Chủ đề: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO ĐOẠN ĐƯỜNG NGẬP NƯỚC
1. Tên chủ đề:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO ĐOẠN ĐƯỜNG NGẬP NƯỚC (Số tiết: 03 tiết – Lớp 8)
2. Mô tả chủ đề:
Dự án “Thiết kế hệ thống cảnh báo đoạn đường ngập nước” là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 8. Bằng việc thiết kế hệ thống cảnh báo này HS sẽ được tìm hiểu công việc của nhà thiết kế từ việc lên ý tưởng đến việc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thiết kế và chế tạo.
HS sẽ nghiên cứu những kiến thức về áp suất chất lỏng, bình thông nhau, đòn bẩy, vai trò của thực vật đối với tự nhiên… để hoàn thành nhiệm vụ của mình theo những tiêu chí đã được đặt ra.
Để thực hiện được dự án này, HS sẽ cần chiếm lĩnh kiến thức của các bài học:
– Vật lí 8: Tiết 8 (Áp suất chất lỏng), tiết 9 (Bình thông nhau, máy nén thủy lực)
Đồng thời, HS phải huy động kiến thức của các môn học liên quan như:
– Tin học 7: Bài 5, 6 (Bảng tính Excel);
– Các kiến thức về tính toán (Toán học);
– Lắp ráp mô hình kĩ thuật (Kĩ thuật lớp 5).
- Vật lý 6: Đòn bảy
- Vật lí 7: Mạch điện
3. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng:
a. Kiến thức
– Trình bày được khái niệm về áp suất chất lỏng, cấu tạo và nguyên lý bình thông nhau;
– Vận dụng được các kiến thức về áp suất chất lỏng, cấu tạo và nguyên lý bình thông nhau đê chế tạo hệ thống cảnh báo đoạn đường ngập nước;
b. Kĩ năng
- Kỹ năng hoạt động nhóm;
- Tính toán, thiết kế, vẽ được sơ đồ nguyên lí; bản vễ chế tạo; quá trình lắp ráp, vận hành thử nghiêm và hoàn thiện sản phẩm;
- Tra cứu được thông tin nhờ việc sử dụng công nghệ thông tin;
- Tra cứu thông tin, nắm bắt thông tin về thiệt hại do mưa lũ, thông tin về mức nước nguy hiểm đối với từng loại phương tiện giao thông. Các giải pháp đã có về vấn đề này
c. Phát triển phẩm chất
– Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
– Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống;
– Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật.
d. Định hướng phát triển năng lực
– Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học và thực nghiệm về áp suất chất lỏng, cấu tạo và nguyên lý bình thông nhau;
– Năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể chế tạo được hệ thống cảnh báo đường ngập nước một cách sáng tạo;
– Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể tạo ra sản phẩm hệ thống cảnh báo đường ngập nước;
- Năng lực điều tra dự báo
4. Thiết bị
Ông nhựa PVC 60- 40cm,  21-1m, khóa  21-1 cái, thu 60-21- 2 cái, vuông 21-2 cái, T 21- 4 cái, đầu bịt 21-4 cái, keo nhựa- 1 tuýp, xốp , thanh gỗ nhẹ hoặc thanh nhựa 20 cm, dây buộc 1m, thước đo chiều cao
5. Tiến trình dạy học


Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO ĐOẠN ĐƯỜNG NGẬP NƯỚC (Tiết 1 – 45 phút)
Mục đích.
- Biết được nguyên tắc hoạt động của Bình thông nhau và công dụng của nó; biết được vật nổi trong chất lỏng, khi nước dâng thì vật cũng nổi lên cao.
- Vận dụng nguyên lý ở đòn bẩy vào cuộc sống
- HS nhận thấy được sự cần thiết và ý nghĩa của hệ thống hệ thống cảnh báo đoạn đường ngập nước đối với cuộc sống của bản thân từ thực tiễn quan sát được;
- HS bước đầu có sự tự tin trước khi bắt tay vào triển khai dự án;
- HS tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế hệ thống cảnh báo đoạn đường ngập nước, ghi nhận được các tiêu chí của sản phẩm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm này (HS xác định rõ nhiệm vụ mình cần phải làm là một hệ thống cảnh báo đoạn đường ngập nước, Hệ thống thỏa mãn những tiêu chí GV đưa ra và mức độ hoàn thành sản phẩm sẽ được đánh giá theo bảng tiêu chí đánh giá).
B. Nội dung:
– GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm khám phá: Cho học sinh quan sát Bình
nguon VI OLET