Ngày soạn: 23/05/2020
Ngày dạy: 25/05/2020

Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 30 + 31: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
2. Kỹ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp. Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
3. Thái độ: Yêu quý cây trồng, vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, VBT Đạo đức.
2. Chuẩn bị của HS: VBT Đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Gọi HS 1-2 em nêu ghi nhớ (Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm).
- HS, GV nhận xét.
3. Bài mới: (29 phút)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HĐ1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
*GV giới thiệu bài. Ghi tên đầu bài lên bảng: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
*HS nghe. Ghi tên đầu bài vào vở.

HĐ2:
Bài tập 1
(5 phút)
*Giới thiệu cây trồng, vật nuôi và tác dụng của chúng trong đời sống.
- Yêu cầu HS giới thiệu về một loại cây trồng hoặc vật nuôi và cho biết nó có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta; em làm gì để chăm sóc chúng.




- GV nhận xét, kết luận:
Bên cạnh các loại cây trồng, vật nuôi mà các bạn vừa kể, xung quanh chúng ta còn có rất nhiều loại cây trồng với nhiều tác dụng khác nhau như cây ăn quả, cây cho bóng mát, cây rau, cây cảnh… và nhiều loại vật nuôi khác như gà, lợn, trâu, bò…
Còn những con vật như hổ, báo, khỉ, voi… không được gọi là vật nuôi mà chúng là các loài động vật hoang dã. Nếu nuôi chúng cần phải có sự cho phép của pháp luật.


- Học sinh tham gia chia sẻ:
+ Ví dụ: Nhà em có nuôi một chú chó. Nó có tác dụng làm cảnh, giữ nhà. Hàng ngày em thường cho nó ăn.
+ Nhà em có trồng một số cây cảnh. Nó có tác dụng làm đẹp. Em thường tưới nuóc cho cây.
….

- Lắng nghe.

HĐ3:
Bài tập 2
(5 phút)
*Quan sát tranh.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong mỗi bức tranh đang làm gì?
+ Các việc làm đó có tác dụng gì?







- Vừa rồi các bạn đã quan sát các bạn nhỏ trong bức tranh chăm sóc các loại vật nuôi, cây trồng.
Vậy, vì sao chúng ta phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi?






- Em đã tham gia vào những việc làm đó chưa? Đó là những việc nào?
- Sau khi chăm sóc xong, em cảm thấy trong lòng mình như thế nào?

- Nhận xét, kết luận:
Chăm sóc cây trồng vật nuôi mang lại cho chúng ta niềm vui, niềm hạnh phúc vì đó là những việc làm có ích và phù hợp với khả năng của mình.
Bên cạnh đó, việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi chính là góp phần phát triển, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: Bạn nhỏ đang cho gà ăn để đàn gà mau lớn, khỏe mạnh.
+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang tắm cho đàn lợn. Nó giúp cho đàn lợn sạch sẽ, tránh được các loại bệnh tật.
+ Tranh 3: Bạn nhỏ đang tưới rau, giúp cho rau tươi tốt.
+ Tranh 4: Các bạn nhỏ đang cùng ông chăm sóc cây non mới trồng, giúp cây thêm cứng cáp.



- Vì nếu không chăm sóc, bảo vệ cây trồng thì cây sẽ héo, cằn, sâu, bệnh mà chết.
Còn nếu không chăm sóc, bảo vệ vật nuôi thì chúng sẽ bị đói, bệnh và chết.
Cây trồng, vật nuôi mang lại lợi ích cho con
nguon VI OLET