Ở 2 tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nước Đại Việt thời Trần với những nội dung: Sự thành lập nhà Trần, tổ chức bộ máy nhà nước, những nét chính về pháp luật và quân đội, với chủ trương, biện pháp mang tính tích cực của nhà Trần trong việc phục hồi và phát triển kinh tế nó đã có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng một quốc gia Đại Việt hưng thịnh. Thế nước đã bắt đầu ổn định thế nhưng nguy cơ giặc ngoại xâm ngày càng đến gần. Quân Mông- Nguyên đã âm mưu rồi đưa quân sang xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến như thế nào? Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu qua
Bài 14. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông- Nguyên
HĐ1: Kết hợp với kênh hình tư liệu sgk
? Các em hãy quan sát bức tranh hình 29 sgk và cho biết nội dung của bức hình ?
GV chiếu hình ảnh lược đồ, tích hợp môn Địa lí

Nhìn vào bức tranh ta thấy có 2 phần tranh và 3 đoạn chữ giải thích các hình vẽ nhằm giới thiệu sức mạnh,tổ chức quân đội, trang bị vũ khí chiến thuật và cách đánh của người Mông Cổ.
- GV giới thiệu về việc quân Mông Cổ xâm chiếm Nam Tống và Trung Quốc.

Qua việc tìm hiểu nội dung bức tranh và quan sát lược đồ em hãy cho cô biết quân Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
HS: Xâm lược Đại Việt rồi đánh thẳng lên phía Nam Trung Quốc. tạo thế gọng kìm để tiêu diệt Nam Tống và thống trị Đại Việt.
Chú ý nhấn mạnh và giải thích cho HS khi nào gọi là quân Mông Cổ Và khi nào thì gọi là quân Nguyên.
HS trả lời GV nhận xét và tổng hợp chốt theo Chuẩn KTKN
GV dẫn dắt cho học sinh liên hệ thực tế tình hình thời sự đất nước hiện nay và tiến hành tích hợp liên môn Âm nhạc:
GV giảng: Âm mưu xâm lược và thống trị của Trung Quốc đối với nước ta đã có từ ngàn đời và cho đến ngày nay TQ vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược, bành trướng đó.
? Tại sao cô lại khẳng định điều này?
? Em có biết hiện nay TQ đã và đang có những động nào vi phạm đến chủ quyền của đất nước Việt Nam chúng ta?
HS trả lời theo hiểu biết của mình và nhận xét, bổ sung lẫn nhau
GV: nhận xét hoàn thiện và cung cấp kiến thức:
- 1/1974 TQ đã sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Sáng 1/5/2014 TQ đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 từ đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng sa tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền Việt Nam và vi phạm công ước quốc tế về luật biển 1982, trực tiếp đe dọa hòa bình và ổn định khu vực…
? Trước hành động đó của Trung Quốc, Đảng và nhà nước ta hiện nay đã có những chủ trương gì để giữ gìn chủ quyền biển đảo?
HS trả lời, GV tổng hợp khái quát: Dựa vào công ước quốc tế về luật biển để đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, đưa bộ đội kiểm ngư ra đảo, tăng cường lực lượng hải quân…
? Liên quan đến những hoạt động này, các em có biết bài hát nào nói về những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh gác biển đảo?
? em có thể hát một đoạn của bài hát Nơi đảo xa của nhạc sĩ Thế Song sáng tác năm 1979 viết về người lính đảo.
GV tích hợp môn GDCD: Là học sinh, trước tình hình chủ quyền đất nước bị Trung Quốc xâm phạm, em cần phải làm gì?
HS: Học tập thật tốt, góp phần xây dựng đất nước, tham gia nhiệt tình các phong trào do nhà nước phát động: “ góp đá xây dựng Trường Sa”, “em yêu biển đảo quê hương”; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuông hòa bình trên thế giới, đấu tranh bằng phương pháp hòa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

GV: trước khi kéo quân vào xâm lược, tướng Mông Cổ cho sử giả đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần.
? Vì sao Mông Cổ không đưa quân đánh ngay mà lại gửi thư dụ hàng?
(Coi thường Đại Việt)
? Thái độ của vua Trần trước âm mưu đe dọa của Mông Cổ?

? Việc bắt giam sứ giả của Mông Cổ nói lên điều gì?
HS: Quyết tâm kháng chiến chống quân Mông Cổ của vua tôi nhà Trần.
nhà Trần
nguon VI OLET