I. Tìm hiểu chung Soạn bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh lớp 7
1. Tác giả
– Xuân Quỳnh là một thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học hiện đại Việt Nam với những tác phẩm thơ tình. – Xuân Quỳnh có một phong cách thơ đằm thắm tha thiết. – Bà luôn khát khao một tình yêu đúng nghĩa chính. – Cuộc đời hôn nhân của bà cũng gặp nhiều trắc trở. – Bà lấy một người đàn ông ở đoàn múa nhưng hai người có với nhau một đứa con thì không hợp nhau nên chia tay. Về sau đó Xuân Quỳnh kết hôn với Lưu Quang Vũ. Hạnh phúc không được lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn xe. – Tác phẩm tiêu biểu: tự hát, tập hoa dọc chiến hào…
2. Tác phẩm.
– Bài thơ được viết vào năm 1965 trong khi cuộc kháng chiến chống pháp đang diễn ra rất ác liệt – Nội dung: bài thơ kể về đồng chí chiến sĩ hành quân qua xóm nhỏ thấy tiếng gà trưa và trong lòng nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà – Bố cục: 3 phần
• Phần 1: khổ thơ 1: tiếng gà trưa đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ • Phần 2: 5 khổ tiếp: kỉ niệm ấu thơ • Phần 3: còn lại: những cảm nhận suy nghĩ của cháu
II. Phân tích Soạn bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
1. Tiếng gà trưa đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ
– Người chiến sĩ đi hành quân qua xóm nhỏ, có tiếng gà trưa “nhảy ổ” – gà đẻ trứng cục tác cục ta thì trong lòng biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ dắt díu nhau về. – Điệp từ “ nghe” nhấn mạnh vào cảm giác của người chiến sĩ. – Tiếng gà trưa làm xao động cả nắng trưa, hè bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ.
-> Người chiến sĩ hành quân gian nan vất vả nhưng nghe tiếng gà trưa nhảy ổ thì dường như hết mỏi hết. Bởi những kỉ niệm tuổi thơ yêu dấu đang trở về.
2. Kỉ niệm ấu thơ.
– Kỉ niệm về đàn gà: • Những ổ rơm hồng nhiều trứng. • Con gà mái tơ khắp mình hoa đốm trắng. • Con gà mái vàng lông óng như màu nắng.
-> Nghệ thuật so sánh kết hợp với phương thức miêu tả, điệp từ “này” vừa như khoe ra giới thiệu về những con gà trong kỉ niệm tuổi thơ. Thế giới của đàn gà trong tâm chí người chiến sĩ là một thế giới đầy màu sắc.
– Kỉ niệm về bà. • Trong tiếng gà trưa có tiếng bà vẫn mắng nhìn gà đẻ rồi mai này lang mặt. • Cháu ngây thơ tưởng thật nên cứ lo âu. • Tay bà khum trứng chắt chiu -> thể hiện sự ân cần chăm sóc. • Mỗi năm trời lạnh bà lo đàn gà toi chỉ mong trời đừng sương muối. • Chăm sóc đàn gà thật tốt để cuối năm cháu có quần áo mới -> tất cả những việc bà làm là vì cháu.
-> Với ngôn từ mộc mạc dân dã cùng những hình ảnh hết sức gợi tả hấp dẫn nhà thơ đã mang đến môt kỉ niệm tuổi thơ giản dị mà ấm áp trong tình yêu thương của bà. Người bà hiện lên ân cần chăm chút, hết lòng vì cháu yêu. Đàn gà giống như một sản nghiệp quý báu của hai bà cháu, đàn gà có thì cháu mới có quần áo mới cuối năm.
– Người cháu thơ ngây – nhân vật trữ tình: • Người cháu kể về những bộ quần áo mới. • Quần chéo go, áo bầu chúc là những mẫu dáng quần áo từ thời xưa mang đến cho chúng ta một cảm giác về một vẻ đẹp giản dị thời ấy. • Tiếng gà trưa mang đến cho người cháu biết bao nhiêu niềm hạnh phúc, về bà về những kỉ niệm về những bộ quần áo mới. • Đêm về cháu nằm ngủ mơ một giấc mơ hồng sắc trứng.
-> Đoạn thơ để lại cho chúng ta biết bao nhiêu nhớ thương ngậm ngùi về bà về những kỉ niệm tuổi thơ. Mộc mạc giản dị thế thôi nhưng không bao giờ quên được, Nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả thật hay thât màu sắc và hồn nhiên về đàn gà, về bà, về suy nghĩ của chính bản thân mình dưới cái nhìn của một cô bé cậu bé. Sự hồn nhiên mang lại thành công cho việc kể lại kỉ niệm tuổi thơ.Có thể thấy tiếng gà trưa đã mang về cả một miền kí ức tuổi thơ vô cùng ấm êm và tươi đẹp.
3. Suy nghĩ của cháu ngày hôm nay.
– Nhân vật trữ tình hay là đồng chí cách mạng chiến đấu hôm nay vì tổ quốc thân yêu. – Cũng vì xóm làng thân thuộc mà cụ thể là vì bà, vì tiếng gà cục tác bình yên nữa. – “ổ trứng hồng tuổi thơ” -> luôn là
nguon VI OLET