TUẦN 26                          Thứ tư ngày 27 tháng 02 năm 2019

Môn: Đạo đức

Bài: Em yêu hòa bình (tiết 1)

 

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học xong bài này, HS biết:

 - Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.

 - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

 - Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.

II.Các kĩ năng sống:

 - Kĩ năng xác định giá trị ( nhận thức được giá trị của hoà bình, yêu hoà bình).

 - Kĩ năng tác hợp với bạn bè.

 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về hoà bình và bảo vệ hoà bình.

III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

 - Thảo luận nhóm; động não; trình bày 1 phút; phòng tranh; hoàn tất một nhiệm vụ.

IV. Phương tiện dạy – học:

 1/GV: - Thẻ màu dùng cho hoạt động dạy học.

 2/HS: - Dụng cụ học tập.

V. Các hoạt động dạy – học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Kiểm tra sĩ số

 

2. Kiểm tra bài cũ:

Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 11.

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

b) Các hoạt động

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 37, SGK).

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và ND vùng có CT, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:

 

- Báo cáo sĩ số

- Hát vui.

 

- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.

- Vài HS nhận xét.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

 

- Lắng nghe.

- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

 

 

- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.

 


+ Em thấy những gì trong các tranh, ảnh đó?

- GV chia HS thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm đọc thông tim trang 37, 38 SGK và thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK.

- Mời đại diện các nhóm trình bày 1 câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận:  Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học...Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.             

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK)

- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.

- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.

- GV mời một số HS giải thích lí do.

- GV kết luận: Các ý kiến a, d là đúng ; các ý kiến b, c là sai.

2.4- Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK

- GV kết luận: Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác, như các hành động, việc làm b,c trong BT2.

2.5- Hoạt động 4: Làm bài tập 3, SGK

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Cho HS làm bài theo nhóm 4

- Mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác NX.

- GVKL, khuyến khích HS tham gia các HĐBV hoà bình.

- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm bài cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh

- Một số HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc yêu cầu bài tập.

 

- HS trình bày.

 

 


4. Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét

- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

- Nhận xét tiết học

 

 

 

 

- Nêu nội dung bài học

- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

 

 

 *Rút kinh nghiệm:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 DUYỆT CỦA BGH                                                            NGƯỜI THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

                                                                                                 Châu Xinh

nguon VI OLET