THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRỰC TUYẾN
NHÓM TRƯỜNG THCS PHẠM HÙNG VÀ TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
TP CHÂU ĐỐC
ĐỊA LÍ LỚP 6 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
Trường:THCS ………….. Họ và tên giáo viên: ……………………….
Tổ: …….
TÊN BÀI DẠY: BÀI 12. THỰC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN VÀ LÁT CẮT ĐỊA HÌNH ĐƠN GIẢN
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
*Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.
*Năng lực riêng:
- Sử dụng công cụ địa lí: Biết đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.
2. Về phẩm chất
- Có ý thức trong học tập, tích cực, chủ động khi làm việc nhóm.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV : - SGV, SGK, tranh ảnh, tài liệu
2. Chuẩn bị của HS: - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
a. Mục tiêu
+ Kích thích sự hứng thú tò mò của học sinh đối với bài mới.
+ Định hướng nội dung bài học. ( bài 12 sách Cánh Diều trang 148 )
b. Nội dung: Học sinh dựa vào tình huống và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên đưa ra tình huống “Bạn Nam muốn đi leo núi nhưng lại phân vân không không biết phải mang theo vật dụng gì để xác định phương hướng và giúp chuyến đi an toàn” Các bạn hãy gợi ý giúp bạn Nam đưa các dụng cụ cần thiết cho chuyến du lịch nhé.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trả lời với nhiều ý kiến khác nhau (La bàn, bản đồ địa hình, máy ảnh, dây leo núi, điện thoại, giày leo núi, cẩm nang du lịch leo núi…)
Bước 4. Kết luận, nhận định: Định hướng vào bài (có rất nhiều vận dụng cần đem theo khi đi du lịch, song một trong các vật dụng quan trọng đó chính là bản đồ địa hình tỉ lệ lớn. Vậy bản đồ địa hình tỉ lệ lớn được sử dụng như thế nào?

 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (20 phút)

Hoạt động 2.1: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn (12 phút)
a. Mục tiêu
- HS biết các bước đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.
b. Nội dung: Dựa vào hình 12.1 sgk trang 148 đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.
c. Sản phẩm: sản phẩm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu:
- Khái niệm thế nào là đường đồng mức.
- Hướng dẫn cách đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn:
+ Trước hết, cần xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao
nhiêu mét.
+ Căn cứ vào các đường này, ta có thể tính ra độ cao của các địa điểm trên lược đồ
+ Căn cứ vào độ gần hay xa nhau của đường đồng mức, ta biết được độ dốc của địa hình.
+ Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, ta tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.
HĐ nhóm: Các nhóm chung nhiệm vụ (10p)
Dựa vào hình 12.1 sgk trang 148 cho biết:
1. Khu vực này có những dạng địa hình nào?
2. Độ cao lớn nhất của khu vực này là bao nhiêu mét?
3. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ độ cao bao nhiêu mét?
4. Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
5. Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào?
1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

- Đường đồng mức là đường nối liền những điểm có cùng độ cao.
- Đọc lược đồ:

+ Khu vực này có các dạng địa hình: núi, thung lũng sông.
+ Độ cao lớn nhất của khu vực này là: 1900 m.
+ Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ độ cao: 1600 m
nguon VI OLET