Ngày soạn: …../…../ 2015

Ngày giảng:…./…../ 2015

Tiết 10 - Bài 10: Vẽ tranh

Đề tài  Lễ hội

(Tiết 1)

 

I. Mục tiêu bài học

- HS hiểu ý nghĩa và nội dung một số lễ hội ở nước ta. Kể được tên một số lễ hội và nắm được cách vẽ tranh về đề tài lễ hội.

- HS vẽ được tranh về đề tài lễ hội.

- HS tự hào về truyền thống của dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước.

* Năng lực cần đạt: Tư duy, thực hành sáng tạo, cảm thụ mĩ thuật.

II. Chuẩn bị

1- Giáo viên: -  Tranh, ảnh về một số lễ hội.

                      -  Hình minh hoạ các bước vẽ.

                      -  Bài vẽ của HS năm trước về đề tài lễ hội.

2- Học sinh:  -  Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài lễ hội.

                      - Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.

3. ứng dụng CNTT: Không.

III.Tổ chức các hoạt động dạy học.

  1. ổn định tổ chức,1’
  2. Kiểm tra. 2’

-       Trình bày các bước vẽ tranh đề tài.

*GV gtb:

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Năng lực cần đạt

HĐ 1.Hướng dẫn HS tìm chon nội dung đề tài.6’

- Cho HS kể tên một số lễ hội của nước ta.

- Quê em có những lễ hội gì?

- Giới thiệu một số tranh, ảnh về các lễ hội.

- Lễ hội có những hoạt động gì?

- Em thích hoạt động nào nhất trong lễ hội?

- Giới thiệu một số tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội.

- Không khí lễ hội diễn ra ntn?

- Em có nhận xét gì về mầu của lễ hội các bức tranh này?

GV:

-  Mỗi vùng miên có một lễ hội khác nhau; VD : Lễ hội đầu xuân, Lễ hội rước thành Hoàng làng, lễ hội cầu mưa…tuỳ theo hiểu biết sở thích cảm hứng lựa chon lễ hội mình yêu thích.

HĐ2: Cách vẽ: 5’

- Gọi HS trình bày các bước vẽ tranh đề tài.

- Đưa hình minh hoạ và hướng dẫn các bước vẽ.

- Giới thiệu một số bài tham khảo của HS năm trước.

- GV nhận xét, bổ sung và định hướng cách vẽ cho HS.

HĐ3: Thực hành: 20’

- GV gợi ý HS tìm chọn lễ hội mình yêu thích.

- GV quan sát và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ.

HĐ 4: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: 5’

- GV trưng bày bài vẽ hoàn thành của HS hướng dẫn HS nhận xét bài của mình và của bạn về: nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc. Tìm ra bài đẹp mình thích.

HĐ 5: GV nhận xét(3’)

- GV nhận xét bài thông qua sự tiến bộ và năng lực của từng học sinh.

I. Tìm chon nội dung đề tài.

- Hội chọi trâu( Hải Phòng).

- Hội Đền Hùng (Phú Thọ).

- Hội chùa hương Hà Tây

- Hội Suối Mỡ, hội đình làng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.Cách vẽ.

+B1: Tìm, chọn nội dung đề tài.

+B2: Xác định mảng chính, mảng phụ.

+B3: Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau.

+B4:Sửa hình và vẽ mầu.

 

 

III.Thực hành.

Bài tập: Chọn một lễ hội mình yêu thích.

 

IV. Nhận xét đánh giá.

Năng lực quan sát tư duy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Năng lực giải quyết vấn đề.

 

 

 

 

 

-Năng lực thực hành sáng tạo.

 

-Năng lực đánh giá.

 

Năng lực cảm thụ mỹ thuật.

4.Củng cố:(2’)

- GV cho HS nhắc lại nội dung cần vẽ, các bước tiến hành bài vẽ tranh đề tài.

- GV nhận xét bổ sung những kiến thức thiếu hụt ở HS.

5.Hướng dẫn(1’)

- BTVN: Vẽ một bức tranh đề tài lễ hội, khác với nội dung trình bày ở lớp.

- CBBS: Kiểm tra 1 tiết: vẽ tranh đề tài lễ hội.

__________________________________________________________________

 

Ngày soạn: …../…../ 2015

Ngày giảng:…./…../ 2015

 

                 Tiết 11 - Bài 10: Vẽ tranh

Đề tài  Lễ hội (Tiết 2)

Kiểm Tra một tiết

I.Mục tiêu bài dạy:

- HS hiểu ý nghĩa và nội dung của một số Lễ hội ở nước ta

- HS biết cách vẽ tranh đề tài Lễ hội

- HS thêm yêu quê hương và tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.

II.Nội dung kiểm tra:

1. Đề bài: Bằng kiến thức đã học, em hãy vẽ một bức tranh đề tài Lễ hội (thể hiện trên khổ giấy A4, chất liệu màu tuỳ chọn).

2. Đánh giá xếp loại.

+ Đáp án: HS có thể thể hiện và lựa chọn đề tài lễ hội ở các nội dung khác nhau, vùng miền khác nhau. VD: lễ hội đầu xuân, lễ hội rước thành hoành làng, lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa…tuỳ theo hiểu biết, cảm hứng và sở thích, HS tự chọn một lễ hội nào đó để vẽ.

*Yêu cầu.

- Bố cục: chặt chẽ, sắp xếp hình mảng hợp lý.

- Hình ảnh:  Bài vẽ có nội dung, hình ảnh tiêu biểu rõ ràng, có hình ảnh chính phụ.

- Màu sắc thể hiện được lễ hội sống động. Bài vẽ có sự sáng tạo độc đáo.

- Đường nét: rõ ràng

+ Xếp loại: Đạt (Đ); Chưa đạt ( CĐ).

3. Kết quả:

- Số HS chưa kiểm tra:…… em

- Tổng số bài kiểm tra:……..;Trong đó:

9A

9B

9C

9D

Đ

Đ

Đ

Đ

 

 

 

 

 

 

 

 

4.Nhận xét, rút kinh nghiệm:

- Giờ kiểm tra:

- Gv nhận xét giờ làm bài của học sinh.

- Bài làm của học sinh:

+ Ưu điểm:…………………………………………………………………………

+ Tồn tại: ………………………………………………………………………….

+ Bài làm có tính sáng tạo độc đáo: …………………………………………………

+ Lỗi phổ biến: ……………………………………………………………………...

+ Những học sinh có bài làm xuất sắc:

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………….

5.Hướng dẫn học bài ở nhà.

- Xem trước bài 12: Trang trí hội trường.

- Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.

 

nguon VI OLET