phòng giáo dục & đào tạO QUẬN 12
TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐÔNG
----------( ( (----------


GIÁO ÁN THAO GIẢNG CẤP QUẬN


Chương II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
Tiết 20, Bài 13:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)









Giáo viên: Bùi Thị Ngọc

Tổ: Sử-Địa- GDCD.



Năm học: 2017 –2018





Chương II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
Tiết 20, Bài 13
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Biết những nét diễn biến chính của của cuộc chiến tranh, kết cục và ảnh hưởng của cuộc chiến.
- Hiểu được: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh là do lòng tham và sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc;Hiếu được tính chất của cuộc chiến tranh và hậu quả của chiến tranh đối với loài ngoài người.
- Vận dụng: Học để tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ Hai và các cuộc chiến tranh khác; Vận dùng để tìm hiểu về tác động của cuộc chiến tranh tới tình hình Việt Nam.
2. Thái độ
- Lên án CNĐQ là nguồn gốc của cuộc chiến tranh
- Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Đánh giá vai trò của Lênin, Đảng Bôn sê vich trong việc kí với Đức hòa ước Bret li tôp đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
3. Kĩ năng
- Rèn Kĩ năng sử dụng lược đồ để xác định địa danh các khối quân sự trong CTTGI
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình
- Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn (lập niên biểu về diễn biến chiến tranh)
- Phân biệt các khái niệm: "Chiến tranh đế quốc", "Chiến tranh chính nghĩa", "Chiến tranh phi nghĩa".
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung:
* Năng lực tự học
- Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- Khai thác tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để tự tìm kiếm nội dung
- Khả năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, khái quát, liên hệ.
* Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS có khả năng sử dụng ngôn ngữ để trình bày các vấn đề lịch sử.
- Khả năng trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến về một vấn đề cụ thể…
b. Năng lực chuyên biệt:
* Năng lực tái hiện sự kiện, so sánh, phân tích, đánh giá...
* Năng lực thực hành bộ môn: Sử dụng tranh ảnh lịch sử, lược đồ
* Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau mâu thuẫn giữa các nước đế quốc là nguồn gốc của CTTGI
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Thiết bị, đồ dùng dạy học:
- Bản đồ CTTGI
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ và bảng biểu phục vụ cho bài học, chuẩn bị và duyệt tiểu phẩm cho HS khi học sinh thực hiện phương pháp sắm vai
- SGK, giáo án và các loại sách tham khảo có liên quan
* Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu trước nội dung bài học trong SGK và thông qua tìm hiểu tài liệu tham khảo
- Chuẩn bị kỹ nội dung GV yêu cầu ở tiết học trước như: Tập kịch, tập đánh giá, nhận xét các sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan tới bài học...
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- PP Đàm thoại, thuyết trình, tường thuật
- PP sắm vai
- Tích hợp kiến thức liên môn ( văn học)
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ỏn định tổ chức lớp
2, 3. Kiểm tra bài cũ và nêu vấn đề:
- Một bạn hãy lên sắp xếp vị trí kinh tế của 4 nước trên trong các năm 1860 và 1913 ?
- Nhận xét gì về vị trí kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ trong thời kỳ từ 1860 đến 1913?
- Sự phát triển không đều giữa các nước đề quốc có tác động tới tình hình thế giới không?
GV: từ câu trả lời của HS Gv dân dắt vấn đề để vào bài
HOẠT
nguon VI OLET