Tuần 13 Ngày soạn: 28/11/2020
Tiết 25 Ngày dạy: 03/12/2020

BÀI 14: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Củng cố các kiến thức cơ bản của tiến trình lịch sử thế giới cận đại và những nội dung chính của thời kì này (Từ bài 1 đến bài 13).
2. Kĩ năng
Biết cách hệ thống hoá kiến thức, biết khái quát, rút ra kết luận, lập bảng thống kê sự kiện.
3. Phẩm chất năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, ...
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

A. Khởi động
“Các em đã tìm hiểu xong phần lịch sử thế giới cận đại, (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917). Đây là thời kì lịch sử thế giới có nhiều biến động quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Chúng ta cùng ôn lại những biến cố đó”.
Học sinh lắng nghe, ghi chép đầu bài vào vở.

B. Hình thành kiến thức
I. Những sự kiện lịch sử chính
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng những sự kiện cơ bản nhất.
- Lập bảng thống kê về những sự kiện chính của kịch sử thế giới cận đại theo mẫu sau:

Thời gian
Sự kiện
Kết quả

1566



CM Hà Lan


Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

1640 - 1688
Cách mạng tư sản Anh
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển

1775
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ
Anh công nhận nền độc lập của thuộc địa.
Thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA)

1789 – 1794
Cách mạng tư sản Pháp
Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển

2/1848
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời
Nêu bật quy luật phát tiển của xã hội loài người và sự thắng lợi của CNXH

1848 – 1849
Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức
Giai cấp vô sản xác định được sứ mệnh của mình, có sự đoàn kết quốc tế

1868
Minh Trị Duy Tân
Đưa Nhật Bản chuyển sang CNTB rồi CNĐQ

1871
Công xã Pari
Là cuộc CMVS đầu tiên trên thế giới, lật đổ chính quyền giai cấp tư sản

1911
Cách mạng Tân Hợi
Là cuộc CMTS lật đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Âu

1914 – 1918
Chiến tranh
thế giới thứ nhất
Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, ảnh hưởng đến tình hình thế giới sau chiến tranh

10/1917
Cách mạng Tháng 10 Nga
Là cuộc CMVS thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại

- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê về những sự kiện chính từ cuộc Cách mạng Hà Lan đến khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất... Lưu ý phần kết quả chỉ nêu những nội dung cơ bản, không cần chi tiết.
- Những sự kiện nào chứng tỏ 1 nền sản xuất mới ra đời trong lòng xã hội phong kiến?
- Nguyên nhân của các cuộc cách mạng tư sản?
- Mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản là gì? (lật đổ chế độ phong kiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển)
- Giáo viên cho học sinh thảo luận.
Nhóm 1: Em hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Pháp?
Nhóm 2: Em hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Anh?
Nhóm 3: Em hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Bắc Mĩ?
Đại diện nhóm trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung.
Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân khác ngày càng gay gắt dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản.
Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Hà Lan, Anh, Bắc Mĩ đưa đến nhiều kết quả có tác động đến sự phát triển xã hội.
Cách mạng tư sản Pháp (1789) là cuộc cách mạng tư
nguon VI OLET