Người soạn: Lê Thanh Thủy

Ngày soạn: 22-3-2015

 BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

      ( tiết 2)

 

 

 

  1. Mục tiêu bài học

Học xong bài này học sinh cần nắm được:

  1. Về kiến thức

-         Thế nào là hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

-         Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên.

  1. Về kỹ năng

-         Biết nhận xét , lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội.

-         Biết thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

  1. Về thái độ

-         Yêu quý, trân trọng các mối quan hệ trong gia đình.

-         Đồng tình, ủng hộ các quan niệm, hành động đúng đắn và tiến bộ về hôn nhân và gia đình.

-         Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.

  1. Kiến thức trọng tâm

-         Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và chức năng của gia đình.

-         Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ gia đình.

  1. Phương pháp, phương tiện dạy học
  1. Phương pháp dạy học

Phần này có nội dung kiến thức gần gũi với đời sống của học sinh vì vậy khi giảng bài này có thể sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm để phát huy tính chủ động, sang tạo của học sinh trong đó phương pháp thuyết trình đóng vai trò chủ đạo.

  1. Phương tiện dạy học

-         Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10

-         Máy tính, máy chiếu

-         Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

  1. Tiến trình dạy học

 

  1. Ổn định tổ chức lớp(1 phút)

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp…

  1. Kiểm tra bài cũ
  2. Dạy bài mới (36 phút)
  • Đặt vấn đề (1phút)

Qua bài học hôm trước các em đã biết được thế nào là tình yêu, làm thế nào để có được một tình yêu chân chính. Theo năm tháng sự phát triển của tình yêu sẽ dẫn hai người ấy đến đâu? Gia đình là gì? Làm thế nào để xây dựng cho mình một gia đình hạnh phúc? Tìm hiểu bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trên.

  • Dạy bài mới ( 35 phút)

 

   Hoạt động của giáo viên - học sinh

                           Nội dung bài học

Đơn vị kiến thức 1: Hôn nhân

 Giáo viên nêu tình huống “ Anh A và chị B tự ý chung sống với nhau. Sau một thời gian giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác” Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được coi là vợ chồng hay không? Vì sao?

Học sinh trả lời

giáo viên nhận xét : Nhận xét, giải thích:  Quan hệ giữa anh, chị A và B về mặt pháp lí không được coi là vợ chồng vì không có đăng kí kết hôn theo qui định của nhà nước

Gv: Vậy hôn nhân là gì?

Giáo viên nhận xét, bổ sung rồi kết luận =>

Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn.

-Nó thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của hai vợ chồng với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được pháp luật bảo vệ.

Giáo viên hỏi: Theo các em ở nước ta pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu?

Học sinh trả lời, giáo viên kết luận=>

-Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000  nước ta có quy định :

   Độ tuổi kết hôn của Nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên nước ta khuyến khích kết hôn ở độ tuổi cao hơn là : nam :22, nữ: 20.

Giáo viên hỏi: Theo các em việc kết hôn được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý nào?

Nếu không có sự kiện pháp lí đó thì có được coi là hôn nhân hay không?

-Nó được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý là đăng ký kết hôn, được pháp luật thừa nhận, nếu không đăng kí kết hôn thì không được gọi là hôn nhân

Gv: sau khi đăng kí kết hôn đôi nam nữ thường ra mắt làng xóm, bạn bè, bằng cách tổ chức lễ cưới linh đình, vì cả đời chỉ có một lần.

Em có suy nghĩ gì về điều đó?

Hs: Trình bày ý kiến cá nhân

Gv: nhận xét giải thích:

     Đám cưới là việc hệ trọng của cá nhân và gia đình. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cho phép mà tổ chức hợp lí.

    Nhà nước khuyến khích lễ cưới nên tổ chức trang trọng, vui vẻ, tiết kiệm thực hiện đời sống mới của nhân dân. Không nên tổ chức linh đình phô trương, gây tốn kém tiền của, thời gian sức khoẻ của gia đình và người thân qua đó bài trừ các hủ tục trong cưới xin.

 

Giáo viên nêu vấn đề: chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay như thế nào cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu phần b.

 

Gv:Chế độ hôn nhân hiện nay có khác gì so với trước kia?

Học sinh trả lời.

Giáo viên đưa ra câu trả lời:

   +Nguyên thuỷ: chế độ quần hôn.

   +Xã hội phong kiến: đa thê.

+ hiện nay: hôn nhân tự nguyện và tiến bộ

Xét tình huống sau: anh Hoàng và chị Hoa gần nhà nhau. Hoàng 21T Hoa 17T. cha mẹ Hoa do làm ăn thua lỗ nợ nhà Hoàng nhiều. Hoàng thì đã thích hoa từ lâu nên đòi mẹ cưới Hoa cho Hoàng rồi hứa sẽ trừ hết khoản nợ. Hoa phải nghe theo  lời ba mẹ và lấy Hoàng dù chưa đủ tuổi nhưng gia đình Hoàng lo hết về mặt pháp lý. Sau một thời gian chung sống Hoa luôn buồn rầu vì người chồng có tính trăng hoa và cô quyết định li hôn với chồng. nhưng gia đình chồng và chồng nhất định không cho.

Gv: theo em tình huống trên hôn nhân của Hoàng và hoa có tự nguyện không có tiến bộ không? Vì sao?

Hs: Trả lời

Gv: Nhận xét giải thích thêm và kết luận:

Hôn nhân trong tình huống trên không được gọi là tự nguyện và tiến bộ. Hoa không vì trả nợ cho ba mẹ nên phải lấy người mình không yêu. Hoa chưa đủ tuổi nhưng nhờ địa vị và tiền của nhà Hoàng đã bất chấp tất cả. Hoa đã bị dằn vặt va không được chấp nhận li hôn là không đúng dù cho cô có lí do chính đáng.

+ Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính.

 

+ Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật đinh, tuy nhiên không phủ nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè…

   + Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lý, tức là phải đăng ký kết hôn theo luật.

   + Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm các quyền tự do li hôn.

- Thứ hai: hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng

 

Gv:Em hiểu thế nào là hôn nhân một vợ một chồng?

Hs: Trả lời:

Gv: Nhận xét chốt ý: Hôn nhân dựa trên cơ sở là tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu không  thể chia sẻ được, vợ chồng phải sống chung thủy, yêu thương nhau.

Gv:Em hiểu vợ chồng bình đẳng như thế nào?

Hs: Trả lời

Gv: Nhận xét, tổng kết

   + Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng không phải là sự cào bằng, chia đôi… bình đẳng cần hiểu là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình.

Giáo viên hỏi học sinh : Trước kia hôn nhân có bình đẳng một vợ một chồng hay không ? Nếu không thì hôn nhân trước kia được biểu hiện như thế nào?

Trước kia hôn nhân không bình đẳng, nam năm thê bảy thiếp, con gái chỉ được lấy một chồng.

Giáo viên thuyết trình: Sau khi đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới, hai người chung sống với nhau tạo thành gia đình. Vậy gia đình là gì? Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên ra sao chúng ta chuyển sang tìm hiểu phần 3.

Đơn vị kiến thức 2: Gia đình

Giáo viên nêu câu hỏi, gọi bất kỳ học sinh nào trả lời: Gia đình em sống ở đâu, có bao nhiêu người, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình em như thế nào?

 

Giáo viên kết luận, đưa ra khái niệm gia đình =>

 

 

Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thảo luận 2 vấn đề sau.

Nhóm 1 và 2:  Theo em, gia đình có các chức năng cơ bản nào? Nội dung

Nhóm 3 và 4: Theo em gia đình có những mối quan hệ cơ bản nào? Là một thành viên trong gia đình, em đã làm gì để giúp gia đình mình duy trì và phát triển các mối quan hệ đó?

Thời gian cho mỗi nhóm chuẩn bị là 2 phút, trình bày là 3 phút.

Đại diện mỗi nhóm lên trình bày

Giáo viên đánh giá và đưa ra kết luận=>

Chức năng duy trì nòi giống.

   Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Nó góp phần tái sản xuất sức lao động và gắn với sự tồn vong của xã hội.

Theo em, một gia đình Việt Nam nên có mấy con? Vì sao?

Mỗi gia đình nên có 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt.

Chức năng kinh tế.

  Đây là chức năng rất quan trọng, nếu thực hiện chức năng này không tốt sẽ ảnh hưởng tới các chức năng khác của gia đình.

 

 

?Gia đình em có tổ chức sản xuất kinh tế không?

Chức năng tổ chức đời sống gia đình.

  Chức năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc gia đình.

? Chức năng tổ chức đời sống gia đình có quan trọng không, để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em có thể làm được gì?

 

Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

   Đây là chức năng vô cùng quan trọng của gia đình, tuy nhiên không phải ai cũng thấy được tầm quan trọng của nó.

 

Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái là chức năng đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước

?Có người cho rằng việc giáo dục trẻ em là việc của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này?

Giáo dục cần kết hợp gia đình nhà trường xã hội, gia đình là trường học đầu đời của mỗi con người, quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em

Trong các chức của gia đình thì chức năng nào quan trọng hơn cả? Vì sao?

Chức năng kinh tế là quan trọng nhất vì nó là tiền đề để thực hiện các chức năng khác.

 

 

 

Giáo viên đặt câu hỏi:

? Theo em, trong gia đình có những mối quan hệ nào?

Gv: quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân

Quan hệ giữa vợ chồng: Là mối quan hệ cơ bản nhất trong gia đình. Mối quan hệ này có bềm vững hòa thuận thì các mối quan hệ khác mới phát triển hài hòa.

? Theo em, nếu trong gia đình vợ chồng bất hoà sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con cái?

Quan hệ cha mẹ và con cái: +Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

+Ngược lại con cái có nghĩa vụ, bổn phận yêu quý, kính trọng, phụng dưỡng… ông bà cha mẹ.

? Để trở thành một người con hiếu thảo, em phải làm gì?

 

Quan hệ giữa ông bà và các cháu.

   +Ông bà có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.

+Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà.

? Em đã làm gì để phụng dưỡng, chăm sóc ông bà? Em có thích những việc đó không?

 

Quan hệ giữa anh, chị em.

   Phải có trách nhiệm thương yêu tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống

 

? Trong gia đình em, quan hệ giữa anh chị em có tốt không? Em hiểu thế nào về câu tục ngữ:

“Anh em như thể tay chân”

GVKL: Tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc sẽ mang lại những điều  tốt đẹp cho mỗi thành viên trong gia đình và là tế bào lành mạnh của xã hội.

         Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân va gia đình không chỉ là trách nhiệm, đạo đức của mỗi công dân với xã hội mà là trách nhiệm, đạo đức của bản thân.

2. Hôn nhân

a.Hôn nhân là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Thứ nhất: hôn nhân tự nguyện và tiến bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thứ hai: hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Gia đình  chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.

a.Gia đình là gì?

 

 

-Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

 

 

 

 

 

 

 

 

b.Chức năng của gia đình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Chức năng duy trì nòi giống.

 

 

 

 

 

-Chức năng kinh tế.

 

 

 

 

Chức năng tổ chức đời sống gia đình.

 

 

- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên.

 

-Quan hệ giữa vợ và chồng.

-Quan hệ giữa cha mẹ và con cái

 

-Quan hệ giữa ông bà và các cháu.

 

- Quan hệ giữa anh, chị em.

 

 

  1. Luyện tập củng cố ( 3 phút)

Giáo viên khẳng định cho học sinh thấy rằng: Tình yêu chân chính của con người là tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân và bước vào xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc là nền tảng để xã hội ổn định và phát triển.

Câu 1:tình yêu đích thực diễn biến theo 3 giai đoạn nào?

x a.tình yêu-hôn nhân-gia đình hạnh phúc

   b.hôn nhân-gia đình hạnh phúc-tình yêu

   c.hôn nhân-tình yêu-gia đình hạnh phúc

Câu 2: Sau khi đăng kí kết hôn, nam nữ thường tổ chức lễ cưới. Lễ cưới nên:

   a. Tổ chức không cần trang trọng, vui vẻ là được

   b. Tổ chức linh đình, sang trọng để mở mày mở mặt với xóm làng

xc. Tổ chức đơn giản nhưng trang trọng, tiết kiệm, vui vẻ

 

Cho học sinh làm bài tập 3 SGK, kể tên một số câu ca dao tục ngữ về gia đình và tình cảm anh chị em.

  1. Dặn dò, nhắc nhở ( 1 phút )

Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập trong SGK, chuẩn bị bài mới bài 13: Công dân với cộng đồng.

nguon VI OLET