Tuần 10 Ngày soạn: 07/11/2020
Tiết 20 Ngày dạy: 12/11/2020


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị. Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng
Biết sử dụng bản đồ để trình bày sự kiện có liên quan bài học.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử,…
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

 A. Khởi động
Cuối thế kỉ XIX, trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào tư bản Phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập dân tộc và còn phát triển mạnh về kinh tế, trở thành đế quốc chủ nghĩa. Tại sao Nhật Bản lại có được sự phát triển thần kì như vậy. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này.
B. Hình thành kiến thức
I. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Tìm hiểu những nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị.
- Chiếu lược đồ nước Nhật Bản giới thiệu khái quát về nước Nhật
+ Nhật Bản là 1 quốc gia đảo hình vòng cung, gồm 4 đảo lớn, có diện tích tổng cộng khoảng 374.000 km vuông, nằm theo sườn phía Đông lục địa châu Á. Nhật được mỹ danh “xứ sở hoa anh đào”, “đất nước mặt trời mọc”.
- Hoàn cảnh nào dẫn tới sự ra đời của cuộc Duy Tân Minh Trị ?
+ Chủ nghĩa tư bản xâm lược, chế độ phong kiến suy yếu.
- Tình hình nước Nhật cuối thế kỷ XIX có điểm giống với các nước châu Á nói chung là cùng bị thực dân phương Tây xâm lược, có chế độ phong kiến suy yếu.
- Từ thế kỉ XVII, Nhật Bản dưới sự thống trị của chế độ Mạc Phủ, quyền hành nằm trong tay Tướng quân Sô-gun (tồn tại gần 3 thế kỉ (1604 - 1868). Chế độ phong kiến do Sô-gun (bảo thủ, lạc hậu) đứng đầu bị khủng hoảng bế tắc.
- Đế quốc nào là kẻ đầu tiên quyết định dùng vũ lực xâm lược nước Nhật Bản.
+ Mĩ không chỉ coi Nhật là thị trường tiêu thụ mà còn làm bàn đạp để tấn công Triều Tiên và Trung Quốc.
- “Trước tình hình suy yếu của chế độ phong kiến Mạc phủ, tư bản Âu, Mĩ lần lượt đến “gõ cửa” Nhật Bản, đầu tiên là Mĩ sau đó là Nga, Anh, Pháp yêu cầu Nhật Bản “mở của” thông thương ( Mạc phủ hoảng sợ trước sức mạnh của tư bản phương Tây nên đã kí các “hiệp ước bất bình đẳng”, các thương nhân nước ngoài tự do vào Nhật vơ vét nguyên liệu như tơ, bông, chè và vàng với giá rẻ và bán vải lụa và các hàng tiêu dùng với giá cao... do đó hàng hóa trong nước tăng vọt nên việc kinh doanh trong nước của giai cấp tư sản gặp khó khăn, đời sống nhân dân xa sút…”
- Trước những khó khăn đã đặt ra yêu cầu gì cho nước Nhật ?
+ Cải cách canh tân để xây dựng đất nước.
- Lúc này ai là người quyết định canh Tân đất nước ?
+ Thiên Hoàng Minh Trị.
- Ngày 9/11/1867 quyền hành của tướng quân Sô-gun đã được trao trả cho Thiên Hoàng.
- Cho HS quan sát hình 47. Thiên Hoàng Minh Trị
- Giới thiệu đôi nét về Minh Hoàng Thiên Trị: “Vua Mut-sô-hi-tô lên kế vị vua cha tháng 11 năm 1867 khi mới 15 tuổi. Ông là người rất thông minh, dũng cảm, biết chăm lo việc nước, biết theo thời thế và biết dùng người, tháng 1 năm 1868 ông ra lệnh truất quyền Sô-gun và thành lập chính phủ mới, thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, lấy hiệu là Minh Trị. Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành những cải cách tiến bộ theo phương Tây để canh tân đất nước”.
- Sau khi lên ngôi ông đã làm việc gì ?
+ Ông đã tiến hành 1 loạt cải cách tiến bộ.
- Ông đã cải cách trên cách lĩnh vực nào ?
+Các lĩnh vực về kinh tế, chính trị - xã hội, giáo dục, quân sự.
nguon VI OLET