Giáo án môn GDCD lớp 12

Tiết thứ: 1

Ngày soạn: 5/8/2014

 

BÀI: AN TOÀN GIAO THÔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

 

 

Tiết thứ: 2

Ngày soạn: 6/8/2014

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG  (Tiết 1)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức: Nêu được khái niệm pháp luật

2.Về kĩ năng: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

3.Về thái độ:  Có ý thức tôn trọng PL, tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

KN hợp tác, KN phân tích, KN tư duy phê phán

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Đọc hợp tác, thảo luận lớp, thảo luận nhóm, xử lí tình huống

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

      - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

      - Có thể sử dụng vi tính,  máy chiếu.

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới: GV cho HS xem một đoạn phim về tình hình trật tự, an tồn giao thông ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. Giới thiệu bài học: Một quốc gia có nên hay không nên quản lí xã hội bằng pháp luật? Vì sao?

Vậy pháp luật có vai trò và giá trị to lớn  như thế nào?

Hoạt động 1  Khái niệm pháp luật

Hoạt động của thầy và trò

GV hỏi: ­ Em hãy kể tên một số luật mà em biết. Những luật đó do cơ quan nào ban hành? 

­ Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?  

­Nếu không thực hiện PL có sao không?                     

 HS: Trả lời

GV giảng: Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về:    

Những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làmVậy pháp luật là gì? (gọi HS đọc SGK)

GV: Nhà nước ban hành pháp luật để làm gì?

HS: theo ý kiến cá nhân

Nội dung kiến thức

1/Khái niệm pháp luật:

 

a) Pháp luật là gì ?

 - Nội dung :

 

+ Pháp luật là những quy tắc xử sự chung

+ Do nhà nước ban hành

+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện

 

 

- Ý nghĩa( tác dụng) :

Để xác định giới hạn đối với việc sử dụng quyền tự do quá mức của mỗi người.

Nói cách khác : Bảo vệ tự do, lợi ích của các cá nhân và thiết lập trật tự an toàn xã hội.

* Kết luận : Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước mới được phép ban hành.

b.Hoạt động 2:  Các đặc trưng của pháp luật

Hoạt động của thầy và trò

GV:  Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện ở những nội dung nào? Cho ví dụ minh hoạ?                                 

 HS trả lời.

GV giảng:

Tính quy phạm: những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung.

Nội dung kiến thức

b) Các đặc trưng của pháp luật:

    *Tính quy phạm phổ biến( khuôn mẫu phổ biến) :

-Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực  đời sống xã hội.

VD : Thực hiện việc dừng đèn đỏ khi tham gia GT được áp dụng trong cả nước

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

 GV: Tại sao nói, PL có tính quy phạm phổ biến ?

 

 

 

 

 

b/Tính quyền lực, bắt buộc chung

GV:   Tại sao PL mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Ví dụ minh hoạ.                                   

HS trả lời.

VD: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu...

GV: Em có thể phân biệt sự khác nhau giữa PL với quy phạm đạo đức?                                    

HS trả lời.

GV: Việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bị dư luận xã hội phê phán.

VD : VPPL tuỳ theo mức độ có thể bị tử hình

VP nội quy của đạo đức bị khai trừ khỏi Đảng

c/Tính chặt chẽ về mặt hình thức:

GV: (Điều 64). Phù hợp với Hiến pháp , Luật hôn nhân gia đình năm 2000 khẳng định quy tắc chung “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” +Điều 34

 

- Tính quy phạm phổ biến là những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung

VD : Đèn đỏ mọi người đều phải dừng xe

 

*Tính quyền lực, bắt buộc chung:

- Pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước (được nhà nước đảm bảo thi hành bằng giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế)

 

- Được thực hiện trong cả nước, không phụ thuộc và ý chí chủ quan của bất kỳ ai.

(đây chính là sự khác nhau giữa pháp luật với các loại quy phạm khác)

 

 

 

*Tính chặt chẽ về hình thức:        

-Hình thức thể hiện của PL là các VBQPPL(đòi hỏi):

+ Nội dung câu chữ phải chính xác, một nghĩa, ngôn ngữ phổ thông

VD : yết thị

+ Các văn bản quy phạm pháp luật chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành

-Nội dung của tất cả các VBPL đều phải phù hợp và không trái với hiến pháp ( vì HP là đạo luật cơ bản của NN có hiệu lực pháp lí cao nhất)

c/Thực hành, luyện tập: Gợi ý: Kẻ bảng  và điền nội dung:

 

Đạo đức

Pháp luật

Nguồn gốc (h. thành )

Hình thành từ đời sống

 

Các QTXS trong ĐS XH, được NN ghi nhận thành các QPXH

Nội dung

Các QN, c/mực thuộc đời sống TT, TC của con người (về thiện, ác, công bằng, danh dự, nhân phẩm, nghĩa vụ,…)

Các QTXS (việc được làm, việc phải làm ,việc không được làm)

Hình thức thể hiện

Trong nhận thức, tình cảm của con người.

Văn bản quy phạm pháp luật

P/thức tác động

Dư luận xã hội

Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước

4/Củng cố, vận dụng:  

-GV phát phiếu học tập cho HS đã chuẩn bị từ trước

-Chốt lại các kiến thức cơ bản.

5/Hướng dẫn về nhà:

-Làm bài tập trong SGK 

-Xem trước phần 2: Bản chất của pháp luật.

VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

 

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

Tiết thứ: 3

Ngày soạn: 28/8/2014

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 2)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:  Bản chất của PL, quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

2.Về kĩ năng: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

3.Về thái độ:   Có ý thức tôn trọng PL; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

KN hợp tác, KN phân tích, KN tư duy phê phán

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Đọc hợp tác, thảo luận lớp, thảo luận nhóm, xử lí tình huống

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:  Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to, có thể sử dụng vi tính

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới:

Hoạt động 1:  Bản chất của pháp luật.

Hoạt động của thầy và trò

GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn để yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK

VD: - PL chủ nô: Quy định quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ.

- Pháp luật PK: quy định đặc quyền, đặc lợi của giai cấp địa chủ phong kiến và các chế tài hà khắc đối với nhân dân lao động.

- PL tư sản: thể hiện ý chí của giai cấp tư sản, các quyền tự do dân đối với nhân dân lao động chỉ là hình thức.

­ Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào?

 

Hoạt động 2:  Về bản chất xã hội của pháp luật

GV: Theo em, do đâu mà NN phải đề ra PL? Em hãy lấy ví dụ chứng minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung kiến thức

2/Bản chất của pháp luật.

 a)Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị

( Học thuyết của M và A về nhà nước và pháp luật đã khẳng định: Páp luật TS chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được nâng lên thành luật)

 

- PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì PL do NN – đại diện cho giai cấp cầm quyền, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

 

 

b)Bản chất XH của PL
­ Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội (do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi):

 

VD: Pháp luật BVMT quy định: Nghiêm cấm thải các chất thải chưa được xử lí... vào đất, nguồn nước. Chính là vì quy định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống  XH: Cần có đất và nguồn nước trong sạch để để đảm bảo cho sức khoẻ, cuộc sống của con người và toàn xã hội.

­ Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội:

+ Pháp luật không phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà phản ánh nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

 

VD: Pháp luật tư sản ngoài việc thể hiện ý chí của GCTS còn phải thể ở mức độ nào đó ý chí của các giai cấp khác nhau trong XH như: CN, ND, trí thức.

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

Tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở mức độ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào tình hình chính trị trong và ngoài nước, điều kiện KTCT ở mỗi nước...

 

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội  vì sự phát triển của xã hội:

Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

Hoạt động của thầy và trò

Mối quan hệ giữa pháp luật đạo đức.

GV: Mối quan hệ giữa PL với đạo đức

-Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng.

-Tuy nhiên, ngoài quan niệm ĐĐ của giai cấp cầm quyền, trong XH còn có quan niệm về đạo đức của các giai cấp, tầng lớp khác

GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ.

GV kết luận:

+ Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ KT

+ Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cầm quyền.              

+ Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan điểm đạo đức.

Nội dung kiến thức

3/Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

-PL và ĐĐ đều tập trung vào điều chỉnh để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau. Tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của PL hẹp hơn phạm vi điều chỉnh của ĐĐ vì thế có thể coi nó là “ĐĐ tối thiểu” phạm vi điều chỉnh của ĐĐ rộng hơn => “PL tối đa”

­ Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.

­Đạo đức là những quy tắc xử sự điều chỉnh hành vi thái độ con người một cách tự giác bởi niềm tin, lương tâm và dư luận của xã hội vì thế nó mang tính tự nguyện không bắt buộc

c/Thực hành, luyện tập:

Nhận định:

-Ở một quốc gia, do cùng một giai cấp cầm quyền thống trị thì ở những giai đoạn phát triển khác nhau pháp luật có sự thay đổi hay không? Vì sao?

-Có ý kiến cho rằng: “Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

4/Củng cố, vận dụng:  

-GV phát phiếu học tập cho HS đã chuẩn bị từ trước

-Trình bày thêm sơ đồ 3 mối quan hệ PL với Đạo đức.

-Chốt lại các kiến thức cơ bản.

5/Hướng dẫn về nhà:

-Làm bài tập trong SGK

-Xem trước phần 3 : Vai trò của PL trong đời sống XH.

VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

Tiết thứ: 4

Ngày soạn: 2/9/2014

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG  (Tiết 3)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:  Hiểu được vai trò của PL đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.

2.Về kĩ năng:  Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

3.Về thái độ:   Có ý thức tôn trọng PL; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 KN hợp tác, KN phân tích, KN tư duy phê phán

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 Thảo luận nhóm, xử lí tình huống

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:  Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới:

Hoạt động 1:   Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

Hoạt động của thầy và trò

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

GV: cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho phần thảo luận của nhóm mình.

Để quản lí xã hội, nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó pháp luật là phương tiện quan trọng nhất.

-Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?

-Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất, vì  sao?

Hs: Thảo luận nhóm

GV tổng kết ý kiến tranh luận của HS, phân tích những mặt hợp lí, chưa hợp lí đối với việc sử dụng phương tiện QL một chiều nếu không được sử dụng phối hợp với các phương tiện khác.

GV giảng ( Kết hợp phát vấn HS):

-Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.

-QL bằng PL sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng.

 

Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào ?

Nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để “dân biết” và “dân làm” theo pháp luật.

Nội dung kiến thức

4/Vai trò của PL trong đời sống xã hội

 a)Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

­ Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư  tưởng, đạo đức, … Nhờ có PL, NN phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.

 

­ Quản lí bằng PL là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất, vì:

+ Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung , phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.

+ Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong tồn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

 

 

­ Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là:

+Nhà nước ban hành pháp luật (phải có các văn bản pháp luật)

+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân (phải làm cho dân biết PL, biết quyền và nghĩa vụ của mình)

+ Thực hiện trên quy mô toàn xã hội.

Hoạt động 2:  Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

   GV giảng:

           Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, KT, dân sự, văn hóa và XH được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền CD, được quy định trong HPluật.

    GV yêu cầu HS tìm ví dụ minh hoạ

    Thảo luận tình huống :

            Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh Thiện.

Câu hỏi :  Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng PL không ?  Trong trường hợp này, PL có cần thiết đối với CD không ?

GV: Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:


­ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình:

+ Thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình.

VD: Hiến pháp và Luật DN quy định quyền tự do kinh doanh của CD, trên cơ sở này công dân có thể thực hiện quyền KD phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.

 

 

­ Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ  các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Các quy định về thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp khiếu nại  và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được quy định trong các luật về lao động, hành chính....

c/Thực hành, luyện tập:

   Vẽ sơ đồ tư duy

 

 

 

 

 

 

 

4/Củng cố, vận dụng:  

-GV phát phiếu học tập cho HS đã chuẩn bị từ trước

-Trình bày thêm sơ đồ 3 mối quan hệ PL với Đạo đức.

-Chốt lại các kiến thức cơ bản.

5/Hướng dẫn về nhà:

-Làm bài tập 1 – 2 trong SGK trang 10 –11  

-Làm bài tập 3,4,5 trong SGK trang 11

-Xem trước phần 3 : Vai trò của PL trong đời sống XH.

VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

Tiết thứ: 5

Ngày soạn: 10/9/2014

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:

      - Nêu được các khái niệm thực hiện PL, các hình thức và các giai đoạn thực hiện PL

     - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ; các loại vi phạm pháp luật  và trách nhiệm pháp lí.

2.Về kĩ năng: Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

3.Về thái độ:  -Có thái độ tôn trọng pháp luật

      - Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán  những hành vi làm trái quy định pháp luật .

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

  KN tìm và xử lí thông tin, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề, KN tư duy phê phán

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Thảo luận lớp, nhóm, tranh luận, xử lý tình huống

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:  Tranh, ảnh, sơ đồ, có thể sử dụng vi tính,  máy chiếu.

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới: Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc có thể sai (vi phạm pháp luật). Vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể làm ra pháp luật và dùng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội sẽ làm gì để bảo đảm quá trình đưa pháp luật vào đời sống xã hội đạt hiệu quả và xử lí các VPPL nảy sinh như thế nào? Đó là nội dung bài 2

Hoạt động 1 Khái niệm thực hiện pháp luật

Hoạt động của thầy và trò

  Để quản lí xã hội, nhà nước không chỉ ban hành pháp luật mà cần phải làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống xã hội, được các cá nhân, tổ chức cơ quan tôn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ.

GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống ở đoạn Cùng quan sát trong SGK

Mục đích của việc xử phạt đó là gì?

Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi đến khái niệm trong SGK.

 

 

 

GV giảng mở rộng: Hành vi hợp pháp ?

-Làm những việc mà PL cho phép làm.

-Làm những việc mà PL quy định phải làm.

-Không làm những việc mà pháp luật cấm.

Nội dung kiến thức

1/Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật

 

 

a)Khái niệm thực hiện pháp luật

( Thực hiện pháp luật là gì?)

   - Là hành vi của con người phù hợp với những quy định của PL ( Nói cách khác: Thực hiện PL là hành vi hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức). Vậy thế nào là hành vi hợp pháp?

- Hành vi hợp pháp là hành vi không trái, không vượt quá các quy định của PL, có lợi cho Nhà nước, XH, CD

+ Làm những việc mà pháp luật cho phép làm

+ Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm

+ Không làm những việc mà pháp luật cấm

* KẾT LUẬN:

Thực hiện pháp luật là quy trình hoạt động có mục đích của con người làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức..

VD: CD thực hiện đúng luật giao thông đường bộ

Hoạt động 2:  Các hình thức thực hiện pháp luật

Hoạt động của thầy và trò

GV kẻ bảng: Các hình thức thực hiện PL. Chia lớp thành 4 nhóm, đánh số thứ tự và phân công nhiệm vụ từng nhóm tương ứng với thứ tự các hình thức thực hiện PL t

Nội dung kiến thức

b)Các hình thức thực hiện pháp luật
 

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

rong SGK ..

Các ví dụ minh hoạ:

+ Sử dụng pháp luật

Ví dụ : Công dân A gửi đơn khiếu nại Giám đốc Công ty khi bị KL cảnh cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

+ Thi hành pháp luật (xử sự tích cực)

Ví dụ : Cơ sở sản xuất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. (Tích hợp giáo dục môi trường)

+ Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động)

Ví dụ : Không tự tiện chặt cây phá rừng... + +Áp dụng pháp luật

Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định cụ thể.    Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lý người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

GV lưu ý:  Để khắc sâu kiến thức, phát triển tư duy HS.

Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của người thực hiện.

+ Khác nhau: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

­ Sử dụng pháp luật :

Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.


 

­ Thi hành pháp luật :

Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

­ Tuân thủ pháp luật :

Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.

­ Áp dụng pháp luật :

Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Các giai đoạn thực hiện pháp luật

- Giai đoạn 1: Giai đoạn xác lập quan hệ PL: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành 1 quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh

 

VD: Quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng chỉ xuất hiện sau khi quan hệ HN được xác lập

- Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ PL thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

 

VD: Sau khi quan hệ HN được xác lập, vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Ngoài ra: Trong một số trường hợp xuất hiện giai đoạn thứ 3( ko phải là giai đoạn bắt buộc trong quá trình thực hiện pháp luật) Giai đoạn này chỉ xuất hiện khi cá nhân, tổ chức vi phạm PL thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ can thiệp.

* KẾT LUẬN: quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi mỗi cá nhân, tổ chức(đặc biệt là các cơ quan công chức nhà nước) tham gia vào các quan hệ PL đều chủ động, tự giác thực hiện đúng đắn quyền và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.

 

c/Thực hành, luyện tập:

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

 

Sử dụng pháp luật

Thi hành pháp luật

Tuân thủ Pháp luật

Áp dụng pháp luật

Chủ thể

 

 

 

 

Vi phạm

 

 

 

 

Yêu cầu đối với chủ thể

 

 

 

 

4/Củng cố, vận dụng:

-Thực hiện PL là gì? Em hãy phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện PL

-GV yêu cầu các em phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật.

5/Hướng dẫn về nhà:

-Làm bài tập SGK

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)

- Đọc trước phần 2 của bài

VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều


Giáo án môn GDCD lớp 12

Tiết thứ: 6

Ngày soạn: 20/9/2014

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 2)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức: Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm pháp luật  và trách nhiệm pháp lí.

2.Về kĩ năng: Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

3.Về thái độ:   - Có thái độ tôn trọng pháp luật ,

- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng PL và phê phán  những hành vi làm trái quy định PL

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

KN tìm và xử lí thông tin, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề, KN tư duy phê phán

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Thảo luận lớp, nhóm, tranh luận, xử lý tình huống.

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:  Tranh, ảnh, sơ đồ, có thể sử dụng vi tính,  máy chiếu.

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới:

Hoạt động 1: Vi phạm pháp luật

Hoạt động của thầy và trò

( Tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng vào phần: Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí)

GV giảng: trong đời sống xã hội , các quy định của PL thường được các cá nhân, tổ chức, cơ quan tự nguyện thực hiện. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội vẫn xảy ra nhiều hiện tượng ko thực hiện đúng PL. Khoa học pháp lí gọi đó là VPPL. Vậy thế nào là VPPL? Các yếu tố và dấu hiệu cấu thành của có là gì?

Các dấu hiệu vi phạm pháp luật:

°Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật.

+ Hành động cụ thể: Nhập cảnh, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch;…

+ Không hành động: Người kinh doanh không nộp thuế cho Nhà nước

°Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

 

GV có thể yêu cầu HS giải thích rõ: Thế nào là năng lực trách nhiệm p/ lí? Những người nào đủ và không đủ năng lực trách nhiệm p/lí ?

+Người nào đủ NLPL? Người đủ 16t trở lên chịu TN về mọi hành vi VPPL của mình.

+ Trẻ em dưới 14 tuổi là người chưa có NLTNPL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung kiến thức

2/Vi phạm PL

a)Vi phạm pháp luật và những dấu hiệu cơ bản của VPPL

 

 

­  Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

 + Hành vi đó có thể là hành động - làm những việc không được làm theo quy định của PL hoặc không hành động - không làm những việc phải làm theo quy định của PL

+ Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

 

­ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

   Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức,  điều khiển  và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi  của mình.

+ NLPL của con người phụ thuộc: độ tuổi, tình trạng SK, tâm lí

VD: Người tâm thần: Không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, nếu có hành vi trái PL ko bị coi là VPPL.

 

+ Hành vi trái pháp luật của trẻ em (dưới 14 tuổi): Theo quy định của PL không bị coi là vi phạm pháp luật vì trẻ em còn ít tuổi, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình nhưng chưa có khả năng nhận thức được hậu quả của hành vi trái PL do mình gây ra.

 

1

Phan Vũ Diễm Hằng                                                                                                          Trường THPT Nguyễn GiaThiều

nguon VI OLET