Bài 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
(((
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Nêu được bản chất của HH ở thực vật, viết được pttq và vai trò của HH đối với cơ thể thực vật.
- Phân biệt được các con đường HH ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có oxi.
- Mô tả được mqh giữa HH và QH.
- Áp dụng kiến thức vào thực tiễn bảo quản nông sản.
2.Kĩ năng, thái độ
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK
- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp
- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.
2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm
-Trung thực
-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC
1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng




Vận dụng
VD cao

I. Khái quát hô hấp


II.Con đường HH

IV. Mối quan hệ HH –MT

Trình bày phương trình và vai trò HH

Các giai đoạn của hô hấp

Mô tả ảnh hưởng của MT đến HH




Phân biệt các con đường hô hấp ở thực vật
Ứng dụng của phân giải kỵ khí (lên men)
Đề xuất biện pháp bảo quản nông sản

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực
Mức độ nhận biết
Câu 1: Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa: 
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
C. Làm sạch môi trường
D. Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O
Câu 2: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là
A. rượu etylic + CO2 + năng lượng.
B. axit lactic + CO2 + năng lượng.
C. rượu etylic + năng lượng.
D. rượu etylic + CO2.
Câu 3: các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp của thực vật là nhiệt độ, nước, oxi và
A. ánh sáng B. CO2 C. pH D. Vi sinh vật đất
Mức độ thông hiểu
Câu 4: Khi nói về giai đoạn đường phân trong hô hấp hiếu khí, phát biểu nào sau đây sai?
A. Giai đoạn đường phân hình thành NADH
B. Giai đoạn đường phân oxi hóa hoàn toàn Glucozo
C. Giai đoạn đường phân hình thành 1 ít ATP
D. Giai đoạn đường phân cắt glucozo thành axit piruvic
Mức độ vận dụng
Câu 5: Quá trình lên men được ứng dụng trong bao nhiêu hoạt động sau đây?
 Sản xuất rượu bia
Làm sữa chua
Muối dưa
Sản xuất giấm
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Mức độ vận dụng cao
Câu 6: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì: 
A. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản
B. hạt khô không còn hoạt động hô hấp
C. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được
D. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ SGK.
- Hạt nảy mầm, nước vôi, ống nghiệm... tiến hành TN hạt hô hấp
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp (1p)
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3 phút)
1.Mục tiêu:
 -Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. -Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền
nguon VI OLET