GV: Nguyeãn Thò Nieâm - THPT Quỳnh Côi – GDCD12

Tiết thứ: 19.                                                                           Ngày soạn: 15/12/2014.                                                                                          

 

Bài 7

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ  (Tiết 1)

A/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:

-Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia QLNN và XH: quyền khiếu nại, tố cáo…)

-Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.

2.Về kỹ năng:

-Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.

-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.

3.Về thái độ:

      ­  Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân.

      ­  Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.

      ­  Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

-Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Kĩ năng tự nhận thức

- Kĩ năng hợp tác

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

      - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

      - Có thể sử dụng vi tính,  máy chiếu.

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới:

a)/Khám phá:

 Các em có thể lấy ví dụ ở địa phương mình về việc nhân dân thực hiện chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ?

     Những điều mà HS nêu lên chính là biểu hiện của quyền dân chủ, quyền làm chủ của người dân trong đời sống chính trị, đời sống xã hội của đất nước. Pháp luật có ý nghĩa, vai trò như thế nào trong việc xác lập và bảo đảm cho người dân sử dụng các quyền dân chủ của mình? Đó chính là nội dung của bài học này.

b)/Kết nối:

Hoạt động 1: Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân 

Hoạt động của thầy và trò

GV:

-Yêu cầu HS giải quyết tình huống

-Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:

 

 

­ Quyền bầu cử và ứng cử là gì?

­ Tại sao nói thực hiện quyền bầu cử và ứng cử là thực hiện quyền dân chủ gián tiếp?

Nội dung kiến thức

1/ Quyền bầu cử và quyền ứng cử các cơ quan đại biểu của nhân dân

 

a) Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử

 

Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó , nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước

Hoạt động 2:  ND quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

Hoạt động của thầy và trò

GV đặt câu hỏi:

­ Những người nào có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại  biểu của nhân dân?                  

HS trao đổi, trả lời.

GV giảng:

+Ng­ười có quyền bầu cử: 18 tuổi trở lên

+ Ng­ười có quyền ứng cử: 21 tuổi trở lên

GV hỏi:

­ Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử kể cả khi đã đủ tuổi như­ trên?                      

HS trả lời.

GV giảng:

+ Ng­ười đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ Ng­ười đang bị tạm giam:

+ Ng­ười mất năng lực hành vi dân sự

Ví dụ: Công dân X bị bệnh tâm thần.

GV hỏi:

­ Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử ?

HS trả lời.

GV giảng:

Những ng­ười không được thực hiện quyền ứng cử:

+ Tất cả người không được quyền bầu cử như­ trên.

+ Ng­ười đang bị khởi tố về hình sự:

+ Ng­ươì đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhưng ch­ưa được xóa án.

GV hỏi:

­ Theo em, vì sao luật lại hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của những người thuộc các trường hợp trên?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

GV đàm thoại với HS về những nguyên tắc bầu cử: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

GV giảng:

+ Phổ thông: Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm.

+ Bình đẳng: Mỗi cử tri có một lá phiếu và các lá phiếu có giá trị ngang nhau:

+ Trực tiếp: Cử tri phải tự mình đi bầu:

+ Bỏ phiếu kín: Chỗ viết kín đáo, hòm phiếu kín

GV hỏi:

­ Tại sao các quyền bầu cử, ứng cử đều phải được tiến hành theo các nguyên tắc trên?                     

HS trả lời.

GV nhấn mạnh:

Các quyền bầu cử, ứng cử đều phải được tiến hành theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định thì mới đảm bảo tính dân chủ thật sự.

GV hỏi:

­ Quyền ứng cử thực hiện bằng  cách nào?

HS phát biểu.

GV giảng:

Quyền ứng cử thực hiện bằng hai cách: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Các CD đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử.

c. Hoạt động 3:  Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân

 

Nội dung kiến thức

b) Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

 

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:

 

Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội , Hội đồng nhân dân.  

 

­ Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù ; người mất năng lực hành vi dân sự;…

 

­ Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử: Những người thuộc diện không được thực hiện quyền bầu cử; người đang bị khởi tố về hình sự ; người đang phải chấp hành bản án, quyết định của tòa án; người đã chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án nhưng chưa được xóa án ; người đang chấp hành quyết định xử lí hành chính về giáo dục hoặc đang bị quản chế hành chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân

 

­ Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng , trực tiếp và bỏ phiếu kín.

 

 

 

 

 

­ Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động của thầy và trò

GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để tìm hiểu nội dung này.

Kết luận :

GV giảng khái quát  để HS hiểu rõ vai trò quan trọng của pháp luật đối với việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân:

+ PL khẳng định bầu cử, ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân.

+ PL xác lập các nguyên tắc bảo đảm cho việc bầu cử, ứng cử thật sự dân chủ.

Ví dụ: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân quy định các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

+ Pháp luật quy định các trình tự, thủ tục tổ chức cuộc bầu cử dân chủ. + Pháp luật quy định các biện pháp xử lí những vi phạm, tranh chấp, khiếu kiện về bầu cử, ứng cử. Ví dụ: Khiếu nại về danh sách cử tri, về nhân viên Tổ bầu cử vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín của cử tri…Những vi phạm nghiêm trọng quyền bầu cử, ứng cử bị coi là tội phạm đươc quy định trong Bộ luật Hình sự (xem Tư liệu tham khảo).

Nội dung kiến thức

 

 

* Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân

­ Là cơ sở pháp lý-chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước,để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

­ Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.

c/Thực hành, luyện tập:

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân

*Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân

*Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước- cơ quan đại biểu của nhân dân

d/Vận dụng:

1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

2. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

3. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân

4/Hướng dẫn về nhà:

-Làm bài tập, học bài, chuẩn bị trước phần tiếp theo

-GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết thứ: 20.

                                                                                                Ngày soạn: 25/12/2014.

 

Bài 7

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ  (Tiết 2)

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới:

a)/Khám phá:

b)/Kết nối:

Hoạt động 1: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Hoạt động của thầy và trò

* Khái niệm :

GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội trong SGK.

Đây là quyền tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội.

Đây là hình thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.

Nội dung kiến thức

2/ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

a) Khái niệm về quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội

     Quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương ; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.

Hoạt động 2:   Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Hoạt động của thầy và trò

GV hỏi :Nội dung cơ bản của quyền tham gia QL NN và XH của CD ?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng :

-Ở phạm vi cả nước

Ví dụ: góp ý kiến xây dựng Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Hình sự,..

+Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.

Hiện nay, đang soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân.

-Ở phạm vi địa phương 

Ví dụ:

-Chính sách, pháp luật…..

-Mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng,..

- Kế hoạch sử dụng đất ở địa phương,…

- Dự tốn và quyết tốn ngân sách xã.

GV nêu các ví dụ tình huống thể hiện những thái độ, cách xử sự khác nhau của nhân dân đối với việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước để HS phân tích...

=>Từ các ví dụ cụ thể đó, HS tự xác định đúng trách nhiệm của mỗi người trong việc  thực hiện quyền tham gia QL NN, đặc biệt là ở cấp cơ sở.

Nội dung kiến thức

b) Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

    *Ở phạm vi cả nước:

­ Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây xựng các văn bản pháp luật.

­ Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

  * Ở phạm vi cơ sở:

Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm , dân kiểm tra”:

­ Những việc phải được thông báo để dân biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…).

 

 

 

­ Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín

­ Những việc dân được thảo luận , tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định .

­ Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát , kiểm tra.

Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập

Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Hoạt động của thầy và trò

Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để tìm hiểu nội dung này.

Nội dung kiến thức

c) Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của tồn dân, của tồn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

 

d/Vận dụng:

1. Khái niệm về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

2. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

3. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

 

Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.

4/Hướng dẫn về nhà:

-Học thuộc nội dung đã học.

-Làm bài tập tình huống có liên quan.

-Chuẩn bị trước phần còn lại của bài học.

-GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết thứ: 21.                                                                            Ngày soạn: 05/01/2015.

 

Bài 7

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ  (Tiết 3)

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới:

a)/Khám phá:

b)/Kết nối:

Hoạt động 1: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV hỏi:

­ Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?

- HS phát biểu.

GV giảng:

Ví dụ: ..............

+ Quyền tố cáo là quyền ..........

GV hỏi :

­ Các em có thể rút ra chỗ giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo ?                                   HS phát biểu.

+ Giống nhau:       

Có thể có sự vi phạm pháp luật

Có sự phát hiện việc cho là vi phạm PL

Có chủ thể phát hiện

Có chủ thể bị cho là vi phạm pháp luật

Có thể có thiệt hại về tinh thần và vật chất

+ Khác nhau     

Về mục đích:

Khiếu nại : nhằm khôi phục lợi ích của người khiếu nại

Tố cáo : phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật, xâm hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công dân.

Về chủ thể tiến hành khiếu nại và tố cáo

Chủ thể khiếu nại và chủ thể có lợi ích bị xâm phạm là một

Chủ thể tố cáo và chủ thể có lợi ích xâm phạm có thể không phải là một.

Chủ thể tố cáo chỉ có thể là công dân, trong khi đó chủ thể khiếu nại có thể là cơ quan, tổ chức.

Về thủ tục:

Người tố cáo gửi đơn tố cáo tới người đứng đầu (hoặc cơ quan cấp trên) cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo (hoặc cơ quan tổ chức bị tố cáo)

  Người khiếu nại gửi đơn khiếu nại lần đầu đến chính người, cơ quan, tổ chức có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại.

Về lĩnh vực:

Khiếu nại: Chỉ trong lĩnh vực hành chính.

Tố cáo: Trong hành chính và hình sự

* Nội dung quyền khiếu nại , tố cáo của công dân.

GV giảng :

A.- Người có quyền khiếu nại, tố cáo :

Người khiếu nại: Cá nhân, cơ quan, tổ chức

Người tố cáo: Chỉ có CD có quyền tố cáo.

Các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo được quy định trong luật khiếu nại, tố cáo.

B.Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo :

 

Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.

 

Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lí của người giải quyết tố cáo.

GV giảng giải

 

 

 

 

 

 

C. Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo

Bước 1: Ví dụ: Nộp đơn đến UBND phường

Bước 2: Ví dụ UBND phường xem xét và giải quyết

 

Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách:

-> Hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu:

Ví dụ:

-> Hoặc kiện ra tòa Hành chính  thuộc tòa án nhân dân (trong trường hợp này, vụ kiện sẽ được giải quyết theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính):

Ví dụ:

Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại, ra các quyết định sau:

Quyết định  yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại phải sửa đổi, huỷ bỏ một phần hay tồn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có) - Nếu nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần.

*Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo được thực hiện theo bốn bước sau đây:

Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

 

Bước 2. Trong thời gian luật định, người giải quyết tố cáo phải tiến hành các việc:

 Xác minh và phải ra quyết định về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm:

 Áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.

 

Bước 3.

 

Bứơc 4.

 

 

Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân

 

GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để tìm hiểu nội dung này.

 

Nội dung kiến thức

3/ Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

a) Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

 

 

  Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân , tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại .

 

-Quyền khiếu nại là quyền CD, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích  của công dân.

 

 

-Quyền tố cáo là quyền CD được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm PL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của NN, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nội dung quyền khiếu nại , tố cáo của công dân.

* Người có quyền khiếu nại , tố cáo:

   Người khiếu nại

   Người tố cáo

 * Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại , tố cáo

    -Người giải quyết khiếu nại: Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.

   -Người giải quyết tố cáo : người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ.

   Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết

* Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo

 *Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

  ­ Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

­ Bước 2 : Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

­ Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

  Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân giải quyết .

­ Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

    Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định , có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân.

 

 

 

 

 

*Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo  gồm các bước sau:

­ Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến CQ , TC , CN có thẩm quyền GQ tố cáo.

­ Bước 2 : Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.

­ Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

­ Bước 4 : Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

c)Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân

   Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

hoạt động 2: Thực hành, luyện tập

Trách nhiệm của Nhà và Công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV sử dụng PP thuyết trình kết hợp đàm thoại.

2. Trách nhiệm của công dân

GV hỏi tiếp: CD có trách nhiệm thực hiện các quyền dân chủ NTN?

HS trao đổi, trả lời.

GV bổ sung, kết luận:

+ Sử dụng đúng đắn các quyền dân chủ của mình.

+ Không lạm dụng quyền dân chủ để làm trái PL, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, xâm phạm TTATXH, xâm phạm tới lợi ích của NN và XH.

Nội dung kiến thức

4/ Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân

b) Trách nhiệm của công dân

    Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.

 

d/Vận dụng:

-Sử dụng hiểu biết về các quyền đã học trong bài, em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

-Là học sinh lớp 12, em và các bạn có thể tham gia vào việc xây dựng và quản lí trường lớp bằng những hình thức dân chủ nào?

-Ghi vào bảng dưới đây sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo.

Gợi ý:

 

Khiếu nại

Tố cáo

Ai là người có quyền?

Cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

Bất cứ cá nhân nào.

Mục đích

Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạm.

Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo

Điều 17 Luật Khiếu nại, tố cáo (xem Tư liệu tham khảo)

Điều 58 Luật Khiếu nại, tố cáo (xem Tư liệu tham khảo)

Người có thẩm quyền giải quyết

­ Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;

­ Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ.

­ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí người bị tố cáo; người đứng cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo;

­ Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ;

­ Các cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, tòa án ) nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự.

4/Hướng dẫn về nhà:

- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)

- Đọc trước bài 8.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết th: 22.                                                                             Ngày soạn: 15/01/2015.                                               

 

i 8

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (  Tiết 1 )

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1. Về kiến thức:

­Nêu được k/niệm, ND cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD.

­Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

2. Về kỹ năng:

     Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.

3. Về thái độ:

    Có ý thức thực hiện quyền HT, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

-Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Kĩ năng ra quyết định 

- KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Thảo luận nhóm

- Động não

- Xử lí tình huống

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

     ­ Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

     ­ Có thể sử dụng vi tính,  máy chiếu.

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới:

a)/Khám phá:

b)/Kết nối:

Hoạt động 1: Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD

Hoạt động của thầy và trò

GV nêu các tình huống, cho HS thảo luận

Tình huống1: ................. người tàn tật.

Tình huống 2: ..........con gái không cần học

Tình huống 3: .......... người dân tộc thiểu số

GV đưa ra đáp án :

­ Em hiểu quyền  học tập là gì?

-Vì sao cần phải học tập?

GV tổng hợp ý kiến HS và đi đến kết luận:

GV chuyển ý

Nội dung kiến thức

1/Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a) Quyền học tập của công dân

  Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành,nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

*Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là mọi công dân đều được đối xữ bình đẵng về cơ hội học tập

Hoạt động 2: Quyền sáng tạo của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV nêu tình huống:

        Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9, anh mày mò chế tạo máy tách vỏ lạc.

GV: Em có suy nghĩ gì về Lâm? Vì sao?

Học sinh nêu ý kiến và tranh luận.

GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.

+ Công dân có quyền đề nghị Nhà nước cấp bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm do mình sáng tạo ra.

GV giới thiệu Điều 60 – Hiến pháp 1992.  

GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:­ Quyền sáng có ý nghĩa như thế nào đối với công dân?

GV kết luận:

Nội dung kiến thức

b) Quyền sáng tạo của công dân

Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.

 

 

Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữ u công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ

Hoạt động 3: Quyền được phát triển của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV lần lượt nêu các câu hoỉ đàm thoại:

­ Các em được gia đình và Nhà nước quan tâm tới sự phát triển về trí tuệ, sức khoẻ, đạo đức như thế nào?

­ Đối với những trẻ em có năng khiếu thì Nhà nước tạo điều kiện phát triển năng khiếu như thế nào?

­ Vì sao các em có được sự quan tâm đó?

­ Quyền được phát triển của công dân là gì?

HS phát biểu.

GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:

GV cho HS xem một số  hình ảnh về bữa cơm đủ chất của một gia đình: người dân vùng sâu, vùng xa được khám bệnh miễn phí, trẻ em được tiêm phòng bệnh: hình ảnh HS đi tham quan quan; hình ảnh người già người trẻ chơi thể thao, đọc báo, xem ti vi                                                       GV hỏi:

   Những hình ảnh vừa xem nói về vấn đề gì trong quyền được phát triển của công dân?                                                  HS phát biểu.

GV đặt thêm câu hỏi:

­ Em hiểu thế nào là CD được hưởng đời sống vật chất đầy đủ? Nêu ví dụ.

­ Em hiểu thế nào là CD được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ? Nêu ví dụ.

­ Thế nào là phát triển toàn diện? Nêu ví dụ.

HS phát biểu.

GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:

Nội dung kiến thức

c) Quyền được phát triển của công dân

 

 

Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

 

 

 

Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung:
 

 

 

 

 

 

Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển tồn diện. 

 Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Hoạt động 4Thực hành, luyện tập:

 Thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh/ hoàn cảnh/ điều kiện có ý nghĩa. Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch.

Hoạt động của thầy và trò

GV: Bản thân em đã thực hiện được họ tập, quyền sáng tạo và quyền phát triển như thế nào?

 

Nội dung kiến thức cơ bản

d/Vận dụng:

1) Quyền học tập của công dân

2) Quyền sáng tạo của công dân

3) Quyền được phát triển của công dân

4/Hướng dẫn về nhà:

-Học bài

-Chuẩn bị trước phần tiếp theo

-Làm bài tập.

-GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết th: 23.                                                                            Ngày soạn: 25/01/2015.

 

Bài 8

                                PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (  Tiết 2 )

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Bài mới:

a)/Khám phá:

b)/Kết nối:

Hoạt động 1: Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV:

­ Việc NN công nhận quyền HT của CD có ý nghĩa như thế nào đối với em?

­ Việc NN công nhận quyền sáng tạo của CD có ý nghĩa ntn đối với em?

­ Việc Nhà nước công nhận quyền được phát triển của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với em?

HS nêu ý kiến.

GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:

Nội dung kiến thức

2/ Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển tòan diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

 

Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập

Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

Hoạt động của thầy và trò

1.-  Trách nhiệm của Nhà nước

GV đặt các câu hỏi đàm thoại:

­ Nhà trường đã đảm bảo quyền HT, sáng tạo và phát triển của các em ntn?

­ Chính quyền địa phương đã đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của các em như thế nào?

GV giảng:

+ Hàng năm, Nhà nước  dành khoảng 20% ngân sách quốc gia cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Hệ thống trường lớp mở rộng, thực hiện xong phổ cập giáo dục Tiểu học và đang thực hiện phổ cập Trung học cơ sở.

+ Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ những HS thuộc diện khó khăn. Điều này thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.

+ Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

        2.- Trách nhiệm của công dân

GV đặt các câu hỏi đàm thoại:

­ Các em cần làm gì để thưcï hiện quyền HT, sáng tạo và phát triển của mình?

­ Liên hệ thực tế về việc thực hiện t/nhiệm CD ở địa phương và trong cả nước?

GV kết luận:

+ CD cần có ý thức học tập tốt, học cho mình, cho gia đình và cho đất nước.

+ Công dân cần có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.

+ Công dân cần góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí của đất nước, làm cho dân tộc ngày rạng danh.

 

Nội dung kiến thức

3/ Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a)  Trách nhiệm của NN

­ Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Các quyền này của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản PL khác của NN

 

­ Nhà nước thực hiện công bằng XH trong giáo dục.

­ NN khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu KH.

­ Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

b) Trách nhiệm của CD

­  Có ý thức học tập tốt để trở thành người có ích trong cuộc sống.

­  Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho xã hội.

d/Vận dụng:

-Bằng ví dụ minh họa, hãy chứng minh rằng quyền học tập của công dân Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt.

-Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?

-Em hãy nêu ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển.

4/Hướng dẫn về nhà:

-Làm bài tập.

-Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.

-Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)

-Ôn  lại các bài đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết th: 24.                                                                           Ngày soạn: 02/02/2015.

 

 

KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN: GDCD 12
                          

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hệ thống lại kiến thức đã học

- Khắc sâu kiến thức trọng tâm

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỷ năng ghi nhớ

- Kỷ năng làm bài trắc nghiệm + tự luận

3. Thái độ: 

- Thái độ độc lập, sáng tạo trong thi cử kiểm tra.

- Phê phán hành vi gian lận trong thi cử

B. CHUẨN B CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Ra đề chẵn lẽ và phát độc lập cho HS.

2. HS:  Học bài và ôn bài trước ở nhà

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I. Ổn định tổ chức lớp :

II. Kiểm tra các tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra

III/ GV phát đề :         
A/ Tự luận

Câu 1:  Em hãy nêu điểm khác biệt căn bản giữa khiếu lại và tố cao? Cho vd?           (3 điểm).
câu 2:  Tại sao nói quyền học tập của CD Việt nam thể hiện tính nhân văn trong XH ta hiện nay? Bằng thực tiễn hãy chứng minh Nhà nước ta luôn đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD? (5 điểm).

B/ Bài tập trắc nghiệm (2 đ).

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

     Quyền được phát triển của CD có nghĩa là:

a/ Mọi CD đều có đời sống vật chất đầy đủ.

b/ Mọi CD đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.

c/ Mọi CD đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển lăng khiếu.

d/ Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:

a/ Học tập là công việc vô cùng quan trọng đối với cá nhân, GĐ và XH.

b/ Học tập giúp mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức.

c/ Học tập góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

e/ Có những công việc không cần học tập vẫn giúp ích cho XH.

 

 

 

 

 

 

 

Tiết: 25.                                                                                   Ngày soạn: 07/02/2015.

 

 

Bài 9:  PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC 

(Tiết 1)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:

      - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

      - Nắm được nội dung cơ bản của pháp luật trong quá trình  phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2.Về kỹ năng:

    Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3.Về thái độ:

      Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

B/ CHUẨN BỊ:  - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

         - Có thể sử dụng vi tính,  máy chiếu.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP: 

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

1)Đặt vấn đề: 

2)Triển khai các hoạt động:

a. hoạt động 1:  Giới thiệu bài:

Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hố, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.

          Trong sự phát triển bền vững của đất nước, phát luật có vai trò như thế nào? Bao gồm những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học này.

b. hoạt động 2: 

Hoạt động của thầy và trò

Trong lĩnh vực kinh tế

GV đặt vấn đề: Có người cho rằng, để phát triển kinh tế đất nước thì chỉ cần có các chủ trương, chính sách là đủ mà không cần phải có pháp luật. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?

GV giảng:

Để tăng trưởng KT đất nước, NN sử dụng nhiều công cu, phương tiện, biện pháp khác nhau, trong đó, pháp luật được coi là phương tiện không thể thiếu. Chủ trương, chính sách là cần thiết nhưng không đủ để tạo ra một trật tự pháp lí cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Không có PL, SX - kinh doanh sẽ hỗn loạn, không ổn định và tất nhiên KT đất nước sẽ không thể tăng trưởng được.

GV giảng về cách thứ mà PL tác động đến sự tăng trưởng KT đất nước:

+ Muốn phát triển và tăng trưởng kinh tế cần phải có hệ thống pháp luật về kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội:

Trước hết, phải tạo ra khung pháp lý cần thiết cần thiết cho hoạt động KD.

Pháp luật phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

PL về thuế phải tạo ra động lực kích thích và thúc đẩy KD phát triển.

+ Nền kinh tế phát triển và tăng trưởng liên tục, ổn định là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước.

 

Nội dung kiến thức

1/Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước

 

a) Trong lĩnh vực kinh tế

 

 

 

 

 

Thứ nhất, pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của họat động kinh doanh.

 

 

 

Thứ hai, pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội.

 

 

 

Thứ ba, thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các họat động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

GV hỏi:   Em có cho rằng, trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hố Việt Nam cần phải có pháp luật không?

HS trao đổi, phát biểu.

 

GV giảng:

Pháp luật góp phần phát huy giá trị văn hố dân tộc và tinh hoa văn hố nhân loại, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam, nhờ đó mà góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không có pháp luật, nền văn hố đất nước khó có thể được bảo vệ và phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

b)Trong lĩnh vực văn hóa

 

  Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam.

 

 

Những quy định của PL về văn hóa góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa VH nhân lọai, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của ND, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.

 

GV hỏi:   Em có cho rằng, trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hố Việt Nam cần phải có pháp luật không?

HS trao đổi, phát biểu.

 

GV giảng:

Pháp luật góp phần phát huy giá trị văn hố dân tộc và tinh hoa văn hố nhân loại, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam, nhờ đó mà góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không có pháp luật, nền văn hố đất nước khó có thể được bảo vệ và phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

b)Trong lĩnh vực văn hóa

 

  Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam.

 

 

Những quy định của PL về văn hóa góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa VH nhân lọai, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của ND, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam

 

b. hoạt động 2:  Trong lĩnh vực xã hội

Hoạt động của thầy và trò

Trong lĩnh vực xã hội

GV hỏi:   Nếu không có pháp luật mà chỉ có đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì có thể giải quyết được các vấn đề xã hội hay không?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

Không có PL sẽ dẫn đến tình trạng ai muốn làm gì thì làm, bất bình đẳng XH sẽ gia tăng, người nghèo không được chăm sóc, TNXH không được đẩy lùi.

Thông qua các quy định của pháp luật mà vấn đề dân số , việc làm, vấn đề tệ nạn xã hội, …được từng bước giải quyết.

 

Nội dung kiến thức

c) Trong lĩnh vực xã hội

    Pháp luật có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội.

   Trong nền KT thị trường, nhiều vấn đề XH phát sinh, cần phải được giải quyết: dân số và việc làm; bất bình đẳng xã hội và tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho ND; xóa đói giảm nghèo; TNXH; đạo đức và lối sống; v.v…

Các vấn đề xã hội trên đây chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

GV hỏi : 

Theo em, để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng môi trường bị xuống cấp, Nhà nước cần phải làm gì?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

Nhà nước cần phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó, quan trọng nhất là các biện pháp phát triển KH-CN:

+ Đầu tư để từng bước thay đổi trang thiết bị kĩ thuật lạc hậu thải ra nhiều chất khí và bụi gây ô nhiễm môi trường.

+ Đầu tư phát triển mạnh khoa học - công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm khai thác từ tự nhiên.

GV: Để thực hiện các biện pháp này thì đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều vốn cho công tác nghiên cứu và mua các trang thiết bị kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

GV: Các em cho biết vai trò của PL đối với lĩnh vực BV môi trường?                                  

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

Bảo vệ môi trường (thông qua những quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm và những hành vi được khuyến khích) là điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển bền vững đất nước.

d) Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

 

     Những năm qua, phát triển KT – XH ở nước ta còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; công nghệ sản xuất còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, thải ra nhiều chất độc gây ô nhiễm môi trường.

Trước thực trạng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, việc sản xuất kinh doanh ở nước ta là một trong những nguyên nhân làm suy thoái môi trường

 

 

 

Giải pháp bảo vệ môi trường:

 

- Biện pháp phát triển KH-CN

-Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu qua môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 

b. hoạt động 2:  Lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Hoạt động của thầy và trò

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

GV hỏi : Vai trò của pháp luật đối với lĩnh vực quốc phòng và an ninh?

HS trao đổi, phát biểu.

 

GV giảng:

Pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là điều kiện không thể thiếu trong phát triển bền vững.

 

GV tổng hợp nội dung vai trò của PL  đối với p/ triển bền vững đất nước:

Nói đến vai trò của PL đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật trong quá trình phát triển của các lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Pháp luật có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển bền vững đất nước nói chung, trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và bảo vệ môi trường.

 

Nội dung kiến thức

e) Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

 

-Pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, thông qua đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững.

-Pháp luật về quốc phòng và an ninh qui định về bảo vệ chế độ XHCN, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

-Pháp luật qui định nhiệm vu,ï quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia của các tổ chức và công dân.

-Pháp luật trừng trị nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

-Pháp luật giữ vai trò đảm bảo các điều kiện an ninh trật tự cần thiết để xã hội ổn định và phát triển.

 

IV. Củng cố:

Gv : Phát phiếu học tập cho học sinh về nội dung trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, QPAN.

Hs : Làm bài vào phiếu học tập

Gv: Nhận xét bài làm của các em, sau đó khái quát nội dung đã học.

 

V. Dặn dò:

- Học bài , làm bài tập SGK

- Chuẩn bị trước phần tiếp theo.

Tiết: 26.                                                                                  Ngày soạn: 15/02/2015.

 

Bài 9:

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

(Tiết 2)

 

C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP: 

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

1)Đặt vấn đề:  

2)Triển khai các hoạt động:

a. hoạt động 1:  Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại.

    a) Quyền tự do kinh doanh của công dân

GV yêu cầu HS đọc Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 ( trong SGK).

GV hỏi:   Kinh doanh là gì?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

Kinh doanh bao gồm ba loại hoạt động khác nhau là hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hoạt động dịch vụ. Cả ba loại hình hoạt động này đều nhằm mục đích chính là thu lợi nhuận.

Vậy, các hoạt động kinh doanh được biểu hiện như thế nào?

1,Ví dụ: SX xe đạp, xe máy, quần áo, đồ dùng gia đình.

2,Ví dụ: buôn bán vật tư, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng văn phòng phẩm.

3, Như hoạt động kinh doanh khách sạn, hoạt động sửa chữa máy móc, thiết bị, hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm…

GV kết luận:

Quyền tự do KD của CD là quyền của mỗi người được tự do tiến hành hoạt động KD theo quy định của PL, tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực KD, tự do lựa chọn quy mô và hình thức tổ chức kinh doanh.

b. Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh

GV hỏi: Theo em, theo quy định của PL, nhà kinh doanh  phải thực hiện những nghĩa vụ gì?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

         Trong các nghĩa vụ này, nghĩa vụ nộp thuế được coi là quan trong nhất. Thuế là khoản tiền từ thu nhập mà tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải nộp vào ngân sách nhà nước

2/ Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong sự phát triển bền vững của đất nước

a) Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế

Quyền tự do kinh doanh của công dân

    Quyền tự do kinh doanh được qui định trong Hiến pháp và các luật về kinh doanh.

 Tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

*Kinh doanh bao gồm ba loại hoạt động:

-Hoạt động SX là hoạt động quan trọng nhất của con người.

- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động thương mại nhằm thực hiện lưu thông hàng hố từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

-Hoạt động dịch vụ là hoạt động phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người.

Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh

­ Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

­Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;

­Bảo vệ môi trường;

­Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an tòan xã hội v.v…

IV. Củng cố:

Gv : Phát phiếu học tập cho học sinh về nội dung

-Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.

V. Dặn dò:

- Học bài , làm bài tập SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Tiết: 27.                                                                                  Ngày soạn: 25/02/2015.

 

Bài 9:

Pháp luật với sự phát triển bền vững của Đất nước.

TIẾT  3

 

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

1)Đặt vấn đề:  

2)Triển khai các hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại.

GV hỏi: Thế nào là pháp luật về phát triển văn hóa?

HS trao đổi, phát biểu.

GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.  

GV đặt vấn đề: PL về phát triển VH bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó một trong những nội dung quan trong nhất là PL về di sản văn hố

Thế nào là di sản VH ? PL về di sản VH bao gồm những nội dung gì ?

HS trao đổi, phát biểu:

GV giảng:

+ Di sản văn hố bao gồm di sản văn hố phi vật thể và di sản văn hố vật thể.

- Quyền và trách nhiệm của Nhà nước :

Quyền của NN đối với di sản văn hố được thể hiện theo nguyên tắc?

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hố?

GV yêu cầu HS đọc các điều 22, 23, 24 của Luật Di sản văn hố trong phần Tư liệu tham khảo (SGK).

Nội dung kiến thức

b) Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hóa

     Pháp luật về sự phát triển văn hóa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, v.v… Đó là hệ thống quy định của pháp luật về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nguyên tắc quản lí nhà nước về văn hóa...

-Quyền và trách nhiệm của Nhà nước

Mọi di sản VH ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền KT và thềm lục địa của nước Cộng hồ XHCN Việt Nam đều thuộc sở hữu tồn dân

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hố :

Mọi di sản VH ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền KT và thềm lục địa của nước Cộng hồ XHCN Việt Nam đều thuộc sở hữu tồn dân

 

Hoạt động của thầy và trò

GV sử dụng phương đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm.

GV giảng:  Nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta mở ra nhiều cơ hội và khả năng để phát triển kinh tế đất nước, nhưng đồng thời cũng làm thay đổi sâu sắc đời sống XH đất nước. Cùng với những thành tựu mà chúng ta thu được, còn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc như : dân số và việc làm ; bất bình đẳng XH và tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo

Nhận thức về vai trò không thể thiếu được của PL trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, NN ta đã ban hành các văn bản quy phạm PL về lĩnh vực xã hội.

PL về lĩnh vực XH là tổng thể các quy phạm PL về giải quyết việc làm, thực hiện xố đói giảm nghèo, dân số, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng, chống tệ nạn xã hội. Các quy phạm PL này nằm trong các văn bản khác nhau như : Hiến pháp ; Bộ luật Lao động ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ; Luật Phòng, chống ma tuý ; Pháp lệnh Dân số; Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm…

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nội dung cơ bản của pháp luật trong việc phát triển các lĩnh vực xã hội.

GV kết luận:

Đồng thời với chủ trương, chính sách và PL nhằm tăng trưởng KT, NN ta phải quan tâm đến giải quyết các vấn đề XH, với quan điểm thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội VN giai đoạn 2001 – 2020 là “tăng trưởng KT đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng XH và bảo vệ môi trường”.

Nội dung kiến thức

c) Nội dung cơ bản của pháp luật v phát triển các lĩnh vực xã hội

   Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới.

    Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp KT - tài chính để thực hiện xóa đói, giảm nghèo.

 

-Luật Hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh Dân số đã quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế họach hóa gia đình; xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững;…

 

 

 

-Luật Bảo vệ, Chăm sóc sứa khỏe nhân dân quy định các biện pháp giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển giống nòi.

 

 

Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về phòng, chống tội phạm, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS,…

 

IV. Củng cố:

Gv : Phát phiếu học tập cho học sinh về nội dung 

-Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hóa

-Nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội

-Hs : Làm bài vào phiếu học tập

Gv: Nhận xét bài làm của các em, sau đó khái quát nội dung đã học.

V. Dặn dò:

- Học bài , làm bài tập SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết:28.                                                                                                                                                    

                                                                                                  Ngày soạn:05/3/2015.                                                                                     

 

Bài 9:

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

TIẾT 4

C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:  

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

1)Đặt vấn đề:  

2)Triển khai các hoạt động:

a. hoạt động 1:  Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

GV: Em hãy phân biệt MT và TNTN ?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

         + Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, SX, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

GV: Em có cho rằng, BVMT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước hay không?  Vì sao?

HS trao đổi, phát biểu.

GV: BVMT có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, vì MT được bảo vệ thì KT mới có điều kiện tăng trưởng, mà KT tăng trưởng là tiền đề cho PT bền vững đất nước.

GV: Em biết Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật bảo vệ môi trường nào?                   

HS trao đổi, phát biểu.

1/ Hiến pháp 1992 ;

2/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ;

3/ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ;

4/ Luật Thuỷ sản năm 2003

5/ Luật Khoáng sản năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) ;

6/ Luật Dầu khí năm 1993 ;

7/ Luật Đất đai năm 2003 ;

8/ Luật Tài nguyên nước năm 1998.

GV lưu ý: Trong pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trong đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý giá, có giá trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

d/ Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

 

-Bảo vệ môi trường và TNTN là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

 

-Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản luật...

 

-Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hồ với phát triển kinh tế xã hội.

 

-Pháp luật nghiêm cấm các hành vi phá hoại, khai thác trái phép TNTN.

 

-Mọi hành vi xâm hại đến MT-TNTN đều bị xử lí nghiêm khắc theo qui định của pháp luật.

 

 

 

-Bảo vệ môi trường TNTN là trách nhiệm của tồn xã hội.

 

 

b. hoạt động 2:  Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.

Hoạt động của thầy và trò

GV hỏi: Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật nào?

HS trao đổi, phát biểu:

GV: Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật như Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,…

GV hỏi: Nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia?

HS trao đổi, phát biểu:

GV: Những nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia...

GV hỏi:  Bảo vệ quốc phòng và an ninh có ý nghĩa gì đối với đất nước ta trước đây cũng như hiện nay?   Nhà nước và công dân có nhiệm vụ gì trong công cuộc bảo vệ quốc phòng và an ninh?

HS trao đổi, phát biểu.

GV: Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của tồn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia.

Nội dung kiến thức

e) Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.

 

 

-Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật như Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,…

-Nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia:

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn dân tộc

+ Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia

+ Phối hợp có hiệu quả hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại

+ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân;…

*Ý nghĩa của pháp luật về quốc phòng và an ninh:

Nghĩa vụ thiêng liêng và cao quí của công dân. Mọi công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc bảo vệ an ninh quốc gia.

 

IV. Củng cố:

Gv : Phát phiếu học tập cho học sinh về nội dung

-Nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội

-Hs : Làm bài vào phiếu học tập

Gv: Nhận xét bài làm của các em, sau đó khái quát nội dung đã học.

V. Dặn dò:

- Học bài , làm bài tập SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết: 29.                                                                                     Ngày soạn: 10/3/2015.

    

 

Bài 10:  PHÁP LUẬT VỚI HÒA BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

                                TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1. Về kiến thức:

­ Hiểu được vai trò của PL đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân lọai.

­­ Nhận biết được thế nào là ĐƯQT, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế  và PL quốc gia.

­ Hiểu được sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các ĐƯQT về quyền con  người, về HB, HNHT giữa các QG, về hội nhập KT khu vực và quốc tế.

2. Về kỹ năng:  Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia.

3. Về thái độ:

   Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

      - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

      - Có thể sử dụng vi tính,  máy chiếu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

1)Đặt vấn đề:

2)Triển khai các hoạt động:

a. hoạt động 1:  Vai trò của PL đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai

Hoạt động của thầy và trò

Vai trò của PL đối với HB và sự P/triển, tiến bộ của nhân lọai

 

 

 

 

 

Đơn vị kiến thức này mang tính lý luận, GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình.

 

Nội dung kiến thức

1/Vai trò của PL đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai

­ PL là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia.

­ Pháp luật là cơ sở để các nước xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.

­ PL là cơ sở để thực hiện hợp tác KT ­ Thương mại giữa các nước.

­ Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên tòan thế giới.

 

Hoạt động của thầy và trò

1.- Khái niệm điều ước quốc tế

GV hỏi: Điều ước quốc tế là gì?  

­ Các em đã biết đến ĐƯQT nào (Ví dụ: hiệp định, công ước)?

HS có thể kể tên một số điều ước quốc tế

ví dụ:

-Công ước của LHQ về quyền trẻ em

-Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.

GV giảng...

Vậy thế nào là điều ước quốc tế ?

Ví dụ:  

+Hiến chương LHQ, Hiến chương ASEAN,

+ Hiệp định TM Việt Nam – Hoa Kì 

+ HƯ về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.

+Công ước của LHQ về quyền trẻ em.              + Nghị định thư Ki-ô-tô về môi trường.

 2.  Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

GV: Giữa ĐƯQT và PL quốc gia có mối liên quan với nhau như thế nào?                 

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng...

 Ví dụ : Các văn bản quy phạm PL:

-Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp NN, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thương mại, Bộ luật LĐ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Quốc tịch, Luật Biên giới quốc gia,...

-Qua các luật này, có thể thấy NN Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế được xác định trong các ĐƯQT đa phương và song phương.

 

Nội dung kiến thức

2/Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia.

a) Khái niệm điều ước quốc tế

   Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.

   Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó từng điều ước quốc tế có thể có những tên gọi khác nhau như: hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư, v.v…

 

 

 

 

 

b) Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

    Điều ước quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc tế. Các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng cách:

­ Ban hành văn bản pháp luật mới để cụ thể hóa nội dung của điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế liên quan.

­ Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên, tức là để điều ước quốc tế được thực hiện ở quốc gia mình.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

GV hỏi: Em hiểu thế nào là quyền con người?

HS trao đổi, phát biểu.

GV:  Quyền con người là khái niệm chính trị – pháp lý quan trọng trong Luật Quốc tế cũng như Luật Quốc gia. Vấn đề quyền con người luôn là trung tâm của mọi cuộc cách mạng và tiến bộ nhân loại. Trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người, tuỳ theo các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau mà vấn đề quyền con người được lý giải và thực hiện theo các cách khác nhau.

GV: -Vậy thế nào là quyền con người ?            

-Em biết những ĐƯQT nào về quyền con người mà VN đã  tham gia kí kết ?                                         HS trao đổi, trả lời.

GV: Cho đến nay, cộng đồng quốc tế đẫ ký kết 24 điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó phải kể đến :

- Tuyên ngôn toàn TG về quyền con người năm 1948 ;

- Công ước về các quyền DS, CT năm 1966 ;

- Công ước về các quyền KT, XH, văn hóa

- CƯLHQ về quyền trẻ em năm 1989.

Pháp luật Việt Nam về quyền con người:

    Điều 50 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: ...

 

2. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

GV: Em biết những ĐƯQT nào về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia mà Việt nam đã  tham gia kí kết?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng kết hợp cho HS trực quan sơ đồ:

          Ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Hoa đã được ký chính thức tại Hà Nội và ngày 7-7- 2000 hai bên đã trao đổi thư phê chuẩn HƯ

          Ngoài biên giới Việt–Trung, các đường biên giới Việt – Lào, Việt Nam – Campuchia cũng đã được ký kết và cắm mốc, tạo thành những đường biên giới hồ bình, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

      3.- Việt Nam với các ĐƯQT về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

GV hỏi:  ­ Em hiểu gì về Hiệp định CEPT?  

HS trao đổi, phát biểu.

GV:

- Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (viết tắt là CEPT). 

-Giảng kết hợp cho HS trực quan sơ đồ:

          Bước đi quan trọng của VN trong tiến trình hội nhập vào nền KT khu vực là tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt là AFTA)

GV hỏi:   

­ Em hiểu gì về tổ chức WTO?   

­ Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

             Biểu hiện nổi bật nhất về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là việc nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 7-11-2006, sau 11 năm đàm phán gay go, quyết liệt, song phương với 28 nước thành viên WTO và vòng đàm phán đa phương Urugoay. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra trang sử mới của nước ta trong tiến trình nhập vào nền kinh tế thế giới.

 

 Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ?

+ Việt Nam được hưởng ưu đãi theo chế độ tối huệ quốc một cách vô điều kiện mà các nước thành viên dành cho nhau, theo đó hàng hố của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên WTP chỉ chịu mức thuế suất rất thấp.

+ Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia một “luật chơi” chung tồn cầu, không bị phân biệt đối xử trong thương mại và tăng khả năng thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên, được giải quyết tranh chấp theo pháp luật thương mại quốc tế.

 

GV hỏi: Tại sao VN tích cực tham gia các ĐƯQT về quyền con người; về hồ bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia; về hợp tác khu vực và quốc tế?

Cả lớp trao đổi, đàm thoại.

GV giải thích:

+ Vì Đảng và NN ta luôn quan tâm đến con người, bảo vệ các quyền và lợi ích.

+ Vì nhân  dân Việt Nam luôn yêu chuộng hồ bình.

+ Vì hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế chung trong thời đại ngày nay.

3/Việt Nam với các ĐƯQT về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập KT khu vực và quốc te.á

a) Việt Nam với các ĐƯQT về quyền con người

 

 

   Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản đối với con người, như: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, v.v…

 

   Ngồi Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng khác về quyền con người như: Công ước năm 1996 về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội; Công ước năm 1965 về lọai trừ các hình thức phân biệt chủng tộc;…

b) VN với các ĐƯQT về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

   -Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

   Với Trung Quốc, Việt Nam đã kí kết Hiệp ước biên giới trên bộ ngày 30 – 12 – 1999, Hiệp định phân định vịnh Bắc bộHiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc bộ ngày 25 – 12 – 2000. Nước ta cũng đã kí các hiệp ước hoặc hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển với Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

c) Việt Nam với các ĐƯQT về hội nhập KT khu vực và quốc tế

 

 

 

 

 

 

Ở phạm vi khu vực

   Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN.

 

 

Thực hiện Hiệp định CEPT là thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (có tên gọi tắt là AFTA). Hội nhập về thương mại là một bước đi quan trọng đầu tiên để hàng hóa được giao lưu tự do, thông thương giữa các nước ASEAN.

    Năm 1998 nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tham gia vào APEC, Việt Nam đã kí kết một số hiệp định và thỏa thuận về tự do hóa thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC.

 

 

 

 

 

 

 

Ở phạm vi tòan thế giới

    Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

 

 

Ngòai phạm vi ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).

 

Gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), nước ta tham gia hàng lọat điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế .

IV/ Củng cố:

Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứng

STT

 

 

Tên điều ước quốc tế

ĐƯQT

về quyền

con người

 

(1)

ĐƯQT về

HB, HT

HNghị

giữa các

quốc gia

(2)

ĐƯQT về

Hội nhập

Kinh tế

khu vực

quốc tế

(3)

1

Công ước của LHQ về quyền trẻ em

@

 

 

2

Công ước của LHQ về Luật Biển

 

@

 

3

Nghị định thư Ki-ô-tô về môi trường

 

@

 

4

Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng

 

@

 

5

HĐ về khuyến khích và bảo hộ đầu tư

 

 

@

6

Hiệp định Thương mại Việt – Nhật

 

 

@

7

Hiệp định về GD-ĐT giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a

 

@

 

8

C.ước chống phân biệt đối xử với phụ nữ

@

 

 

V/ Dặn dò:

- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)

-Chuẩn bị các nội dung đã học để tiết sau ngoại khố.

 

 

 

 

 

 

Tiết: 30-31-32.                                                                            Ngày soạn:15/3/2015.

                           

 

THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC

MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

-         HS hiểu 1 số kiến thức về MT và các CGN

-         Nguyên nhân và tác hại của việc lạm dụng MT và các CGN

-         Cách phòng tránh

-         Một số thông tin về tình hình tệ nạn MT học đường

-         HS có kỹ năng từ chối mọi hành vi dụ dỗ, có bản lĩnh, tự tin trong cuộc sống

-         Nói không với MT và các CGN

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  

-Giáo viên: tư liệu, tranh ảnh, bảng phụ

-Học sinh: tìm hiểu thông tin về MT và các CGN

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I. Ổn định tổ chức lớp :

II. Kiểm tra bài cũ:

III.Các thông tin

a, Ma túy là gì? MT là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi thâm nhập vào cơ thể người làm thay đổi tâm trạng, ý thức, trí tuệ của con người, làm cho con người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên những tổn thương cho từng CN và cộng đồng.

-CGN là chất kích thích hoặc ức chế TK, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng

-Lưu ý: một số chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, bia, rượu là CGN nhưng không phải là MT( HS cần phải lưu ý)

b,Nguyên nhân:( HS thảo luận)

-Sử dụng thuốc có chứa MT không theo chỉ định của thầy thuốc

-Thiếu hiểu biết

-Tò mò, dua đòi

-Bế tắc trong cuộc sống

-...

c, Tác hại: ( HS thảo luận nhóm)

-Đối với cá nhân

-Đối với gia đình

-Đối với  xã hội

d, cách phòng tránh (HS thảo luận)

4. GV đưa 1 số thông tin về tình hình tệ nạn MT ở lứa tuổi HS, SV

IV.Củng cố, hướng dẫn HS học bài ở nhà:

Học bài, tìm hiểu thêm thông tin về MT và các CGN.

 

 

 

 

Tiết: 33-34.                                                                                Ngày soạn: 25/3/2015.

 

ÔN TẬP HỌC KÌ II

 

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:  Giúp học sinh :

      Củng cố lại các kiến thức đã đã học , nắm chắc các kiến thức chính .

      Có ý thức vận dụng những kiến thức đó trong cuộc sống. Có thái độ nghiêm túc trong học tập .

      Hs có kỹ năng tổng hợp hệ thống hóa một cách chính xác, khoa học các kiến thức cần nhớ, chuẩn bị kiểm tra học kỳ II .

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

     Gv : Sgk,Stk, bảng phụ , phiếu học tập .

     Hs : Chuẩn bị bài ở  nhà .

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

  I. Ổn định tổ chức lớp :  Kiểm tra sĩ số :

  II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra  phần chuẩn bị của học sinh .

  III. Giảng bài mới:

1.Đặt vấn đề:  Gv : Nêu yêu cầu của tiết ôn tập , gợi dẫn học sinh vào bài .

2. Triển khai bài:

a. Hoạt động 1:   Hướng dẫn học sinh ôn tập phần lý thuyết

Hoạt động của thầy và trò

 

 

 

GV ra câu hỏi thảo luận khắc sâu kiến thức theo các chủ đề ôn tập

 

1.Công dân với các quyền tự do cơ bản

2.Công dân với các quyền tự do cơ bản

3. Công dân với các quyền dân chủ

4. Pháp luật với sự phát triển của công dân

5. Pháp luật với sự phát triển của đất nước

6. Pháp luật với hòa bình và s phát triển tiến b của nhân loại

Hs:

-Chia làm 6 nhóm thảo luận.

-Đại diện các nhóm trình bày

-Các nhóm khác lắng nghe bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

GV:

-Nhận xét bổ sung

-Chốt lại những ý chính

 

Nội dung kiến thức

I. Lý thuyết

1.Công dân với các quyền t do cơ bản:

- Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

2.Công dân với các quyền t do cơ bản:

*Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

3. Công dân với các quyền dân chủ

-Quyền bầu cử và quyền ứng cử các cơ quan đại biểu của nhân dân

-Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

-Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

-Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân

4. Pháp luật với sự phát triển của công dân

-Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

-Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

-Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

5. Pháp luật với sự phát triển của đất nước

-Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước

-Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong sự phát triển bền vững của đất nước

6. Pháp luật với hòa bình và s phát triển tiến b của nhân loại

-Vai trò của PL đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai

-Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia.

-Việt Nam với các ĐƯQT về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập KT khu vực và quốc tế

b. Hoạt động 2:

Hướng dẫn hs làm một số bài tập ở SGK và gải quyết một số tình huống pháp luật.

Hoạt động của thầy và trò

- Hướng dẫn hs làm một số bài tập ở SGK.

-Giải quyết một số tình huống pháp luật.

Thời gian còn lại gv yêu cầu học sinh xem lại các bài tập sau mỗi bài học.

Bài tập nào còn vướng mắc HS trao đổi với nhau.

 Gv: Giải đáp thắc  mắc khi học sinh yêu cầu.

 

Nội dung kiến thức

II. Bài tập

 

(Các bài tập trong SGK)

 

IV.Củng  cố:

Gv : Phát phiếu học tập cho học sinh về nội dung có liên quan đến một số bài học.

Hs : Làm bài vào phiếu học tập

Gv: Nhận xét bài làm của các em, sau đó khái quát nội dung ôn tập.

Gv : Khái quát nội dung chính

V.Dặn dò:    

- Hs : Học bài, hoàn thành các bài tập .

         - Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết: 35.                                                                                       Ngày soạn:02/4/2015.                           

KIỂM TRA HỌC KÌ II

 

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

   - Giúp HS có dịp ôn và nhớ lại các kiến thức đã học.

   - Kiểm tra sự nhận thức và tiếp thu bài học của HS ở trên lớp, qua đó kết hợp với bài khảo sát đánh giá thực lực học tập của HS

   - HS có kĩ năng làm bài kiểm tra môn giáo dục công dân, nhất là phần pháp luật và hiểu biết các vấn đề xã hội.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  I/ Giáo viên:  - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn đề thi học kì

      - Soạn câu hỏi, viết đáp án, biểu điểm.

  II/ Học sinh:    - Ôn tập tất cả các bài từ đầu học kì II.

      - Chuẩn bị giấy bút kiểm tra.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:   Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

III.Đề kiểm tra học kì II:

    ĐỀ THI I NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN THI: GDCD LỚP 12. Thời gian: 45 phút
Câu 1: Thế nào là quyền học tập, quyền sáng tạo của công dân? Ý nghĩa quyền học tập, quyền sáng tạo và phát triển của công dân? (4 đ)
Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế? (3 đ)
Câu 3: Những năm qua, phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sản xuất còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu thải ra nhiều chất độc hại gây ô nhiễm nôi trường. Theo em để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này, nhà nước cần phải làm gì? (3 đ)
ĐÁP ÁN GDCD 12 (HK II)
Câu 1: (4 điểm)
* Quyền học tập: (1,5 điểm)
- Học tập từ thấp đến cao.
- Học không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào
- Học thường xuyên, học suối đời
- Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
* Quyền sang tạo: (1,5 điểm)
- Được tự do nghiên cứu khoa học
- Tìm tòi suy nghĩ đưa ra phát minh sáng chế cải tiến kỹ thuật
- Sáng tác văn học, nghệ thuật
- Tạo ra sản phẩm, công trình khoa học
* Ý nghĩa: (1 điểm)
Quyền học tập, quyền sáng tạo và phát triển của công dân là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN. Là cơ sở điều kiện cần thiết để con người phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.
Câu 2: (3 điểm).
- Quyền tự do kinh doanh của công dân: công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh.. (1 điểm).
- Nghĩa vụ công dân khi thực hiện các hoạt đông kinh doanh. (2 điểm)
+ Kinh doanh đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh và những ngành nghề pháp luật không cấm
+ Nộp thuế
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường
+ Tuân thủ các quy định về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội
Câu 3: (3 điểm)
     Trước thực trạng việc khai thác TNTN, việc sản xuất kinh doanh ở nước ta là một trong những nguyên nhân làm suy thoái môi trường, nhà nước cần phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất là các biện pháp phát triển khoa học-công nghệ:
-Đầu tư từng bước thay đổi trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu thải ra nhiều chất khí và bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Đầu tư phát triển mạnh KH-CN nhằm tạo ra các sản phẩm có thay thế các sản phẩm khai thác từ tự nhiên.
- Tuy vậy để thực hiện các biện pháp này thì đòi hỏi đầu tư rất nhiều vốn cho công tác nghiên cứu và mua các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
IV/ thu bài nhận xét, dặn dò:

 

 

nguon VI OLET