Đinh Thị Thùy Linh_695103072
* So sánh các yêu cầu cần đạt về động học trong chương trình 2018 và 2002.
CT 2002:
 - Mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coi trọng hướng nghiệp.
- Quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầy đủ; các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học, chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm; một số nội dung của một số môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản, còn nhiều kiến thức hàn lâm, nặng với học sinh.
- Nhìn chung, CT còn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết, chưa thật sự thiết thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức; chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống.
CT 2018:
- Về mục tiêu GDPT: CTGD mới tiếp tục mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”; hài hòa về thể chất và tinh thần; chú trọng các yêu cầu học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội…
- Về nội dung giáo dục: CT GDPT mới tiếp tục tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại; bảo đảm yêu cầu cơ bản, hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của HS các cấp học.
- Xác định các khó khăn sai lầm hs thường gặp khi tổ chức dạy học phần động học
+ Sai lầm thường gặp của học sinh khi làm bài tập phần này là không xác định rõ hệ quy chiếu (vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, chiều dương, gốc thời gian); hoặc đôi khi trong quá trình làm bài, học sinh bỏ qua việc chọn hệ quy chiếu dẫn đến bài tập trình bày không chặt chẽ.
+ Sai lầm thứ 2 là khi phân biệt tốc độ và vận tốc tức thời. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là do trong cuộc sống, nhiều người không phân biệt được hai khái niệm này hoặc có phân biệt được thì do thói quen đều gọi chung là “vận tốc”.
Điều này dẫn đến việc hình thành một quan niệm không chuẩn đối với học sinh và dẫn đến việc các em cũng vận dụng quan niệm không đúng vào bài tập.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC
(Kèm theo Công văn số /BGDĐT-GDTrH ngày tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

Trường:THPT A
Tổ:KHTN
Họ và tên giáo viên:
Đinh Thị Thùy Linh


TÊN BÀIDẠY: Chuyển động ném xiên
Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật Lí Lớp:10A
Thời gian thực hiện: 2

I. Mục tiêu
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:
a/ Kiến thức:
 - Diễn đạt được các khái niệm: phân tích chuyển động, chuyển động thành phần, chuyển động tổng hợp.
  -  Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động  ném xiên.
  - Nêu được một vài đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném xiên.
b/ Kĩ năng:
- Chọn hệ toạ độ thích hợp nhất cho việc phân tích chuyển động ném xiênthành hai chuyển động thành phần.
  - Áp dụng định luật II Niu-tơn để lập các phương trình cho hai chuyển động thành phần của chuyển động ném xiên.
2.Năng lực:
  - Tổng hợp hai chuyển động thành phần để được chuyển động tổng hợp (chuyển động thực).
  - Vẽ được (một cách định tính) quỹ đạo parabol của một vật bị ném xiên.
3. Phẩm chất:
- Có niềm tin, gần gũi với vật lí học. Thích thú môn học, say mê tìm hiểu khoa học;
  - Hiểu được chân lí: Cơ sở của Vật Lí là thực nghiệm, Vật Lí lí thuyết và Vật Lí thực nghiệm gắn liền với nhau, học đi đôi với hành.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án, các thí nghiệm ảo, hình ảnh phong phú về chuyển động ném xiên.
- Chuẩn bị bài tập áp dụng.
2. Học sinh:
- Tìm các ví dụ thực tiễn liên quan đến ném xiên.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1:Khảo sát chuyển động ném xiên
a) Mục tiêu:
- Xác định được hình dạng của vật bị ném xiên.
- Xác định được tính chất chuyển động khi vật bị ném xiên
b) Hoạt động của học
nguon VI OLET