Ngày soạn

05/03/2018

Ngày dạy

21/03/2018

Lớp dạy

11B1

 

Tiết PPCT: 27

BÀI 13

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA (TIẾT 1)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong, học sinh cần nắm được:

  1. Kiến thức

-       Nắm được vai trò, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo, các phương hướng để thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta.

  1. Kỹ năng

-       Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.

  1. Thái độ

-       Tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp với khả năng của bản thân.

  1. NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐƯỢC HƯỚNG TỚI

-       Hợp tác, tự nhận thức, sử dụng ngôn ngữ, công nghệ thông tin

-    Năng lực nhận thức, giải quyết vấn đề cá nhân và giải quyết vấn đề xã hội, năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng đất nước.

  1.  PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

-       Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dự án, trực quan, hoạt động nhóm, trò chơi.

-       Kĩ thuật: chia nhóm, động não

  1.  TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1

 


-       Máy tính xách tay.

-       Sách giáo khoa GDCD 11.

-       Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 11.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (Thời gian: 2’)

-         GV chiếu hình ảnh. Hãy cho biết những hình ảnh đó nói đến hoạt động gì?

-         GV nhận xét, dẫn dắt vào bài:

Những hình ảnh đó nói đến hoạt động giáo dục và đào tạo.

Vậy giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ gì? Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta cần phát triển theo những phương hướng cơ bản nào? Để làm rõ những câu hỏi trên, hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu Bài 13: “ Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa” (Tiết 1)

  1. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (Thời gian: 35’)

1.Tìm hiểu vai trò của giáo dục và đào tạo ở nước ta

-       Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của giáo dục và đào tạo ở nước ta.

-       Phương pháp: Vấn đáp và thuyết trình.

-       Thời gian: 4 phút.

-       Cách tiến hành:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung bài học

-   Khái quát nội dung bài học

Đặt vấn đề và cung cấp khái niệm “giáo dục và đào tạo”:

        Khái niệm giáo dục và đào tạo

-       Giáo dục: là bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện từ mầm non đến THPT.

-       Đào tạo: Chỉ sự bồi dưỡng định hướng nghề nghiệp cho con người trong các trường

-         Lng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Chính sách giáo dục và đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


 cao đẳng, trung cấpđại học.

     Giáo dục và đào tạo: hoạt động có tổ chức, mục đích của xã hội nhằm nh thành phát triển bồi dưỡng các năng lực và phẩm chất con người.

-       Hỏi: Hãy cho biết vai trò của giáo dục và đào tạo?

-       Kết luận vai trò:

+Giữ gìn, phát huy, truyền bá văn minh nhân loại.

+Động lực thúc đẩy CNH – HĐH đất nước.

+Điều kiện phát huy nguồn lực con người

                    Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.

-    Chuyển ý:

     Qua nghiên cứu, chúng ta thấy giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Vậy để giáo dục hoàn thành vai trò của mình, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Vai trò của giáo dục và đào tạo

-       Giữ gìn, phát huy, truyền bá văn minh nhân loại.

-       Động lực thúc đẩy CNH – HĐH đất nước.

-       Điều kiện phát huy nguồn lực con người.

    Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.

 

1

 


giáo dục và đào tạo như thế nào, cô và các em sẽ cùng nghiên cứu Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.

 

 

 

2.Tìm hiểu nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

-         Mục tiêu: HS hiểu được nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.

-         Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan.

-         Thời gian: 6 phút.

-         Cách tiến hành:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung bài học

-       Hỏi: Dựa vào SGK, hãy cho biết nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta?

-       Kết luận: Giáo dục và đào tạo có 3 nhiệm vụ:

+Nâng cao dân trí                                                        +Đào tạo nhân lực

+Bồi dưỡng nhân tài

-       GV giúp học sinh làm rõ 3 nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.

-      Hỏi: Thế nào là nâng cao dân trí?Vì sao phải nâng cao dân trí?

Kết luận nhiệm vụ 1:

     Dân là nhân dân, trí là trí tuệ. Dân trí chính là trí tuệ của nhân dân. Dân trí được hiểu cơ bản là tỷ lệ biết đọc,

-  HS nghiên cứu SGK và trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       Trả lời câu hỏi

-         HS lắng nghe 

 

 

 

 

a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       Nâng cao dân trí: nâng cao sự hiểu biết của người dân, toàn dân trên tất cả các lĩnh vực.

    Quyết định sự thành bại của

đất nước.

1

 


 biết viết, ngoài ra đó cũng chính là nhận thức của người dân trên mọi lĩnh vực.

     Nâng cao dân trí là nâng cao sự hiểu biết của người dân ở tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đây là nhiệm vụ có tính chất quyết định sự thành bại của đất nước. Bởi vì toàn dân phải hiểu biết mới có thể góp phần xây dựng, đổi mới đất nước và hội nhập. Mặt khác, trình độ dân trí cao sẽ làm con người nhân thức đúng đắn về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

-      Hỏi: Đào tạo nhân lực là gì?Vì sao phải đào tạo nhân lực?

-       Kết luận nhiệm vụ 2:

      Nhân là người, lực là nguồn lực. Đào tạo nhân lực thực chất là đà tạo nguồn lực con người. Đào tạo nhân lực là đào tạo đội ngũ người lao động, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ nhà quản lí có đủ phẩm chất và kĩ năng để thúc đẩy sự phát triển của đất nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trả lời câu hỏi

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đào tạo nhân lực: là đào tạo

+ Đội ngũ lao động

+ Đội ngũ chuyên gia

+ Đội ngũ các nhà quản lí

 Khắc phục tình trạng lao động giản đơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

 

 

 

1

 


.

  - Liên hệ:

  Việt Nam có lực lượng lao động lớn (khoảng 52.207.000 người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động) số liệu thống kê năm 2017.  Tuy có số lượng lớn, nhưng chất lượng lao động vẫn còn ở mực thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm. Đánh giá này cũng cho biết nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp.

Vì vậy đào tạo nhân lực để khắc phục tình trạng lao động giản đơn và yếu về nhân lực ở nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang thực hiện CNH, HĐH đất nước cùng với cuộc cách mạng 4.0 thì đào tạo nhân lực có vai trò

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


rất quan trọng. Phát triển nguồn nhân lực là thước đo đánh giá sự phát triển của một quốc gia.

-       Hỏi: Nhân tài là gì? Vì sao phải bồi dưỡng nhân tài?

-     Kết luận nhiệm vụ 3:

       Nhân tài được hiểu là những người có tài năng, có năng lực nổi trội, đặc biệt trong các lĩnh vực của xã hội.

      Bồi dưỡng nhân tài là chúng ta phát hiện, bồi dưỡng cho họ có điều kiện phát huy tối đa tài năng góp phần phát triển đất nước. Bồi dưỡng nhân tài là việc làm cần thiết nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

      Họ cũng là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước. Hay nói cách khác, một đất nước muốn phát triển không thể thiếu

 

 

 

 

 

 

 

- Trả lời câu hỏi

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát hình ảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Bồi dưỡng nhân tài

      Khắc phục tình trạng kém phát triển của đất nước, góp phần phát triển đất nước.

 

1

 


được những nhân tài.

-       Chiếu hình ảnh: Nước ta đã tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi, cuộc thi Olympic, có chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên giỏi đi du học theo nguồn ngân sách của Nhà nước.

 - GV liên hệ: không phải đến giai đoạn hiện nay, chúng ta mới chú trọng bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài mà thực chất ngay từ thời phong kiến, điển hình dưới thời nhà Lê, Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã có câu nói nổi tiếng: "...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn...".

-  Liên hệ và chuyển ý:      

Chúng ta cũng biết nước Nhật là nước có tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn và thường xuyên bị thiên tai tàn phán vậy Nhật Bản lại được biết đến 1 trong các cường quốc trên thế giới. Vì dân trí của họ rất cao và họ có đội ngũ tri thức và chuyên gia có tay nghề cao,

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

1

 


là nước thu hút và đào tạo nhân tài.

Vậy để đạt được 3 nhiệm vụ trên, thì đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đưa ra những phương hướng để định hướng cho giáo dục và đào tạo phát triển. Vậy những phương hướng đó là gì? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu phần Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.

 

 

 

3. Tìm hiểu phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo

-       Mục tiêu: HS hiểu được các phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.

-       Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, dự án, trực quan.

-       Thời gian: 25 phút.

-       Cách tiến hành:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung bài học

  -   Tổ chức hoạt  động nhóm về phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo: 6 nhóm trình bày sản phẩm đã thảo luận ở nhà.

Nhóm 1: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chúng ta cần phải làm gì? Ví dụ ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.             Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.

 

 

 

 

 

 

1

 


Nhóm 2: Ở nước ta, việc mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo được thực hiện như thế nào? Ví dụ minh họa?

Nhóm 3: Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục bằng những hình thức nào? Ví dụ minh họa?

Nhóm 4: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục thể hiện như thế nào? Ví dụ minh họa?

Nhóm 5: Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục được thực hiện như thế nào? Ví dụ minh họa?

Nhóm 6: Vì sao chúng ta phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo? Ví dụ minh họa?

  -  Yêu cầu từng nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm, các nhóm khác nhận xét.

  •          Nhóm 1: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chúng ta cần làm gì? Ví dụ?

-   GV nhận xét, kết luận:    

Đổi mới về nội dung phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xin ý kiến đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh. Bên cạnh đó, còn thực hiện đổi mới trong thi cử đặc biệt là môn GDCD được đưa vào trở thành 1 trong số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm 1 trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo:

+ Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

1

 


môn thi tự chọn.

- Hỏi: Em hiểu thế nào là giáo dục toàn diện?

-   Trả lời:

Giáo dục đức, trí, thể, mĩ đồng thời giáo dục lí thuyết gắn với thực hành.

  •   Nhóm 2: Ở nước ta, việc mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo được thực hiện như thế nào? Ví dụ?

- GV nhận xét, kết luận:

- Hỏi: Vì sao phải tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp?

- Trả lời: nhằm cung cấp đội ngũ nhân lực có trình độ lành nghề, phục vụ CNH, HĐH. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bị rơi vào tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trả lời câu hỏi

 

 

 

 

- Nhóm 2 trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- Trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

+ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học

  + Cơ cấu tổ chức, quản lí

+ Chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    Mở rộng quy mô giáo dục

  + sở: Chất lượng, hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Mở rộng quy mô từ giáo dục mầm non đến đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp, phát triển giáo dục không chính quy.

 

1

 

nguon VI OLET