Tuần 10 Ngày soạn: 07/11/2020
Tiết 19 Ngày dạy: 10/11/2020



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp Học sinh biết được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á trong thời kì này, trình bày được phong trào độc lập diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.
2. Kĩ năng
Sử dụng bản đồ, phân biệt nét chung và riêng của các nước trong khu vực.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

A. Khởi động
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Đông Nam Á, trở thành miếng mồi béo bở cho sự xâm lược của thực dân Phương Tây. Tại sao như vậy? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á đã diễn ra như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này.
B. Hình thành kiến thức
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
- Treo lược đồ các nước Châu Á và Giới thiệu các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á ?
- Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây.
+ Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu…
- Các nước phương Tây đã phân chia xâm lược Đông Nam Á như thế nào?
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ những khu vực mà thực dân phương Tây chiểm ở trên bản đồ các nước Châu Á.
- Đặc điểm chung nổi bật của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?
+ Tùy tình hình, từng nước mỗi nước, thực dân có chính sách cai trị khác nhau.
- Cho HS Thảo Luận nhóm (2 phút)
- Tại sao trong các nước Đông Nam Á chỉ có Thái Lan là giữ được phần chủ quyền của mình ?
- Vì nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, cải cách tiến bộ dưới thời vua Ra-ma IV và V nên Thái Lan giữ được phần chủ quyền của mình.
- Treo lược đồ và cho HS quan sát hình 46/SGK, xác định tên các nước trong khu vực Đông Nam Á và tên các nước thực dân phương Tây xâm lược.
(GV chốt lại:
- Đông Nam Á, có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ Phong kiến suy yếu. Đầu thế kỉ XX hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều là thuộc địa của đế quốc.
+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
+ Pháp chiếm Việt Nam, LàoCam-pu-chia.
+ Mĩ chiếm Phi-lip-pin.
+ Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia
+ Xiêm chịu “ảnh hưởng” của Anh và Pháp.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
- Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?
+ Do đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược.
- Mục tiêu chung của các cuộc đấu tranh là gì ?
+ Chống lại chính sách thống trị và bóc lột. Mục tiêu giải phóng dân tộc.
- Phong trào ở In-đô-nê-xi-a có điểm gì nổi bật?
+ Phong trào với nhiều tầng lớp tham gia, các tổ chức công Đoàn thành lập đảng cộng sản được thành lập năm 1920.
- Giới thiệu về In-đô-nê-xi-a là 1 quần đảo rộng lớn với hàng nghìn đảo nhỏ, hình thù của In-đô-nê-xi-a giống như “Một chuỗi ngọc quấn vào đường xích đạo”
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-lip-pin diễn ra như thế nào?
+ Nhân dân Phi-lip-pin chống Tây Ban Nha sau đó là Mĩ.
- Mở rộng: Phi-lip-pin là 1 quốc gia hải đảo được ví như một “dải lửa” trên biển, vì sự hoạt động của nhiều núi lửa.
- Nêu vài nét về phong trào đấu tranh ở 3 nước Đông Dương?
+ Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam diễn ra như thế nào ?
- Cần nhấn mạnh sự đoàn kết phối hợp chiến đấu của nhân dân Việt Nam, những điều này thể hiện sự liên minh chiến
nguon VI OLET