TÊN BÀI DẠY: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ
Môn học: LỊCH SỬ &ĐỊA LÍ – LỚP 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU :
1. Năng lực
* Năng lực Địa Lí
- Nhận thức khoa học địa lí:
+Xác định được trên bản đồ, quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, kinh độ, vĩ độvà toạ độđịa lí trên lược đồ, quả Địa cầu.
+ Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ Thế giới
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức để xác định tọa độ địa lí của một số điểm.
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
2. Phẩm chất
-Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
- Nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thôngqua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Quả Địa Cầu
- Các hình ảnh trong SGK đượcphóng lớn
2. Chuẩn bị của học sinh:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a. Mục tiêu:tạo hứng thú để vào bài học mới.
b. Tổ chức thực hiện
- GV: ngày nay các con tàu ra khơi đều có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí con tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu đang lênh đênh trên biển?
- HS: Trình bày kết quả(HS khác nhận xét và bổ sung
- GV chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
Hoạt động 2. Giải quyết vấn đề
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến (20 phút)
a. Mục tiêu:
Xác định được trên bản đồ, quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu trên lược đồ, quả Địa cầu.
b. Cách tổ chức thực hiện.
- HS quan sát quả Địa Cầu,

/
-HS: xác định trên hình 1.1 các đối tượng sau: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, các kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
HS thảo luận những nội dung sau.

Nhóm
Nội dung

Hình dạng, kích thước Trái Đất
Hình dạng: ....
Kích thước: ....

Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.
Khái niệm:
Kinh tuyến: .....
Kinh tuyến gốc: ....
Vĩ tuyến: ......

So sánh độ dài giữa các kinh tuyến với nhau, giữa các vĩ tuyến với nhau.

- HS thực hiện nhiệm vụ trên phiếu học tập(Trình bày kết quả
- GV: gọi HS nhận xét và bổ sung
- GV kết luận, nhận định
+Kinh tuyến là những đường nối cực B với cực Nam.
+Vĩ tuyến là những đường tròn song song với xích đạo
+ Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin – Uýt ở ngoại ô Luân Đôn - thủ đô nước Anh (đánh số là 0o)
+ Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinhtuyến đông, kinh tuyến tây. Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
+ Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ (20 phút)
a. Mục tiêu:
+ Xác định được trên bản đồ, quả địa cầu: kinh độ, vĩ độvà toạ độđịa lí trên lược đồ, quả Địa cầu.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức để xác định tọa độ địa lí của một số điểm trên lược đồ.
b. Tổ chức thực hiện.
- HS Quan sát hình 1.2 và thông tin SGK, thảo luận cặp đôi các nội dung sau:
/
+Xác định kinh độ, vĩ độ của các điểm A, B, C, D trên hình
+Ghi được toạ độ địa lí của các điểm trên
- HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ học tập(Trình bày
nguon VI OLET