GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Họ & tên: Vũ Phạm Ngọc Huyền            Trường đăng kí: Nam Thái Sơn               

Môn: Giáo dục công dân                         Ngày sinh :29/08/1991

Số báo danh: 078                                     

 

                                                          TÊN BÀI DẠY

                                          Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC

                                                                   (Tiết 1)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức cơ bản:

-Nêu được khái niệm đạo đức

-Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi con người

2. Kĩ năng:

-Phân biệt được sự khác nhau giữa hành vi vi phạm pháp luật và hành vi vi phạm đạo đức, đồng thời lấy được ví dụ về sự khác nhau đó.

3. Thái độ: -Chú ý tới tầm quan trọng của đạo đức trong đời sống xã hội, có ý thức thực hiện các chuẩn mực đạo đức

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH

Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thảo luận nhóm.

III. PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

Phương pháp thuyết trình, diễn giảng.

Phương pháp nêu vấn đề và đàm thoại

Phương pháp thảo luận nhóm.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10

-Tình huống GDCD lớp 10, thực hành GDCD lớp 10.

-Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

-Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?

-Trả lời: Vì con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

3. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới (2’):

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội. Vì sao đạo đức lại quan trọng như vậy. Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta tìm hiểu nội dung bài 10. Quan niệm về đạo đức

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung lưu bảng

Hoạt động 2 : Diễn giảng, thuyết trình, vấn đáp (17’)

Sống trong xã hội, dù muốn hay không con người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với mọi người xung quanh. Các mối quan hệ ấy ta gọi là quan hệ xã hội của con người.Trong các mối quan hệ phức tạp ấy, con người phải luôn luôn ứng xử giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Trong trường hợp ấy thì được coi là có đạo đức và ngược lại họ chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác và xã hội thì người đó được coi là thiếu đạo đức.Vậy đạo đức là gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần a. đạo đức là gì?

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Câu ca dao trên nói về đạo làm con phải giữ tròn chữ “HIẾU”  đối với cha mẹ. Con cái hiếu thảo với cha mẹ là thể hiện đạo đức của cá nhân trong gia đình; con cái bất hiếu với cha mẹ bị coi là vô đạo đức. Đạo đức trở thành chuẩn mực để đánh giá con người đối với gia đình, xã hội.Vậy em hiểu thế nào là đạo đức



-GV nhận xét, bổ sung, kết luận

-GV: Vậy quy tắc là gì?

-GV nhận xét, kết luận

 

-GV: Theo em chuẩn mực là gì?

-GV: Nhận xét, bổ sung

-GV: Em hiểu thế nào là hành vi?

 

 


-GV cho HS nhận xét các hành vi sau:

1. Trên đường đi học về, có một cụ già qua đường, Lan đã giúp đỡ cụ già qua đường an toàn

2. Bạn Hoa ở lớp Lan nhà nghèo, bố mẹ luôn đau ốm, Lan đã động viên các bạn trong lớp giúp đỡ An

3. Trên chuyến xe buýt từ nhà đến trường, có một phụ nữ bế em nhỏ, Lan đã đứng lên nhường chỗ

Theo em tại sao Lan lại làm như vậy, việc làm của Lan là đúng hay sai?

GV nhận xét và giáo dục học sinh: Chúng ta phải giúp đỡ những người xung quanh vì đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người nhưng đó là những quy tắc, chuẩn mực của xã hội chứ không phải của một cá nhân riêng biệt nào. Đặc trưng rõ nét nhất của đạo đức là tính tự giác, nếu không có tính tự giác thì hành vi phải phù hợp với những lợi ích chân chính của con người, phù hợp với yêu cầu của xã hội. Như vậy, trong lĩnh vực đạo đức những nhu cầu lợi ích của cá nhân, xã hội đều được thể hiện qua các quy tắc, chuẩn mực và dư luận xã hội. Một hành vi đạo đức phải được xã hội thừa nhận và hình thành một cách tự giác luôn luôn được củng cố bằng sức mạnh của các tấm gương quần chúng: “Trăm năm bia đá vẫn còn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

-GV đưa ra tình huống:

Tại bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận ông Nguyễn Văn Dũng nguyên Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn tự ý chỉ đạo cho các kế toán và thủ quỹ lấy tiền thu viện phí, tiền quỹ của bệnh viện đưa cho hắn tiêu xài không có sự phê duyệt của lãnh đạo. Từ 1.2007 – 12.2013, Dũng đã chiếm dụng tổng số tiền trên 2,2 tỷ đồng.

Vậy hành vi của ông Dũng có phải là hành vi tham nhũng không?

 

-GV: Vậy theo em thế nào là tham nhũng?

 

 

 

-GV: Theo em trong xã hội có giai cấp, đạo đức có mang tính giai cấp không? Cho ví dụ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-GV: Nhận xét, phân tích và kết luận: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự chi phối của tồn tại xã hội cho nên cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử, xã hội, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng biến đổi theo lịch sử.
-GV: Theo em quan niệm đạo đức ở các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới có giống nhau không? Cho ví dụ



-GV nhận xét, bổ sung và kết luận : Sự khác nhau đó cho thấy đạo đức mang tính dân tộc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có quan niệm đạo đức phù hợp với cách sống của họ.

-GV: Lấy một số ví dụ về các chuẩn mực đạo đức?




-GV nhận xét, kết luận và chuyển ý:  Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. Ngoài ra pháp luật, phong tục tập quán cũng là những phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng có sự khác biệt với sự điều chỉnh hành vi của đạo đức. Vậy sự khác biệt đó như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người

Hoạt động 3: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng (15’)

-GV: Gọi HS đọc ví dụ trong SGK trang 64 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của anh A

-GV nhận xét và giáo dục học sinh: Chúng ta phải giúp đỡ người gặp nạn, không bỏ mặc người bị nạn

-GV: Nêu điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật

 

-GV: Cho HS thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập sau:

 

 

Phương thức điều chỉnh

Nội dung

Ví dụ

Đạo đức

 

 

Pháp luật

 

 

 

GV nhận xét và cho HS ghi bài





















-GV: Trong thực tế có những trường hợp vi phạm đạo đức nhưng không vi phạm pháp luật. Nêu ví dụ

-GV: Nhận xét, kết luận, giáo dục học sinh: Chúng ta phải biết quan tâm giúp đỡ mọi người, lễ phép với người lớn, không nói tục chửi thề.

-GV kết luận tiết học: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS trả lời: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
HS trả lời: Quy tắc là những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó

-HS trả lời: Chuẩn mực là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội

-HS trả lời: Hành vi là những phản ứng, cách xử sự biểu hiện ra bên ngoài của con người trong một hoàn cảnh nhất định.

 

 

 

 

-HS trả lời câu hỏi của GV:

+Tại vì:

-Những việc làm đó của Lan chính là sự tự điều chỉnh hành vi cá nhân của mình.

-Việc làm của Lan là đúng.












-HS lắng nghe.

 

 


























-HS trả lời : Có vì hành vi của ông Dũng đã lợi dụng chức vụ của mình để vụ lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS trả lời : Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì mục đích vụ lợi

-HS trả lời : Đạo đức mang tính giai cấp sâu sắc

Ví dụ : Quan niệm về “Trung” 

-Thời phong kiến : Trung với vua hay quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung

Ngày nay “Trung” :

-Trung với nước.

Hay chế độ hôn nhân ở nước ta: Trong xã hội phong kiến “Trai năm thê bảy thiếp- gái chính chuyên một chồng

Ngày nay:  “Một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”

 









-HS trả lời : Có.

Ví dụ: Người phương Đông thì phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu

Người phương Tây đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão rồi thỉnh thoảng đến thăm họ.







-HS trả lời: Không gây gổ đánh nhau, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn, hiến máu nhân đạo, phụng dưỡng và chăm sóc ông bà cha mẹ, ….





















-HS trả lời: Hành vi của anh A là thiếu đạo đức, không vi phạm pháp luật nhưng bị xã hội lên án

 

 

 

 

 

 

-HS trả lời: Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người

 

 

 

 

 

 

-HS thảo luận và đưa ra đáp án






HS lắng nghe ghi bài




















HS trả lời: Nói tục, chửi bậy, thiếu lễ phép với ông bà cha mẹ, không giúp đỡ người khác….







HS lắng nghe

1.Quan niệm về đạo đức
    a.Đạo đức là gì?










 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đạo đức mang tính giai cấp sâu sắc







 

 

 

 

 

 

 

+    Quan niệm đạo đức biến đổi theo lịch sử.







 

 

 

 

 

 

 

+Đạo đức mang  tính dân tộc






























 

 

 

 

b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người










 

 

Giống nhau: Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người

 

Khác nhau:

 

Phương thức điều chỉnh

Nội dung

Ví dụ

Đạo đức

-Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra
-Tự giác thực hiện
-Không thực hiện bị xã hội lên án, lương tâm cắn rứt

Lễ phép chào hỏi người lớn

-Con cái có hiếu với ông bà cha mẹ

-Anh em hòa thuận, yêu thương nhau

 

Pháp luật

-Thực hiện các quy định do nhà nước quy định

-Bắt buộc thực hiện

Không thực hiện sẽ bị xử lí bằng sức mạnh của nhà nước

Khi đi xe môtô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm

Kinh doanh phải nộp thuế

-Khi tham gia giao thông  thấy đèn đỏ phải dừng lại

 

 

 


4. Hoạt động tiếp nối (1’)

Hoạt động 5: (3’)

Về nhà học bài và xem trước bài còn lại

Làm bài tập 2,3,4,5   SGK trang 

VI. TƯ LIỆU, CÂU HỎI, BÀI TẬP

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET