ĐẠO ĐỨC (Tiết 26): TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 1)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
2. Kĩ năng: - Giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm.
3. Thái độ:- Có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
B. Đồ dùng dạy học:
1.GV: SGK, SGV, tranh ảnh minh họa.
2.HS: SGK, vở ghi.
C. Hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)- Lớp hát một bài
III. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)- Nêu các biểu hiện của việc tôn trọng đám tang? (Ngả mũ nón, nhường đường…)
Vì sao cần tôn trọng đám tang? (Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và người thân của họ)
III. Bài mới: (30 phút)

Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu bài (2 phút)
- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- GV ghi bảng

- HS ghi vở

2. Các hoạt động
* Hoạt động 1 Xử lý tình huống
( 12 phút)
- GV gọi HS đọc tình huống
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đóng vai xử lý tình huống.
- Mời HS lên sắm vai
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, hỏi:
+ Trong những cách giải quyết của các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất?
+ Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về hai bạn nếu thư bị bóc?

+ Với thư từ, tài sản của người khác, chúng ta cần làm gì?
- GV đưa ra cách xử lý đúng, kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- HS đọc
- HS thảo luận


- Sắm vai, lớp theo dõi
- Nhận xét

+ HS trả lời


+ Ông sẽ nghĩ hai bạn là những đứa trẻ hư, không biết tôn trọng người khác.
- Chúng ta cần tôn trọng

- Lắng nghe

* Hoạt động 2
Thảo luận nhóm
(10 phút)
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- a)Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành bài vào vở BT.
- Mời HS báo cáo
- GV nhận xét, chốt đúng







- Vì sao mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em?

b)Gọi HS nêu yêu cầu ý b.(Hướng dẫn HS sử dụng thẻ màu đưa ý kiến của mình)


- Vì sao em không đồng tình với việc tự ý sử dụng thư từ, sách vở, đồ dùng của người khác khi chưa được phép?
- Muốn sử dụng sách, vở, đồ dùng của người khác em cần làm gì?
- GVKL: Đó chính là ý thứ 3 trong bài tập này, chúng ta nên thực hiện đúng.
- Những bạn nào đã thực hiện được các nội dung trong ý 2, 3, 5?
- Bạn nào chưa thực hiện được?
- Vì sao em không đồng tình với ý 8 làm hỏng đồ chơi của người khác mà không xin lỗi?
- Vì sao em cho rằng lấy sách, truyện của người khác để đọc rồi lại cất trả vào chỗ cũ là sai?
- Sau khi học bài đạo đức hôm nay em thấy mình cần thực hiện những việc đó như thế nào?
- GV liên hệ với việc đọc sách ở thư viện nhà trường cần hỏi ý kiến cô quản lý thư viện rồi mới lấy sách, truyện ra đọc. Đọc xong cần cất gọn gàng đúng vị trí cũ.

- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?


- Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?


- Chúng ta nên và không nên làm gì đối với thư từ, tài sản của người khác ?
*GVKL:Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tùy ý xem thư từ, sử dụng tài sản của người khác là thiếu tự trọng và vi phạm pháp luật.
- 1 HS đọc: Điền từ ngữ bí mật, pháp luật, của riêng và chỗ trống cho thích hợp
- Thảo luận
- Báo cáo
Đáp án:Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm
nguon VI OLET