Ngày soạn: 05 / 08/ 2020
Tuần: 1
Tiết PPCT: 1

PHẦN THỨ NHẤT
CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC
BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
(3 Tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
Về kiến thức
- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của Triết học.
- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
Về kĩ năng:
- Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, phương pháp luận biện chứng hay phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ
- Có ý thức trau dồi thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về thế giới quan, thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm
- Kĩ năng giải quyết vấn đề về tình huống
- Kĩ năng tư duy phê phán những quan niệm duy tâm của thế giới quan duy tâm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Giảng giải, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề,
- Thảo luận nhóm, kể chuyện.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV Giáo dục công dân lớp 10, sách chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống
- Sơ đồ về vấn đề cơ bản của triết học.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức bài học
V.Tiến trình dạy học:
1.Vào lớp ổn định tổ chức.
2.Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính


GV : Đặt vấn đề :
Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức chúng ta cần có một thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức ấy.
Theo ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại – Triết Học có nghĩa là ngưỡng mộ sự thông thái nghĩa này được hình thành là do giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển của mình Triết học ra đời từ thời cổ đại, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. triết học Mác- Lênin là giai đoạn phát triển cao, tiêu biểu cho Triết học với tư cách là một môn khoa học.
GV sử dụng phương pháp đàm thoại và chứng minh giúp HS hiểu được vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học qua đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của nó. Chúng ta học nhiều môn học từ cấp 1 đến giờ, mỗi môn học có đối tượng nghiên cứu riêng , triết học cũng không ngoại lệ.
- GV : lấy VD đối tượng nghiên cứu các môn hoa học
- HS trả lời theo gợi ý của giáo viên.
- HS trả lời các câu hỏi sau:
*Khoa học tự nhiên bao gồm những môn khoa học nào?
VD về khoa học tự nhiên :
- Toán : Đại số, hình học.
- Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử.
- Hóa học : Nghiên cứu sự biến đổi của các chất.
VD về khoa học xã hội:
- Văn học : hình tượng , ngôn ngữ (câu từ, ngữ pháp…)
- Lịch sử : Nghiên cứu lịch sử của 1 dân tộc, quốc gia và của xã hội loài người...
- Địa lý: điều kiện tự nhiên, môi trường.
Về con người :
Tư duy, quá trình nhận thức.
- HS trả lời cá nhân.
- HS : cả lớp nhận xét.
Các bộ môn của khoa học tự nhiên nghiên cứu những quy luật riêng, quy luật của lĩnh vực cụ thể.
- GV : giảng giải :
Để nhận thức và cải tạo thế giới nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những môn khoa học ấy. Quy luật của triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, nhưng bao quát hơn từ những vấn đề chung nhất phổ biến nhất
- HS ghi bài vào tập.
- GV giảng giải:
Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan phương pháp luận của khoa học.
- Do đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên xã hội và con người nên vai trò của triết học sẽ là:
nguon VI OLET