 tuổi trở lên.

- Được hưởng sự bình đẳng trong bầu cử và ứng cử: điều 7 HP 2013

 

- Những trường hợp không được bầu cử:

+ Người mất năng lực hành vi dân sự

+ Người bị tước quyền bầu cử

+ Người đang bị tạm giam

+ Người đang chấp hành hình phạt tù

 

- Những trường hợp không được quyền ứng cử.        (đọc thêm)

 

* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân.

 

- Quyền bầu cử: được thực hiện theo nguyên tắc.

+ Phổ thông: không phân biệt nam - nữ...

+ Bình đẳng: mọi lá phiếu đều có giá trị như nhau.

+ Trực tiếp: trực tiếp đi bầu

+ Bỏ phiếu kín: không để lại tên trên phiếu

- Quyền ứng cử:

 

 

+ Tự ứng cử:                      Có năng lực và

+ Được giới thiệu ứng cử   được tín nhiệm

 

* Cách thức thực hiện quyền lực NN thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực NN-cơ quan đại biểu của nhân dân.  (không dạy)

 

 

 

c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng của công dân.

- Thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân

- Thể hiện bản chất nhà nước dân chủ và tiến bộ

- Thể hiện sự bình đằng trong đời sống chính trị

- Đảm bảo quyền công dân và quyền con người

4. Củng cố.

   - Giáo viên hệ thống lại kiến thức của bài (tiết 1)

   - Giáo viên cho học sinh liên hệ với thức tế đại phương về việc thực hiện quyền này.

   - Học sinh làm bài trắc nghiệm:

Câu 1: Nền dân chủ của mọi quốc gia được biểu hiện ở chỗ: (Chọn đáp án đúng nhất)

a. Quyền làm chủ đất nước của người dân

b. Nhân dân tham gia quản lý đất nước

c. Nhân dân quyết định các việc lớn, trọng đại của đất nước

d. Cả a, b và c

Câu 2: Đối tượng nào sau đây có quyền được bầu cử và ứng cử  vào các cơ quan đại biểu của nhân dân: (Hãy chọn đáp án đúng nhất)

a. Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử

b. Những người mất năng lực hành vi dân sự cũng được bầu cử

c. Mọi công dân đủ từ 18 tuổi trở lên được bầu cử và 21 tuổi trở lên được ứng cử

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm bài tập, học bài cũ và đọc trước tiết 2 bài 7.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn: 11 - 01 - 2015                                   Tiết thứ: 22 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 23

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

13/01

13/01

13/01

13/01

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ    (Tiết 2)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài 7 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Giúp học sinh nắm được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.

2. Về kĩ năng.

- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

   - Biết thực hiện quyền dân chủ của theo đúng quy định của pháp luật.

3. Về thái độ.

- Tích cực thực hiện quyền dân chủ của mình và tôn trọng quyền dân chủ của người khác.

- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   

? Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền bầu cử và ứng cử của công dân?

3. Học bài mới.

      Tại sao nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật (điều chỉnh các mối quan hệ xã hội) do vậy việc đầu tiên phải thực hiện bằng sự tham gia của công dân vào quá trình xây dựng pháp luật, vì vậy để pháp luật phù hợp với đời sống xã hội thì phải có sự tham gia quản lý nhà nướcxã hội của công dân. Vậy sự tham gia của công dân như thế nào chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài 7 tiết 2.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp với giải quyết vấn đề và giải thích để dẫn dắt học sinh nắm được nội dung kiến thức.

          ? Theo em quyền bầu cử và ứng cử của công dân là việc thực hành hình thức dân chủ trực tiếp hay dân chủ gián tiếp?

(Dân chủ gián tiếp)

     ? Vậy theo em quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công là việc thực hành hình thức dân chủ trực tiếp hay dân chủ gián tiếp?

(Dân chủ trực tiếp)

     ? Vậy theo em tại sao việc tham gia quản lý nhà nướcxã hội của công dân là hình thức dân chủ trực tiếp?

(Vì công dân trực tiếp tham gia vào các công việc của nhà nước và xã hội)

Bằng những câu hỏi gợi mở và câu hỏi tình huống giáo viên giúp học sinh nắm được nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nướcxã hội.

     ? Theo em công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước được phân biệt ở mấy phạm vi?

(Ở 2 phạm vi-cả nước và cơ sở)

     ? Vậy công dân thực hiện quyền này trong phạm vi cả nước được thể hiện trên những lĩnh vực nào?

     ? Vậy quá trình xây dựng các loại văn bản pháp luật công dân có quyền gì?

     ? Em hãy lấy ví dụ về những vấn đề mà nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý?

(Như một số loại luật; sửa đỏi Hiến pháp...)

     ? Công dân thực hiện quyền này ở cơ sở được thực hiện theo cơ chế nào?

     ? Theo em thực hiện cơ chế “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để làm gì?

(Tạo ra sự dân chủ ở cơ sở)

     ? Theo em tại sao các chính sách, pháp luật của nhà nước phải thông báo để dân biết và thực hiện?

(Để nhân dân biết và thực hiện đúng)

     ? Em hãy lấy ví dụ những việc dân bàn và quyết định trực tiếp?

     ? Em hãy lấy ví dụ những việc dân thảo luận trước khi chính quyền xã quyết định?

     ? Em hãy lấy ví dụ những việc nhân dân ở xã giám sát kiểm tra?

     ? Vậy theo em đảo bảo quyền thám gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân sẽ đem lại những ý nghĩa gì?

     ? Là một hs lớp 12 em có thể tham gia vào việc xây dựng và q.lý trường bằng những hình thức nào?

- DCTT: bàn bạc đề xuất hình thức, nội dung học tập, thực hiện nội quy trường lớp.

- DCGT: bầu ra lớp trưởng, bí thư để các bạn đó thay mặt lớp báo cáo với ban giám hiệu, các thầy cô về quá trình điều hành, tình hình học tập, sinh hoạt của lớp.

2. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

 

a. Khái niệm quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

 

- Khái niệm: SGK trang 72 – 73

- Đây là hình thức dân chủ trực tiếp.

 

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

 

- Phạm vi cả nước.

+ Xây dựng các văn bản pháp luật.

- Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến

- Trong quá trình thực hiện pháp luật nhân dân có quyền phản ánh những bất cập vướng mắc của pháp luật.

+ Trưng cầu dân ý: lấy ý kiến của nhân dân về một vấn đề quan trọng của đất nước.

- Phạm vi cơ sở: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiển tra” để tạo ra sự dân chủ ở cơ sở.

+ Những việc phải thông báo để dân biết và thực hiện.

Ví dụ: chủ trương, chính sách, pháp luật...

+ Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

Ví dụ: Bàn và quyết định xây dựng nhà văn hoá thôn, bản hay làm đường...

+ Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

Ví dụ: Quy hoạch đất, xây dựng các công trình phúc lợi...

+ Những việc nhân dân ở xã giám sát kiểm tra.

Ví dụ: việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngân sách xã, các loại phí và lệ phí...

 

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

 

- Phát huy sức mạnh toàn dân, toàn xã hội vào xây dựng bộ máy nhà nước.

 

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.

4. Củng cố.

   - Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết

   - Giáo viên cho HS làm bài tập: Em hãy nêu ra những hạn chế của DCTTDCGT.

+ Dân chủ trực tiếp: Phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân

+ Dân chủ gián tiếp: nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp; phụ thuộc vào năng lực người đại diện.

  Vì vậy, phải kết hợp hai hình thức này để phát huy tối đa hiệu quả nền d.chủ XHCN

5. Dăn dò nhắc nhở:

   Về nhà học bài cũ, làm bài tập cuối phần học và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

Ngày soạn: 19 - 01 - 2015                                   Tiết thứ: 23 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 24

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

20/01

20/01

20/01

20/01

Sĩ s

 

 

 

 

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ    (Tiết 3)

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài 7 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

- Giúp học sinh nắm được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Giúp học sinh nắm được trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền dân chủ của công dân

2. Về kĩ năng.

- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

- Biết thực hiện quyền dân chủ của theo đúng quy định của pháp luật.

3. Về thái độ.

- Tích cực thực hiện quyền dân chủ của mình và tôn trọng quyền dân chủ của người khác.

- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án điện tử, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Máy chiếu

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra bài cũ đan xem với ni dung bài học.

3. Học bài mới.

     Trong hai giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu hai quyền dân chủ cơ bản của công dân đó là quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia quản lý nhà nước. Vậy khi thực hiện các quyền đó nếu phát hiện những vi phạm pháp luật thì nhân dân làm gì? Vậy thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào? hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp bài 7 tiết 3.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

- Được ghi nhận ở điều 30 Hiến pháp 2013

- Luật Khiếu nại và luật Tố cáo được thông qua ngày 11/11/2011; có hiệu lực 01/07/2012.

     ? Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền gì của công dân?

Là quyền dân chủ cơ bản của công dân

     ? Khi nào thì công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo của mình?

    Bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị xâm hại

     Từ đặt vấn đề trên giáo viên thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân? Giáo viên lấy ví dụ cụ thể cho quyền khiếu nại và quyền tố cáo?

     Căn cứ vào khái niệm quyền khiếu nại và tố cáo cho học sinh tìm và trả lời mục đích của quyền khiếi nại và tố cáo.

     ? Theo em công dân sử dụng quyền khiếu nại nhằm mục đích gì?

     ? Theo em công dân sử dụng quyền tố cáo nhằm mục đích gì?

     Để học sinh nắm được nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, sử dụng sơ đồ.

     ? Theo em, ai có quyền khiếu nại?

     ? Theo em ai có quyền tố cáo?

     ? Theo em ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?

     ? Theo em ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo?

Người giải quyết khiếu nại

Người giải quyết tố cáo

- Người đúng đầu cơ quan hành chính

- Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định.

- Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, thứ trưởng ở cơ quan ngang bộ, Trưởng thanh tra chính phủ

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.

- Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra chính phủ

- Các cơ quan tố tụng (nếu có dấu hiệu hình sự)

 

     Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời và đưa ra sơ đồ về quy trình khiếu naị, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ đó học sinh lĩnh hội được nội kiến thức học sinh cần đạt. (trình chiếu)

- Giáo viên nói qua thời gian giải quyết khiếu nại theo luật định.

Thời gian gửi đơn khiếu nạn không quá 90 ngày từ khi nhận được QĐHC, kỉ luật giải quyết trong 10 từ khi nhận được đơn, giải quyết lần đầu không quá 30 ngày, phức tạp 45 ngày, vùng sâu khó khăn là 60 ngày mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày từ ngày thụ lí

- Giáo viên giới thiệu quyền khiếu nại:

+ Tự mình hoặc qua người đại diện.

+ Rút đơn khiếu nại

+ Nhận được văn bản thụ lí

+ Được khôi phục quyền lợi và bồi thường

+ Được khiếu nạn tiếp.

- Giáo viên giới thiệu nghĩa vụ khiếu nại:

+ Đến đúng người có thẩm quyền

+ Khiếu nại trung thực cung cấp thông tin  và chịu trách nhiệm về thông tin

+ Chấp hành quyết định khiếu nại có hiệu lực

- Giáo viên nói qua thời gian giải quyết khiếu nại theo luật định.

Phải giải quyết ngay chậm nhất là 10 ngày thời gian giải quyết tiếp theo không quá 60 ngày, phức tạp là 90 ngày từ ngày thụ lí.

- Giáo viên giới thiệu quyền tố cáo:

+ Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo

+ Giữ bí mật tên, bút tích, địa chỉ.

+ Yêu cầu cơ quan bảo vệ khi bị đe doạ

- Giáo viên giới thiệu nghĩa vụ tố cáo:

+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ

+ Trình bày trung thực nội dung tố cáo

+ Chịu trách về nội dung tố cáo

     Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp để học sinh nắm được trách nhiệm của nhà nước và của công dân.

     ? Khi đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân sẽ đem lại ý nghĩa gì?

     ? Theo em công dân có trách nhiệm thực hiện các quyền dân chủ như thế nào?

     ? Theo em, để thực hiện tốt các quyền dân chủ học sinh phải có trách nhiệm như thế nào?

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

* Quyền khiếu nại: Là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là sai.

* Quyền tố cáo: Là quyền của công dân báo cho CQ, TC, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi VPPL của cá nhân, CQ, TC.

* Mục đích:

- Khiếu nại: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích của chủ thể khiếu nại.

- Tố cáo: Phát hiện và ngăn chặn hành vi trái pháp luật.

b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

* Người có quyền khiếu nại, tố cáo

- Khiếu nại: cá nhân, cơ quan, tổ chức

- Tố cáo: chỉ có công dân

* Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Khiếu nại: cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

- Tố cáo: cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

* Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân.

- Là cơ sở pháp lí để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Bộ máy nhà nước ngày càng được trong sạch, vững mạnh.

4. Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân.

a. Trách nhiệm của NN. (giảm tải)

b. Trách nhiệm của công dân.

 

-  Sử dụng đúng các quyền dân chủ của mình.

- Không lạm dụng quyền dân chủ của mình để làm trái pháp luật.

 

- Trách nhiệm của học sinh:

 

+ Nâng cao trình độ hiểu pháp luật

 

+ Tuyên truyền, vận động mọi người...

 

+ Đấu tranh với hành vi vi phạm quyền dân chủ

4. Củng cố.

 - Quyền và nghĩa vụ của công dân luôn gắn liền với nhau trong khi thực hiện quyền dân chủ của mình. Nếu thực hiện đúng đắn với quyền và làm đầy đủ nghĩa vụ thì người dân thực sự góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà các em ôn bài tiết 3 + 4 bài 6 và bài 7 để giờ sau kiểm tra 1 tiết

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

……………………………………………………………………………………………...................

…………………………………………………………………………………...................................

Ngày soạn:  25 - 01 - 2015                                   Tiết thứ: 24 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 25

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

 

 

 

 

Sĩ s

 

 

 

 

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

 

I. Mục tiêu kiểm tra.

  - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.

  - Đánh giá được kĩ năng làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

  - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.

II. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung đề kiểm tra kiểm tra.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung kiểm tra

- Học sinh: Học sinh ôn tập các nội dung giới hạn kiểm tra

III. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung kiểm tra.

a. Ma trận                                                           

Cấp độ

 

Chủ đề

Nhận biết

( B)

Thông hiểu

(H)

Vận dụng

( V)

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Ở phạm vi cơ sở công dân được tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo nguyên tắc nào? Lấy ví dụ minh họa

 

 

 

1

(3,0)

 

 

 

1

(3,0)

1

(3,0)

Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

 

1

(5,0)

 

 

 

 

 

1

(5,0)

1

(5,0)

Có người cho rằng việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này ? tại sao?   

 

 

 

 

 

1

(2,0)

 

1

(2,0)

1

(2,0)

Tổng

 

1

(5,0)

 

1

(3,0)

 

 

1

(2,0)

 

 

3

(10,0)

100%

 

3

(10,0)

100%

 

1 (5.0)

1(3.0)

1(2.0)

b. Câu hỏi

Câu 1: Ở phạm vi cơ sở công dân được tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo nguyên tắc nào? Lấy ví dụ minh họa? (3 điểm)

Được thực hiện theo nguyên tắc: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

+ Những việc phải thông báo để dân biết và thực hiện.

Ví dụ: chủ trương, chính sách, pháp luật...

+ Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

Ví dụ: Bàn và quyết định xây dựng nhà văn hoá thôn, bản hay làm đường...

+ Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

Ví dụ: Quy hoạch đất, xây dựng các công trình phúc lợi...

+ Những việc nhân dân ở xã giám sát kiểm tra.

Ví dụ: việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngân sách xã, các loại phí và lệ phí...

Câu 2: Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.     (5 điểm)

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.

- Độ tuổi:   (0,5 điểm)

+ Bầu cử từ đủ 18 tuổi trở lên

+ Ứng cử từ đủ 21 tuổi trở lên.

- Được hưởng sự bình đẳng trong bầu cử và ứng cử: điều 7 HP 2013

- Những trường hợp không được bầu cử  (0,5 điểm)

+ Người mất năng lực hành vi dân sự

+ Người bị tước quyền bầu cử

+ Người đang bị tạm giam

+ Người đang chấp hành hình phạt tù

* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân.  (3 điểm)

- Quyền bầu cử: được thực hiện theo nguyên tắc.

+ Phổ thông: không phân biệt nam - nữ...

+ Bình đẳng: mọi lá phiếu đều có giá trị như nhau.

+ Trực tiếp: trực tiếp đi bầu

+ Bỏ phiếu kín: không để lại tên trên phiếu

- Quyền ứng cử:

+ Tự ứng cử:                      Có năng lực và

+ Được giới thiệu ứng cử   được tín nhiệm

* Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng của công dân.  (1 điểm)

- Thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân

- Thể hiện bản chất nhà nước dân chủ và tiến bộ

- Thể hiện sự bình đằng trong đời sống chính trị

- Đảm bảo quyền công dân và quyền con người

Câu 3: Có người cho rằng việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này ? tại sao?    (2 điểm)

- Ý kiến này là không đúng.

- Việc giáo dục toàn diện học sinh đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội...

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

Ngày soạn:  30 - 01 - 2015                                   Tiết thứ: 25 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 26

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

 

 

 

 

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN     Tiết 1

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 8 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa quyền học tập và quyền sáng tạo của công dân.

2. Về kĩ năng.

Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện quyền học tập và sáng tạo của công dân theo quy định của pháp luật.

3. Về thái độ.

Có ý thức thực hiện quyền học tập và quyền sáng tạo của mình và tôn trọng các quyền đó của người khác.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

Giáo án điện tử, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.      Không có

3. Học bài mới.

Chăm lo cho con người và tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện chính là việc chúng ta chăm lo và quan tâm đến các quyền cơ bản của công dân được học tập, sáng tạo và phát triển để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vậy các quyền này được thực hiện như thế nào, hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu bài 8 tiết 1:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

      Học tập là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhưng phạm vị bài học này chúng ta chỉ đi tìm hiểu nội dung quyền học tập.

     ? Em hiểu như thế nào về đoạn thư này  của Bác Hồ?

      Vai trò, ý nghĩa của việc học tập

     ? Tại sao học tập được coi là quyền cơ bản của công dân?

     Vì quyền…được quy định ở Hiến pháp và các văn bản pháp luật.

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo các tình huống để tìm ra nội dung kiến thức. Giáo viên đưa ra ba tình huống sau.

Tình huống 1: Thắng bị liệt cả hai chân từ khi lên 3, và nay Thắng đã 8 tuổi mà chưa được đến trường vì mẹ của Thắng cho rằng Thắng học cũng không có ích gì.

     ? Em có tán thành ý kiến của mẹ Thắng không? vì sao?

     Không. vì: người lành lặn hay người khuyết tận đều có cơ hội học tập như nhau.

Tình huống 2: Sau khi TN THCS hai chị em Hiền và Tú có nguyện vọng vào học lớp 10. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định. Thằng Tú con trai nên tiếp tục đi học còn cái Hiền là con gái không cần học cao, ở nhà đỡ và lấy chồng.

    ? Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không? vì sao?

     Không. vì: mọi người không phân biệt nam nữ đều có quyền và cơ hội học tập.

     ? Vậy em hiểu thế nào là quyền học tập của công dân?

     ? Tại sao nói, ở nước ta công dân có quyền học không hạn chế?

     ? Tại sao nói, ở nước ta công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào?

     ? Tại sao nói, ở nước ta công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời?

     ? Thế nào là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập?

     ? Em dự định tiếp tục thực hiện quyền học tập của mình như thế nào sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông?

     Giáo viên đọc câu chuyện: Nông dân lớp 8 sáng chế 4 loại máy móc

    ? Qua câu chuyện em có suy nghĩ gì về quyền sáng tạo của công dân?

    ? Quyền sáng tạo được quy định ở đâu, bao gồm những quyền gì?

    ? Công dân có quyền sáng tạo trong những lĩnh vực nào?

    ? Theo em pháp luật nước ta có trách nhiệm gì đối với quyền sáng tạo của công dân?

    ? Học sinh THPT có quyền được sáng tạo không?

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

 

a. Quyền học tập của công dân.

 

 

* Mọi công dân đều có quyền quyền học từ thấp đến cao, học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và học thường xuyên, học suốt đời.

 

* Nội dung.

- Quyền học tập không hạn chế: Từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật

Ví dụ: 6 tuổi vào TH; 11 tuổi vào THCS; 15 tuổi vào THPT; Đủ ĐK và điểm chuẩn vào ĐH-CĐ-TCCN

 

- Quyền học bất cứ ngành nghề nào: Phù hợp với khả năng, năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình

Ví dụ: ngành KHTN, KHXH và NV, KHKT

 

- Quyền học thường xuyên, học suốt đời: Có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và các loại hình trường lớp

Ví dụ: Hệ chính quy, Hệ Dân lập, Tư thục, Bổ túc văn hóa, Bồi dưỡng thường xuyên, Học ban ngày, buổi tối, Học tập trung hoặc không tập trung

 

- Quyền bình đẳng về cơ hội học tập: Không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, điều kiện kinh tế, nguồn gốc gia đình...

Ví dụ: …..

 

b. Quyền sáng tạo của công dân.

 

- Quyền sáng tạo.

+ Quyền nghiên cứu khoa học

+ Quyền đưa ra phát minh sáng chế

+ Quyền đưa ra sáng kiến, cải tiến kĩ thuật

+ Quyền sáng tác văn học, nghệ thuật

 

- Quyền sáng tạo gồm:

+ Quyền tác giả

+ Quyền sở hữu công nghiệp

+ Quyền hoạt động KH-CN

 

- Sáng tạo trong các lĩnh vực:

+ Khoa học tự nhiên

+ Khoa học xã hội

+ Khoa học kĩ thuật

- Vai trò pháp luật:

+ Khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng khoa học.

+ Bảo vệ quyền sáng tạo của công.

4. Củng cố.

Giáo viên dùng câu hỏi và tình huống để củng cố bài học.

? Em đã thực hiện nghĩa vụ học tập như thế nào? Có những điểm gì em cần khắc phục? Em dự định sẽ khắc phục như thế nào?

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm bài tập cuối SGK, học bài cũ, đọc trước bài mới.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

…………………………………………………………………………………..................................................

Ngày soạn:  08 - 02 - 2015                                   Tiết thứ: 26 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 27

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

10/02

10/02

10/02

10/02

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN     Tiết 2

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài 8 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

- Giúp học sinh nắm được khái niệm, nội dung quyền phát triển của công dân.

- Nắm được ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân; trình bày được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

2. Về kĩ năng.

Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện quyền học tập và sáng tạo của công dân theo quy định của pháp luật.

3. Về thái độ.

- Có ý thức thực hiện quyền học tập và quyền sáng tạo của mình và tôn trọng các quyền đó của người khác.

- Có ý trí phấn đấu vươn lên trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.      Không có

3. Học bài mới.

      Giáo viên giới thiệu vào bài mới ngắn gọn: Ở giờ trước chúng ta đã tìm hiểu quyền sáng tạo, quyền học tập của công dân. Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp quyền được phát triển của công dân và ý nghĩa cũng như trách nhiệm của NN và công dân khi thực hiện các quỳen này.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại và thảo luận bằng cách lần lượt đưa ra các câu hỏi.

     ? Quyền được phát triển của công dân có mấy nội dung?

     ? Em hiểu thế nào là quyền được hưởng đời sống vật chất? lấy ví dụ?

     ? Em hiểu thế nào là quyền được hưởng đời sống tinh thần? lấy ví dụ?

 

     ? Đới với người học giỏi, có năng khiếu thì được nhà nước tạo điều kiện phát triển như thế nào?

     ? Đi với các nhà khoa học giỏi thì được nhà nước tạo điều kiện phát triển như thế nào?

     Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại bằng cách lần lượt đưa ra các câu hỏi.

     ? Việc nhà nước công nhận quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân có ý nghĩa như thế nào?

     ? Việc nhà nước công nhận quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân nhằm mục đích gì?

     ? Quyền học tập, sáng tạo, phát triển chỉ có ở chế độ XHCN. Theo em đúng hay sai?

     Đúng. Vì mỗi công dân có quyền học tập, sáng tạo, phát triển, không phân biệt...

      Phần trách nhiệm của công dân giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo sách giáo khoa để học sinh năm được trách nhiệm của nhà nước và của công dân và đưa ra một số câu hỏi đàm thoại sau.

     Trách nhiệm của nhà nước sách giáo khoa đã nêu cụ thể giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu và thảo luận theo nội dung

     ? Nhà trường đã đảm bảo quyền học tập và sáng tạo của các em như thế nào?

     ? Ở địa phương em đã đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân như thế nào?

     ? Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển như thế nào?

     ? Em hãy nêu một số ví dụ về trách nhiệm của công dân?

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

c. Quyền được phát triển của công dân.

* Khái niệm: SGK

* Nội dung

- Được hưởng đời sống vật chất và tinh thần

+ Đời sống vật chất: có mức sống đầy đủ để phát triển thể chất, được chăm sóc sức khỏe

    Ví dụ:

 

+ Đời sống tinh thần: được tiếp cận với các phương tiện thông tin, được vui chơi giải trí

    Ví dụ: 

- Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

+ Học giỏi, có năng khiếu => bồi dưỡng

+ Các nhà khoa học giỏi được tạo điều kiện làm việc, phát triển, cống hiến

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

- Là quyền cơ bản của công dân =>điều kiện để con người phát triển toàn diện

- Đáp ứng và bảo vệ nhu cầu học tập của công dân => đảm bảo sự  bình đẳng trong giáo dục

- Những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập và nghiên cứu

3. Trách nhiệm của NN và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát tiển của công dân.

a. Trách nhiệm của nhà nước.

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.

- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

- Nhà nước đảm bảo những đ.kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

b. Trách nhiệm của công dân.

- Có trách nhiệm thực hiện tốt các quyền...

- Có ý thưc học tập; xác định mục đích học tập là cho minh, gia đình và xã hội.

- Có ý chí vươn lên trong học tập, lao động

- Tích cực vào việc nâng cao dân trí...

4. Củng cố.

Giáo viên tóm tắt những kiến thức cơ bản của bài

Câu hỏi thảo luận: Suy nghĩ, quan điểm, thái độ (mặt tích cực và tiêu cực) của các vấn đề học tập, sáng tạo, đời sống vật chất và tinh thần.

Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập ở nhà.

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà học bài cũ, trả lời những câu hỏi cuối bài học và đọc trước bài 9
V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

…………………………………………………………………………………..................................................

…………………………………………………………………………………..................................................

Ngày soạn:  02 - 03 - 2015                                   Tiết thứ: 27 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 28

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

03/03

03/03

03/03

03/03

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC     Tiết 1

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 9 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Giúp học sinh nắm được nội dung quyền tự do kinh doanh của công dân.

2. Về kĩ năng.

Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực kinh doanh.

 3. Về thái độ.

Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh doanh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Em hãy trình bày ý nghĩa và trách nhiệm của nhà nước và của công dân đối với quyền học tập, sáng tạo và sáng tạo của công dân?

3. Học bài mới.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Đối với đơn vị kiến thức 1 giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm và tìm hiểu ở nhà.   

 

     ? Quyền tự do kinh doanh được ghi nhân ở điều bao nhiêu của Hiến pháp 2013? (đ33)

     ? Thế nào là quyền tự do kinh doanh?

     Kinh doanh là thực hiện liên tục một hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích sinh lợi nhuận

     ? Vậy hoạt động kinh doanh bao gồm có những hoạt động cơ bản nào?

     ? Trong ba hoạt động này hoạt động nào là quan trọng nhất?

     ? Theo em mục đích của cả ba hoạt động này là gì?

     ? Theo em quyền tự do kinh doanh của công dân được thể hiện như thế nào? Ví dụ?

     Đối với nội dụng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền kinh doanh giáo viên tổ chức cho học sinh đàm thoại và lồng ghép với nội dung môi trường và pháp luật thuế.

     ? Khi thực hiện quyền tự do kinh doanh công dân phải có nghĩa vụ gì?

     Trong hoạt động SX-KD phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường như sau:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường

+ Khắc phục ô nhiễm môi trường

+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

+ Nộp thuế, phí môi trường

     Trong hoạt động SX-KD phải có trách nhiệm nộp thuế (ví dụ một số loại thuế)

+ Thuế GTGT: là loại thuế gián thu(2) đánh vào khoản giá trị tăng thêm(3) của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

 Đối tượng nộp thuế: Bao gồm: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Luật thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu(1), đánh vào thu nhập của từng cá nhân có thu nhập cao.

 Đối tượng nộp thuế: Đối tượng: là cá nhân cư trú có thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cá nhân không cư trú có thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam.

Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân: (đã học)

1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.  (Đọc thêm)

 

2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.

 

a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.

 

* Quyền tự do kinh doanh của công dân

- Khái niệm: Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

 

- Các hoạt động kinh doanh:

+ Hoạt động sản xuất (quan trọng nhất)

+ Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

+ Hoạt động dịch vụ

 

=> Mục đích: nhằm thu lợi nhuận

 

- Quyền tự do kinh doanh:

 

+ Chọn và quyết định mặt hàng kinh doanh

+ Quy mô: lớn hay nhỏ

+ Hình thức kinh doanh

+ Lĩnh vực kinh doanh

 

- Ví dụ:

 

* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.

 

+ Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép

+ Nộp thuế đầy đủ

+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

+ Bảo vệ môi trường

+ Tuân thủ các quy định QP-AN, TTATXH

 

 

=> Nghĩa vụ nộp thuế là quan trọng nhất vì: Thuế là khoản thu bắt buộc, là nguồn thu chủ yếu của đất nước

4. Củng cố.

- Củng cố lại kiến thức đã học

- Làm bài tập tình huống: Pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Trả lời: + Khơi dạy tiểm năng to lớn trong xã hội; kích thích được người sản xuất kinh doanh phát triển.

   + Những ưu đãi về thuế sẽ thu hút đầu tư.

5. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà học bài cũ và đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi

   V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

…………………………………………………………………………………..................................................

Ngày soạn:  08 - 03 - 2015                                   Tiết thứ: 28 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 29

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

10/03

10/03

10/03

10/03

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC     Tiết 2

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 2 bài 9 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Giúp học sinh nắm được nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.

2. Về kĩ năng.

Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực xã hội.

 3. Về thái độ.

Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về xã hội.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Em hãy trình bày quyền và nghĩa vụ khi công dân thực hiện quyền kinh doanh?

3. Học bài mới.

 Một đất nước có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển chúng ta cần quan tâm giải quyết các vấn đề dân số và việc làm, nạn đói nghèo, tệ nạn xã hội, sức khỏe nhân dân, vấn đề đạo đức và lối sống lành mạnh. Vậy những vấn đề này đươc Đảng và Nhà nước thực hiện như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay… 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

     Phần “b” nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa là nội dung giảm tải giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm.

     Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm về nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm

Nhóm 1: Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề việc làm, thực hiện xóa đói giảm nghèo? Ví dụ?

     Điều 17 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 quy định miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, HTX được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%

Nhóm 2: Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề dân số? Ví dụ?

     Luật HN&GĐ 2014, Pháp lệnh dân số 2002 quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện KHHGĐ, xây dựng gia đình ít con, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

Nhóm 3: Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân? Ví dụ?

Nhóm 4: Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội? Ví dụ?

     Pháp luật nước ta cấm:

+ Đánh bạc dưới mọi hình thức nào

+ Cấm tổ chức đánh bạc

+ Trồng cây, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi, sử dụng… trái phép chất ma túy.

+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, chứa, dụ dỗ, dẫn dắt, tổ chức… mại dâm

     Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo câu hỏi

Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận

Đại diện các nhóm trình bày kết quả

Các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có)

Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng sau đó nhận xét, kết luận.

     Giáo viên và học sinh trả lời câu hỏi.

- Nếu không có pháp luật mà chỉ có chính sách của Đảng và Nhà nước thì có thể giải quyết được các vấn đề xã hội hay không?

     Không => sẽ dẫn đến tình trạng ai muốn làm thì làm, bất bình đẳng xã hội sẽ tăng, người nghèo sẽ không ai chăm sóc, tệ nạn xã hội không được đẩy lùi.

- Pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân xậy dựng gia đình ít con có phải ngăn cấm sinh nghiều con không? Có vi phạm quyền tự do của công dân?

     Pháp luật nước ta không ngăm cấm sinh nhiều con và cũng không cản trở công dân thực hiện quyền tự do của mình, mà nhằm mục đích tạo điều kiện cho ca mẹ chăm sóc giáo dục các con => phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.

 

b. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa.  (Đọc thêm)

 

c. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.

 

* Pháp luật về việc làm và xóa đói giảm nghèo:

- Tạo ra nhiều việc làm mới.

- Sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để xóa đói giảm nghèo.

Ví dụ:

+ Cho vay vốn ưu đãi

+ Ưu đãi thuế

+ Xuất khẩu lao động

* Pháp luật về dân số:

- Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số

- Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số hợp lí

- Nâng cao chất lượng dân số

- Xây dựng gia đình bền vững hạnh phúc

- Thực hiện tốt Luật HN&GĐ; Pháp lệnh dân số thực hiện KHHGĐ

Ví dụ:

+ Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con

+ Thưởng-phạt khi sinh đẻ

+ Xây dựng gia đình văn hóa

* Pháp luật về chăm sóc sức khỏe nhân dân:

- Áp dụng các biện pháp giảm tỉ lệ mắc bệnh

- Luật bảo vệ chăm sóc sức khỏe

=> Bảo đảm phát triển giống nòi, nâng cao thể lực, tuổi thọ

Ví dụ:

+ BHYT cho người dân

+ Trẻ em dưới 6 tuổi không phải đóng viện phí

+ Khám sức khỏe định kì cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa

* Pháp luật về phòng, chống TNXH:

- Luật phòng chống ma túy

- Luật phòng chống mại dâm

- Đảm bảo an ninh trật tự

- Bài trừ các tệ nạn xã hội

=> Xây dựng lối sống văn minh

Ví dụ:

+ 26/6 là ngày phòng chống ma túy

+  01/12 ngày phòng chóng HIV/AIDS

4. Củng cố.

Giáo viên nhắc lại kiến thức cơ bản của tiết học.

5. Dăn dò nhắc nhở.

   Về nhà học bài cũ, làm bài tập bài học và chuẩn bị bài mới

   V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

Ngày soạn:  15 - 03 - 2015                                   Tiết thứ: 29 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 30

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

17/03

17/03

17/03

17/03

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC     Tiết 3

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài 9 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Về kĩ năng.

Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Về thái độ.

Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Em hãy trình bày nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?

3. Học bài mới.

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vậy tại sao là nhiệm vụ quan trọng hôm nay thầy và các em…

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

         Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp nêu vấn đề và phương pháp giải quyết vấn đề.

? Em hiểu môi trường là gì?

- Khái niệm MT: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồng tại, phát triển của con người và sinh vật.       

 

     ? Theo em trong hệ thống các văn bản luật nêu trong SGK (100) văn bản luật nào quan trọng nhất?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

(Luật BVMT giữ vai trò quan trọng nhất)

 Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

     ? Các hoạt động bảo vệ môi trường trước thực trạng tài nguyên hiện nay?

 

     ? Theo em tại sao trong BVMT thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

     ? Theo em pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm cấm những hành vi nào?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

 

     ? Theo em những người vi phạm các quy định về BVMT thì bị xử lý nhu thế nào?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

 

      ? Theo em bảo vệ môi trường là quyền và trách nhiệm của ai?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

      ? Theo em, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?

     ? Làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường cho toàn dân?

      Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân

2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.

d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nguyên tắc bảo vệ môi trường: Không dạy

- Các hoạt động bảo vệ môi trường:

+ Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên

+ Bảo vệ môi trường trong SX-KD

+ Bảo vệ môi trường nước, không khí

+ Bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư

+ Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường, quản lý chất thải

- BV rừng có tầm quan trọng vì: là tài nguyên quý, có giá trị đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

- Pháp luật nghiêm cấm hành vi:

+ Khai thác rừng, TNTN trái phép.

+ Khai thác đánh bắt tài nguyên sinh vật bằng phương tiện hủy diệt.

+ Săn bắn, tiêu thụ trái phép thực vật, động vật hoang dã.

+ Chôn lấp chất độc, chất thải không đúng quy định.

+ Thải chất thải chưa xử lý vào đất, vào nước

=> Người vi phạm: thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý hành chính, kỉ luật, hình sự, khắc phục ô nhiễm, bồi thường thiệt hại.

- BVMT là trách nhiệm của nhà nước, là quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi ở…

+ Bảo vệ nguồn nước, động – thực vật, sử dụng tiết kiện TNTN.

+ Không  đốt rừng, dùng chất nổ trái phép

+ Đấu tranh phê phán, tố cáo hành vi phá hoại môi trường.

4. Củng cố.

- Giáo viện nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của tiết học

- Làm bài tập:

+ Câu hỏi 1: Em có cho rằng bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước hay không?

Có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, vì môi trường có được bảo vệ thì kinh tế mới có điều kiện phát triển, mà kinh tế tăng trưởng là tiền đề chó đất nước phát triển bền vững.

+ Câu hỏi 2: Ở trường, ở lớp, ở nơi em sinh sống có những hành động tác động xấu đến tài nguyên, môi trường không? Đó là những hành động nào? Thái độ của em đối với hành động đó là gì?

+ Câu hỏi 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân

Hậu quả

Biện pháp khắc phục

- Ý thức của con người kém

 

- Phong tục tập quán

- Pháp luật chưa nghiêm

 

- Một số nguyên nhân khác

- Diện tích rừng giảm

 

- Ô nhiễm môi trường

- Tuyệt chủng động vật, thực vật

 

- Gây sói mòn, rửa trôi

- Tuyên truyền, giáo dục người dân

- Khai thác tiết kiệm

- Tăng cường quản lý của nhà nước

- Mọi người cùng tham gia chống các hành vi phá rừng.

5. Dặn dò nhắc nhở.

     V nhà học bài cũ, làm bài tập cuối bài học và chuẩn b bài mới

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

Ngày soạn:  23 - 03 - 2015                                   Tiết thứ: 30 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 31

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

17/03

17/03

17/03

17/03

Sĩ số

 

 

 

 

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC     Tiết 4

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 3 bài 9 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật về Quốc phòng, an ninh.

2. Về kĩ năng.

Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về quốc phòng, an ninh.

3. Về thái độ.

Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về quốc phòng, an ninh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Em hãy trình bày nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường?

3. Học bài mới.

Trong sự phát triển bền vững của đất nước, pháp luật có vai trò rất lớn. Vậy trong sự phát triển bền vững của đất nước nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng có những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp nội dung bài học hôm nay.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

 

 

 

     Với đơn vị kiến thức này giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại và kết hợp với  giảng giải.

 

     ? Theo em Quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ cơ bản nào?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

 

 

? Theo em quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia hoạt động theo nguyên tắc nào?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

 

 

 

 

     ? Theo em củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của ai? Ai là lực lượng nòng cốt?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

 

 

     ? Theo em bảo vệ tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của ai?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

 

 

     ? Theo em công dân có trách nhiệm gì trong việc thực hiện pháp luật về quốc phòng an ninh?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận

 

2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.

e. Nội dung cơ bản của pháp luật về QP-AN.

 

- Nhiệm vụ của QP-AN:

+ QP: Giữ gìn và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ

+ AN: Đảm bảo ổn định chính trị và TTATXH

 

- Nguyên tắc hoạt động.

+ Huy động sức mạnh toàn dân bảo vệ quốc phòng an ninh.

+ Kết hợp giữa phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.

+ Phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh quốc phòng với đối ngoại

+ Chủ động phòng ngừa âm mưu xâm phạm an ninh quốc gia.

+ Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân

 

- Nhiệm vụ: bảo vệ quốc phòng an ninh là nhiệm vụ của toàn dân trong đó QĐND và CAND là nòng cốt.

 

- Nghĩa vụ BVTQ: là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân => Nhà nước ban hành Luật nghĩa vụ quân sự.

 

- Trách nhiệm của công dân:

+ Tham gia Luật nghĩa vụ quân sự

+ Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ quốc phòng, an ninh.

+ HS: Rèn luyện sức khỏe, có lối sống lành mạnh, không có tệ nạn xã hội

 

4. Củng cố.

     - Giáo viện nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của tiết học

5. Dặn dò nhắc nhở.

     V nhà học bài cũ, làm bài tập cuối bài học và chuẩn b bài mới

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

Ngày soạn:  30 - 03 - 2015                                   Tiết thứ: 31 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 32

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

31/03

31/03

31/03

31/03

Sĩ số

 

 

 

 

THỰC HÀNH

 Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập tình huống

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  Học sinh nắm và vận dụng được những nội dung bài học để làm một số bài tập thực hành.

2. Về kĩ năng.

  Biết vận dụng những kiến thức đã học đơc và lý giải đựoc các hiện tưởng xảy ra ở địa phương.

3. Về thái độ.

       Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc thực hiện được một số quyền của công dân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Trình bày nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh?

3. Nội dung thực hành

- Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì II và nêu cách vận dụng vào thực tế.

- Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học

-Cho học sinh làm một số bài tập tình huống trong sách bài tập tình huống GDCD mà giáo viên đã lựa chọn.

    Giáo viên đưa ra một số bài tập cho học sinh:

Bài tập 1: Tình huống 1 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 53 & 54

Bài tập 2: Tình huống 4 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 54 & 55

Bài tập 3: Tình huống 8 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 56 & 57

Bài tập 4: Tình huống 9 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 57

Bài tập 5: Tình huống 13 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 59

Bài tập 6: Tình huống 15 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 59 & 60

4. Củng cố.

     - Giáo viện nhấn mạnh những kiến thức cơ bản.

5. Dặn dò nhắc nhở.

     V nhà học bài cũ, làm bài tập cuối bài học và chuẩn b bài mới

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

Ngày soạn:  06 - 04 - 2015                                   Tiết thứ: 32 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 33

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

07/04

07/04

07/04

07/04

Sĩ số

 

 

 

 

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. Mục tiêu bài học.

  - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học trong học kì II.

  - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.

  - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên:

+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

+ Bài tập trắc nghiệm GDCD

- Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.    (Không)

3. Nội dung ôn tập

Hệ thống lại kiến thức của các bài đã học và đưa ra một số câu hỏi ôn tập.

  - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì II

  - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học

  - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh

  - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra

  - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh

4. Dặn dò nhắc nhở.

  Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

Ngày soạn:  10 - 04 - 2015                                   Tiết thứ: 33 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 34

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

14/04

14/04

14/04

14/04

Sĩ số

 

 

 

 

KIỂM TRA HỌC KÌ II

 

I. Mục tiêu kiểm tra.

  - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.

  - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

  - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung kiểm tra

- Học sinh: Học sinh ôn tập các nội dung giới hạn kiểm tra

III. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung kiểm tra.

a. Ma trận                                                           

Cấp độ

 

Chủ đề

Nhận biết ( B)

Thông hiểu (H)

Vận dụng ( V)

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Em hãy phân tích nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng lĩnh vực

 

 

 

1

(5,0)

 

 

 

1

(5,0)

1

(5,0)

Em có cho rằng, bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước không? Vì sao?

 

 

 

 

 

1

(2,0)

 

1

(2,0)

1

(2,0)

Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào?

 

 

 

 

 

1

(3,0)

 

1

(3,0)

1

(3,0)

Tổng

 

 

 

1

(5,0)

 

 

1

(5,0)

 

 

3

(10,0)

100%

 

3

(10,0)

100%

 

 

1(5.0)

2(2.0)

b. Câu hỏi

Câu 1: Em hãy phân tích nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng lĩnh vực? (5 điểm)

* Pháp luật về việc làm và xóa đói giảm nghèo:

- Tạo ra nhiều việc làm mới.

- Sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để xóa đói giảm nghèo.

Ví dụ:

  + Cho vay vốn ưu đãi

  + Ưu đãi thuế

  + Xuất khẩu lao động

* Pháp luật về dân số:

- Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số

- Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số hợp lí

- Nâng cao chất lượng dân số

- Xây dựng gia đình bền vững hạnh phúc

- Thực hiện tốt Luật HN&GĐ; Pháp lệnh dân số thực hiện KHHGĐ

Ví dụ:

  + Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con

  + Thưởng-phạt khi sinh đẻ

  + Xây dựng gia đình văn hóa

* Pháp luật về chăm sóc sức khỏe nhân dân:

- Áp dụng các biện pháp giảm tỉ lệ mắc bệnh

- Luật bảo vệ chăm sóc sức khỏe

=> Bảo đảm phát triển giống nòi, nâng cao thể lực, tuổi thọ

Ví dụ:

  + BHYT cho người dân

  + Trẻ em dưới 6 tuổi không phải đóng viện phí

  + Khám sức khỏe định kì cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa

* Pháp luật về phòng, chống TNXH:

- Luật phòng chống ma túy

- Luật phòng chống mại dâm

- Đảm bảo an ninh trật tự

- Bài trừ các tệ nạn xã hội

=> Xây dựng lối sống văn minh

Ví dụ:  + 26/6 là ngày phòng chống ma túy

+  01/12 ngày phòng chóng HIV/AIDS

Câu 2: Em có cho rằng, bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước không? Vì sao?    (2 điểm)

Bảo vệ môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển bền vững đất nước, vì môi trường có được bảo vệ thì kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng, mà tăng trưởng kinh tế là tiền đề cho phát triển bền vững đất nước

Câu 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào?   (3 điểm)

Nguyên nhân

Hậu quả

Biện pháp khắc phục

- Ý thức của con người kém

 

- Phong tục tập quán

- Pháp luật chưa nghiêm

- Một số nguyên nhân khác

- Diện tích rừng giảm

 

- Ô nhiễm môi trường

- Tuyệt chủng động vật, thực vật

- Gây sói mòn, rửa trôi

- Tuyên truyền, giáo dục người dân

- Khai thác tiết kiệm

- Tăng cường quản lý của nhà nước

- Mọi người cùng tham gia chống các hành vi phá rừng.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

Ngày soạn:  20 - 04 - 2015                                   Tiết thứ: 34 (theo PPCT)                                                Tuần thứ: 35

Lớp

12 C9

12 C10

12C11

12 C12

Ngày dạy

21/04

21/04

21/04

21/04

Sĩ số

 

 

 

 

THỰC HÀNH

 Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập tình huống

 

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

  Học sinh nắm và vận dụng được những nội dung bài học để làm một số bài tập thực hành.

2. Về kĩ năng.

  Biết vận dụng những kiến thức đã học đơc và lý giải đựoc các hiện tưởng xảy ra ở địa phương.

3. Về thái độ.

       Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc thực hiện được một số quyền của công dân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Học sinh: học sinh chuẩn bị trước nội dung bài học

III. Phương pháp.

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

   Không

3. Nội dung thực hành

- Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì II và nêu cách vận dụng vào thực tế.

- Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học

-Cho học sinh làm một số bài tập tình huống trong sách bài tập tình huống GDCD mà giáo viên đã lựa chọn.

    Giáo viên đưa ra một số bài tập cho học sinh:

Bài tập 1: Tình huống 10 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 57

Bài tập 2: Tình huống 7 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 56

Bài tập 3: Tình huống 3 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 66

Bài tập 4: Tình huống 6 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 67

Bài tập 5: Tình huống 8 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 68

Bài tập 6: Tình huống 9 sách tình huống Giáo dục công dân 12 trang 68

4. Củng cố.

     - Giáo viện nhấn mạnh những kiến thức cơ bản.

5. Dặn dò nhắc nhở.

     V nhà học bài cũ, làm bài tập cuối bài học và chuẩn b bài mới

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

……………………………………………………………………………………………..................................

…………………………………………………………………………………..................................................

                                                                               NguyÔn §øc HiÕu Tæ Khoa häc x· héi                     Trang 1

nguon VI OLET