Tuần 1

Tiết 1  Bài 1: TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ

Ngày soạn: 18/8/2019

Ngày dạy: 20/8/2019

I/ Mục tiêu bài học: Sau bài học này, học sinh sẽ giải quyết được các vấn đề sau:

1/ Về kiến thức:

- Lí giải được sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người vì vậy cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

- Giải thích được vì sao phải tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

- Biết và tự thực hiện được việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

2/ Về kĩ năng:

* Kỹ năng bài dạy:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.

* Kỹ năng sống: Biết lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe, phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể.

3/ Về thái độ: Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

4/ Các năng lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh qua bài học:

- Năng lực tự học (tự nghiên cứu thông tin trong bài; tự tìm kiếm và xử lí thông tin về vấn đề tự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thân thể từ các nguồn, kênh khác nhau: trao đổi, thảo luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm cá nhân với thầy, với bạn từ đó để tự rút ra được những kiến thức, kĩ năng cần thiết về  tự chăm sóc rèn luyện thân thể cho bản thân.)

- Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn có liên quan đến việc rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân.)

- Năng lực tư duy phê phán (nhận xét, đánh giá các hành vi, việc làm tự chăm sóc sức khỏe của bản thân và của người khác.)

5/ Nội dung lồng ghép GD:

* Nội dung tích hợp GD pháp luật: Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.

* Nội dung GD tích hợp Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống: Bài 1: Đôi chân Bác Hồ.

* Nội dung lồng ghép GDBV môi trường, VSAT thực phẩm.

  + Môi trường trong sạch hay ô nhiễm đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

  + Mỗi HS cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm vệ sinh ở gia đình, trường học, khu nội trú, khu dân cư.

  + Ăn uống sạch sẽ, thực hiện khâu ăn chín uống sôi, không ăn những đồ bị hư, thiu...tiết canh.

* Nội dung lồng ghép GD phòng chống Ma túy và chất gây nghiện.

- GDHS không chỉ ăn uống đủ chất, luyện tập TDTT mà còn cương quyết không sử dụng các chất kích thích và ma túy vào cơ thể.

II/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan, phát vấn, thảo luận, nêu gương.

- Kĩ thuật động não, viết tích cực.

III/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên chuẩn bị:

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu chuẩn KTKN môn GDCD, SGK, SGV 6.


- Một số tư liệu; tranh ảnh minh họa cho bài học. Phiếu học tập

2/ Học sinh chuẩn bị:

- Bài tập thể dục giữa giờ.

- Tranh ảnh minh họa cho bài dạy, phiếu học tập, bút lông ...

IV/ Xây dựng kế hoạch dạy học.

1/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

a/ Mục tiêu: HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

b/ Phương thức tổ chức hoạt động:

- GV mời 1 HS lên tập bài bài tập thể dục

- Giáo viên đặt câu hỏi:

 + Theo em, mục đích của việc tập thể dục để làm gì?

+ Bản thân em thường xuyên tập thể dục không?

+ Khi tập thể dục thường xuyên em thấy cơ thể và tinh thần của mình như thế nào?

- Học sinh trả lời.

- Giáo viên nhận xét và chuyển ý giới thiệu bài mới.

c/ Sản phẩm mong muốn từ hoạt động: HS được cởi mở chia sẻ những điều em đã biết và muốn biết về việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

2/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

2.1/ Hướng dẫn HS tìm hiểu phần truyện đọc: Mùa hè kì diệu.

a/ Mục tiêu: Biết được việc chăm sóc và rèn luyện thân thể qua truyện đọc.

b/ Phương thức tổ chức hoạt động:

- Dựa vào truyện đọc Mùa hè kì diệu GV tổ chức cho HS thảo luận theo bàn:

 Câu hỏi:

  + Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?     

  + Em học được điều gì từ bạn Minh?

- HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL.

Sức khỏe rất cần cho mỗi người, con người có sức khỏe thì mới tham gia tốt các hoạt động như học tập, lao động, vui chơi, giải trí.

d/ Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS rút ra bài học về cách chăm sóc và rèn luyện thân thể cho  chính bản thân.

2.2/ Tìm hiểu về sức khỏe.

a/ Mục tiêu: Học sinh hiểu được quan niệm về sức khỏe và các biểu hiện của sức khỏe.

b/ Phương thức tổ chức hoạt động:

- HS quan sát 2 bức ảnh về buổi tập thể dục và thảo luận với một bạn khác để trả lời các câu hỏi sau:

4             Kết quả hình ảnh cho hình ảnh về tập thể dục buổi sáng

 + Mô tả hoạt động diễn ra trong từng bức ảnh?

+ Các hoạt động đó có tác dụng như thế nào đối với con người nói chung?

- Học sinh tiến hành thảo luận. (theo bàn)

- Giáo viên mời đại diện một số bàn trình bày, nhận xét, bổ sung.


- Giáo viên nhận xét, kết luận: Các bạn học sinh, các cô, các bác thường xuyên tập thể dục đó là cách để tự chăm sóc và rèn luyện thân thể của mỗi người.

- Giáo viên phát phiếu học tập HS thảo luận theo “cặp đôi chia sẻ”.

+ Câu hỏi: Hãy tìm hiểu các biểu hiện về sức khỏe của con người (theo mẫu dưới đây).

Sức khỏe

Biểu hiện

Sức khỏe thể chất

Sức khỏe tinh thần

- Cơ thể phát triển cân đối, không béo phì, còi xương hay suy dinh dưỡng.

………………………………………………………………................................................................................................................……………………………....

- Luôn vui vẻ, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

…………………………………………………………................................................................…………………………………………………………

- Học sinh tiến hành thảo luận.

- Giáo viên mời một số học sinh trình bày, so sánh đối chiếu và bổ sung. Giáo viên nhận xét, kết luận: 

Sức khỏe

Biểu hiện

Sức khỏe thể chất

Sức khỏe tinh thần

- Cơ thể phát triển cân đối, không béo phì hoặc còi xương, suy dinh dưỡng.

- Thể lực tốt, dẻo dai, nhanh nhẹn.

- Cơ thể có khả năng chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết như: mưa, nắng, gió ....

........

- Luôn vui vẻ, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Bản thân thấy thanh thản, suy nghĩ lạc quan, yêu đời.

- Sống thăng bằng và hài hòa giữa lí trí và tình cảm.

...............

 + Từ những nội dung các em được tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết sức khỏe là gì? Sức khỏe có cần thiết cho mỗi người không? sao?

- HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm:

+ Câu hỏi: Kể ít nhất 5 việc làm hoặc 5 hoạt động chứng tỏ có sức khỏe thì mới hoàn thành tốt việc làm hoặc hoạt động đó?

- Học sinh tiến hành thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV lồng ghép GDHS: Mọi công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.

- GV chốt ý:

 Sức khỏe là vốn quý nhất đối với mỗi con người, vì vậy phải biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn luyện để có thân thể, sức khỏe tốt.

c/ Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS hiểu được sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người.

2.3/ Lí giải được vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

a/ Mục tiêu: giải được vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

b/ Phương thức hoạt động:

- HS đọc câu truyện “Đôi chân Bác Hồ” – Sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống (trang 4,5).

- HS làm việc cá nhân.

 + Việc đi bộ nhiều của Bác là do Bác thích đi bộ hay vì một lí do nào khác?

+ Trong lúc Bác đi bộ, Bác còn kết hợp những việc gì? Bí quyết đi bộ nhiều của Bác là gì?


- HS trình bày, nhận xét. GVKL.

- GV nêu vấn đề để HS suy ngẫm về 2 ý kiến sau:

- Ý kiến của Trung: Tự chăm sóc sức khỏe giúp mình có cơ thể khỏe mạnh, cân đối, sức chịu đựng dẻo dai, nhờ đó việc học tập, lao động của mình rất tốt, lúc nào mình cũng thấy tinh thần sảng khoái, vui vẻ và lạc quan.

- Ý kiến của Hòa: Mình chẳng biết chơi môn thể thao nào, tập thể dục đối với mình là một cực hình. Mình thích gì thì ăn đấy, ăn càng nhiều càng tốt, thế mà mình có sao đâu, vẫn khỏe mạnh chẳng kém ai. Theo mình, sức khỏe là trời cho, không cần phải chăm sóc.

+ Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?

- HS trả lời, nhận xét.

+ Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào?

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- GV chốt ý: 

Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể giúp cơ thể khỏe mạnh, cân đối, sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được mọi sự biến đổi của môi trường do đó học tập, làm việc hiệu quả, tinh thần sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.

* HS thảo luận theo bàn: Nếu không biết tự rèn luyện và chăm sóc sức khỏe thường xuyên sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cho ví dụ thực tế để minh họa.

- HS thảo luận, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và nhấn mạnh: Nếu không biết tự rèn luyện và chăm sóc sức khỏe, cơ thể chúng ta sẽ phát triển không cân đối, sẽ bị suy yếu, mất dần sự nhanh nhẹn, dẻo dai, suy giảm khả năng chống đỡ với các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường trở nên dễ mệt mỏi, hay đau ốm, bệnh tật, suy giảm trí nhớ, sự minh mẫn, hạn chế hiệu quả học tập và làm việc…

c/ Sản phẩm mong muốn từ hoạt động: HS hiểu được ý nghĩa của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

2.4/ Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể như thế nào?

a/ Mục tiêu: Học sinh biết được các cách thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

b/ Phương thức hoạt động:

+ Hàng ngày em thường làm những công việc gì? Những công việc đó mang lại lợi ích gì cho em?

- HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét.

- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận theo bàn:

+ Câu hỏi: Em đã có những cách nào để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

- HS tiến hành thảo luận, trình bày, nhận xét. GVKL.

- HS hoàn thành bảng sau:

Những việc làm có lợi cho sức khỏe

Giải thích lí do

- Tập thể dục thể thao

- Ăn uống điều độ

- Ngủ nghỉ đúng giờ.

…….

- Cơ thể cường tráng, dẻo dai ........

- Thân hình phát triển cân đối ..........

- …………………….........................

 

Những việc làm có hại cho sức khỏe

Giải thích lí do

- Hút thuốc lá.

- Uống rượu, bia.

- Thức khuya.

………………………

- Nguy cơ gây bệnh: ung thư phổi .......

- Mất lí trí, đầu óc không tỉnh táo ....

-         …………………………………….

-         ........................................................

- HS làm việc cá nhân về những việc làm có hại cho sức khỏe.

 + Em biết gì về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khỏe con người?


+ Nếu em bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo hút thuốc lá và uống rượu thì em sẽ làm gì?

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL và GD HS phòng chống ma túy và chất gây nghiện: Là HS các em phải cương quyết không sử dụng ma túy và các chất kích thích khác (rượu, bia, thuốc lá ...) vì những chất đó ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi ngườivào cơ thể.

- Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ một tấm gương tốt mà em biết (có thể của bạn trong lớp, trong trường hoặc của người thân trong gia đình hay qua đài báo ti vi …) về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

- Mỗi nhóm chọn một tấm gương tiêu biểu để kể trước lớp.

 + Đối với những bạn HS chưa biết cách tự chăm sóc sức khỏe như ngủ dậy muộn, thức khuya, hút thuốc ... em có suy nghĩ như thế nào?

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận.

 + Em đã tự chăm sóc sức khỏe của mình như thế nào? Cho ví dụ minh họa?

- HS chia sẻ các cách đó với bạn em.

- HS trình bày, bổ sung. GV nhận xét.

+ Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể mỗi người chúng ta cần phải làm như thế nào?

- HS trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chốt ý. 

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân (vệ sinh răng miệng, tai ....)

- Ăn uống, sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh .

- Học tập nghỉ ngơi hơp lý, luyện tập TDTT thường xuyên.

- Phòng bệnh cho bản thân, khi mắc bệnh phải tới trạm y tế.

- Khắc phục những thói quen có hại như ngủ dạy muộn, ăn đồ tái sống, để sách quá gần khi đọc, viết ....

- GV giáo dục cho HS các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người:

  + Môi trường trong sạch hay ô nhiễm đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

  + Mỗi HS cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm vệ sinh ở gia đình, trường học, khu nội trú, khu dân cư.

  + Ăn uống sạch sẽ, thực hiện khâu ăn chín uống sôi, không ăn những đồ bị hư, thiu...tiết canh.

c/ Sản phẩm mong muốn từ hoạt động: HS biết được các cách để tự chăm sóc và rèn luyện thân thể của bản thân

3/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

a/ Mục tiêu: HS củng cố và hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

b/ Phương thức hoạt động:

- HS là việc cá nhân thực hiện bài tập trắc nghiệm khách quan. Trong quá trình thực hiện HS có thể trao đổi với bạn bè hoặc thầy,cô giáo. 

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng.

Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện sự khuyên bảo về chăm sóc sức khỏe?

A. Ăn vóc học hay.      B. Học ăn, học nói, học gói học mở.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.    D. Đói ăn rau, đau uống thuốc.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây có lợi cho sức khỏe?

A. Đi ngoài nắng về tắm nước lạnh ngay.  B. Khi ngủ trùm chăn kín đầu.

C. Mắc màn khi đi ngủ.     D. Sử dụng các chất kích thích.

Câu 3:  Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

A. Chỉ cần ăn nhiều là cơ thể sẽ khỏe mạnh.

B. Muốn có sức khỏe tốt nên suốt ngày ở nhà để tránh bụi bản do môi trường bị ô nhiễm.

C. Thường xuyên luyện tập thể thao kết hợp với ăn uống điều độ thì mới có sức khỏe tốt.

D. Môn thể thao nào cũng phải tham gia thì mới có sức khỏe tốt.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây là biết cách thể hiện tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

A. Mỗi buổi sáng Đông đều tập thể dục.

B. Vì học buổi chiều nên Tuấn thường ngủ đến 10 giờ mới dạy.


C. Đang đi ngoài nắng về Đức tắm nước lạnh ngay.

D. Đã bốn ngày, Nam không thay quần áo vì trời lạnh.

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chốt lại ý đúng.

c/ Sản phẩm mong muốn từ hoạt động: HS vận dụng kiến thức đã học để làm được các bài tập và tự đặt ra kế hoạch chăm sóc và rèn luyện thân thể của bản thân.

4/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

* Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày ở khu Nội trú:

- Xây dựng kế hoạch theo yêu cầu sau:

+ Mục đích: .........................................................................................................................

+ Những bài tập luyện TDTT: .............................................................................................

+ Thời gian thực hiện hàng ngày: .......................................................................................

+ Nguồn hỗ trợ cho kế hoạch (GVCN, Thầy dạy TD, Thầy TPT Đội, ...) ...........................

- Đánh giá kết quả sau 1 tháng luyện tập và chia sẻ với thầy cô, bạn bè.

- Sưu tầm một số tấm gương tiêu biểu về việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Qua tấm gương đó em học tập được những gì?

* Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………......................................................................………………………………………………………………......................................................................………………………………………………………………......................................................................………………………………………………………………......................................................................

nguon VI OLET